Trắc nghiệm Lịch Sử 12 Bài 13: Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ năm 1925 đến năm 1930 (phần 2)
Trắc nghiệm Lịch Sử 12 Bài 13: Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ năm 1925 đến năm 1930 (phần 2) Câu 26. Báo Búa Liềm là cơ quan ngôn luận của tổ chức Đảng nào ? Quảng cáo A. An Nam Cộng sản đảng. B. Đông Dương Cộng sản liên đoàn. C. Đông Dương ...
Trắc nghiệm Lịch Sử 12 Bài 13: Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ năm 1925 đến năm 1930 (phần 2)
Câu 26. Báo Búa Liềm là cơ quan ngôn luận của tổ chức Đảng nào ?
A. An Nam Cộng sản đảng.
B. Đông Dương Cộng sản liên đoàn.
C. Đông Dương Cộng sản đảng.
D. Việt Nam Quốc dân đảng.
Câu 27. Ai trong số sau không nằm trong số các đảng viên của chi bộ Cộng sản đầu tiên ở Việt Nam ?
A. Đỗ Ngọc Du. B. Nguyễn Đức Cảnh.
C. Ngô Gia Tự. D. Lê Hữu Cảnh.
Câu 28. Sự ra đời của 3 tổ chức Cộng sản ở Việt Nam năm 1929 đã khẳng định điều gì ?
A. Hệ tư tưởng cộng sản đã giành được ưu thế trong phong trào dân tộc Việt Nam.
B. Những điều kiện để thành lập Đảng Cộng sản đã hoàn toàn chín muồi trên phạm vi cả nước.
C. Sự trưởng thành vượt bậc của giai cấp công nhân Việt Nam.
D. Tất cả các ý trên.
Câu 29. Đông Dương Cộng sản liên đoàn được thành lập trên cơ sở nào ?
A. Một bộ phận tích cực trong tổ chức Việt Nam Quốc dân đảng.
B. Một bộ phận đảng viên tiên tiến của An Nam Cộng sản đảng.
C. Một bộ phận tiên tiến ở Nam kỳ và Trung Quốc của Việt Nam Cách mạng Thanh niên.
D. Một bộ phận tiên tiến của Tân Việt Cách mạng đảng.
Câu 30. Thành phần chủ yếu của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên trong thời kì đầu mới thành lập?
A. Công nhân.
B. Nông dân.
C. Tư sản dân tộc.
D. Trí thức tiểu tư sản.
Câu 31. Ý nghĩa của Hội nghị hợp nhất 3 tổ chức cộng sản ở Việt Nam (1930) là:
A. Hội nghị mang tầm vóc là một đại hội thành lập Đảng.
B. Hội nghị đánh dấu sự thống nhất 3 tổ chức cộng sản đã hoàn thành trên thực tế.
C. Hội nghị khẳng định giai cấp công nhân Việt Nam đã trường thành, hoàn toàn đủ năng lực lãnh đạo cách mạng Việt Nam.
D. Tất cả các ý trên.
Câu 32. Sự kiện nào đánh dấu phong trào công nhân Việt Nam đã trở thành “tự giác hoàn toàn” ?
A. Thành lập Công hội.
B. Đấu tranh của công nhân Ba Son.
C. Phong trào vô sản hóa.
D. Đảng Cộng sản Việt Nam thành lập.
Câu 33. Ba tổ chức cộng sản đã hoàn thành việc hợp nhất trên thực tế khi nào ?
A. 7/2/1930. B. 15/2/1930.
C. 20/2/1930. D. 24/2/1930.
Câu 34. Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam gồm có những văn kiện nào ?
A. Luận cương, Sách lược vắn tắt, Điều lệ vắn tắt, Lời kêu gọi nhãn dịp thành lập Đàng.
B. Chính cương vắn tắt, Điều lệ vắn tắt, Sách lược vắn tắt, Lời kêu gọi quốc dân.
C. Luận cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt, Điều lệ, Lời kêu gọi nhân dịp thành lập Đảng.
D. Chính cương vắt tắt, Sách lược vắn tắt, Điều lộ vắn tắt, Lời kêu gọi nhân dịp thành lập Đảng.
Câu 35. Ai là người nằm trong Ban Chấp hành Trung ương lâm thời của Đảng Cộng sản Việt Nam ?
A. Nguyễn Đức Cảnh. B. Trịnh Đình Cửu.
C. Đỗ Ngọc Du. D. Châu Văn Liêm.
Câu 36. Ngày 3/2 chính thức trở thành ngày kỉ niệm thành lập Đảng từ khi nào ?
A. 1935. B. 1945. C. 1954. D. 1960.
Câu 37. Sau khi 3 tổ chức cộng sản ra đời năm 1929, tình hình cách mạng Việt Nam như thế nào ?
A. Đứng trước nguy cơ chia rẽ về tổ chức, lực lượng.
B. Cuộc đấu tranh để lựa chọn con đường cách mạng tư sản hay vô sản tiếp diễn phức tạp hơn trước.
C. Quần chúng hoang mang, dao động, không tin tưởng vào cách mạng vô sản.
D. Tất cả các ý trên.
Câu 38. Điền thêm từ còn thiếu trong câu sau: “ Đường lối chiến lược cách mạng của Đáng là tiến hành tư sản dân quyền cách mạng và... cách mạng để đi tới xã hội ...”.
A. Vô sản, cộng sản. B. Thổ địa, cộng sản.
C. Thổ địa, chủ nghĩa. D. Vô sản, chủ nghĩa.
Câu 39. Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng đã xác định nhiệm vụ của cách mạng Việt Nam là gì ?
A. Đánh đổ đế quốc Pháp, làm cho Việt Nam hoàn toàn độc lập.
B. Đánh đổ vua quan phong kiến, tư sản phản cách mạng.
C. Thành lập chính phủ công nông binh chính phủ công nông, quân độc công nông, tiến hành cách mạng thổ địa.
D. Tất cả các ý trên.
Câu 40. Sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam tháng 2/1930 đã chấm dứt tình trạng gì của cách mạng Việt Nam ?
A. Khủng hoảng giai cấp lãnh đạo cách mạng Việt Nam.
B. Khủng hoảng đường lối cách mạng Việt Nam.
C. Cuộc đấu tranh để lựa chọn một trong hai con đường : cách mạng tư sản hay vô sản.
D. Tất cả các ý trên.
Câu 41. Vừa về tới Quảng Châu (Trung Quốc) và trước khi thành lập Hội Việt Nam cách mạng thanh niên, Nguyễn Ái Quốc đã thành lập tổ chức chính trị nào?
A. Hội Liên hiệp thuộc địa.
B. Hội liên hiệp các dân tộc bị áp bức ở Á Đông.
C. Việt Nam Nghĩa đoàn.
D. Cộng sản đoàn.
Câu 42. Hãy nêu rõ thành phần và địa bàn hoạt động của Tân Việt cách mạng Đảng?
A. Công nhân và nông dân, hoạt động ở Trung kỳ.
B. Tư sản dân tộc, công nhân, hoạt động ở Bắc Kì.
C. Trí thức trẻ và thanh niên tiểu tư sản, hoạt động ở Trung Kì.
D. Tất cả các giai cấp và tầng lớp, hoạt động ở Nam Kì.
Câu 43. Tân Việt Cách mạng Đảng đã phân hoá như thế nào dưới tác động của Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên?
A. Một số đảng viên tiên tiến chuyển sang Hội Việt Nam Cách mạng.
B. Một số tiên tiến còn lại tích cực chuẩn bị tiến tới thành lập một chính đảng kiểu mới theo chù nghĩa Mác - Lênin.
C. Một số gia nhập vào Việt Nam Quốc dân đảng.
D. Câu A và B đúng.
Câu 44. Việt Nam Quốc dân đảng được thành lập vào năm nào? Địa bàn hoạt động chính ở đâu?
A. 25 - 12 - 1925, địa bàn hoạt động chủ yêu ở Bắc Kì.
B. 25 - 12 - 1926, địa bàn hoạt dộng chủ yếu ở Trung Kì.
C. 25 - 12 - 1927, địa bàn hoạt động chủ yếu ở Bắc Kì.
D. 25 - 12 - 1927, địa bàn hoạt động chủ yếu ở Trung Kì.
Câu 45. Việt Nam Quốc dân đảng là một đảng chính trị theo xu hướng nào?
A. Dân chủ vô sản.
B. Dân chủ tư sản.
C. Dân chủ tiểu tư sản.
D. Dân chủ vô sản và tư sản.
Câu 46. Mục tiêu của Việt Nam Quốc dân đảng là gì?
A. Đánh đuổi thực dân Pháp, xoá bỏ ngôi vua.
B. Đánh đuổi thực dân Pháp, thiết lập dân quyền.
C. Đánh đuổi giặc Pháp, đánh đổ ngôi vua, thiết lập dân quyền.
D. Đánh đổ ngôi vua, đánh đuổi giặc Pháp, lập nên nước Việt Nam độc lập.
Câu 47. Cuộc khởi nghĩa của Việt Nam Quốc dân đảng nổ ra đêm 9-2 1930 ở Yên Bái, sau đó nổ ra ở các tỉnh nào?
A. Ở Phú Thọ, Hải Dương, Hà Tĩnh.
B. Ở Hòa Bình, Lai Châu, Sơn La.
C. Ở Vĩnh Yên, Phúc Yên, Yên Thế.
D. Ở Phú Thọ, Hải Dương, Thái Bình.
Câu 48. Khởi nghĩa Yên Bái (9 - 2 - 1930) thất bại do nguyên nhân khách quan nào?
A. Giai cấp tư sản dân tộc lãnh đạo.
B. Tổ chức Việt Nam Quốc dân đảng còn non yếu.
C. Khởi nghĩa nổ ra hoàn toàn bị động.
D. Đế quốc Pháp còn quá mạnh.
Câu 49. Quá trình phân hoá của Hội việt Nam Cách mạng Thanh niên đã dẫn đến sự thành lập của tổ chức Cộng sàn nào trong năm 1929 ?
A. Đông Dương Cộng sản Đảng, An Nam Cộng sản Đảng.
B. Đông Dương cộng sàn, An Nam Công sàn Đàng và Đông Dương Cộng sản Liên đoàn.
C. Đông Dương Cộng sàn Đàng, Đông Dương cộng sân Liên đoàn.
D. An Nam Cộng sàn Đảng, Đông Dương cộng sản Liên đoàn.
Câu 50. Báo "Búa liềm" là cơ quan ngôn luận của tổ chức cộng sán nào được thành lập năm 1929 ở Việt Nam?
A. Đông Dương Cộng sản Liên đoàn.
B. Đông Dương Cộng sản Đảng.
C. An Nam Cộng sản Đảng.
D. Đông Dương Cộng sản Đảng và An Nam Cộng sản Đảng.
Đáp án
Câu | 21 | 22 | 23 | 24 | 25 |
Đáp án | d | b | b | c | a |
Câu | 26 | 27 | 28 | 29 | 30 |
Đáp án | c | d | d | d | d |
Câu | 31 | 32 | 33 | 34 | 35 |
Đáp án | a | d | d | d | b |
Câu | 36 | 37 | 38 | 39 | 40 |
Đáp án | d | a | b | d | d |
Câu | 41 | 42 | 43 | 44 | 45 |
Đáp án | d | c | d | c | b |
Câu | 46 | 47 | 48 | 49 | 50 |
Đáp án | c | d | d | a | b |
Tham khảo các Bài tập trắc nghiệm Lịch sử 12