22/09/2018, 19:25

Trắc nghiệm Lịch Sử 11 Bài 21: Phong trào yêu nước chống Pháp của nhân dân ta cuối thế kỉ XIX (phần 3)

Trắc nghiệm Lịch Sử 11 Bài 21: Phong trào yêu nước chống Pháp của nhân dân ta cuối thế kỉ XIX (phần 3) Câu 17. Cao Thắng có vai trò như thế nào trong khởi nghĩa Hương Khê? Quảng cáo A. Chiêu tập binh sĩ, trang bị và huấn luyện quân sự B. Xây dựng căn cứ ...

Trắc nghiệm Lịch Sử 11 Bài 21: Phong trào yêu nước chống Pháp của nhân dân ta cuối thế kỉ XIX (phần 3)

Câu 17. Cao Thắng có vai trò như thế nào trong khởi nghĩa Hương Khê?

Quảng cáo

A. Chiêu tập binh sĩ, trang bị và huấn luyện quân sự

B. Xây dựng căn cứ thuộc vùng rừng núi các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình

C. Chiêu tập binh sĩ, trang bị và huấn luyện quân sự, xây dựng căn cứ, nghiên cứu chế tạo thành công súng trường theo mẫu của Pháp

D. Chuẩn bị lực lượng và vũ khí cho khởi nghĩa

Câu 18. Giai đoạn từ 1885 đến năm 1888, nghĩa quân Hương Khê tập trung thực hiện nhiệm vụ chủ yếu gì?

Quảng cáo

A. Tập trung lực lượng đánh thực dân Pháp

B. Chuẩn bị lực lượng, xây dựng cơ sở chiến đấu

C. Xây dựng hệ thống chiến lũy để chiến đấu

D. Chặn đánh các đoàn xe vận tải của thực dân Pháp

Câu 19. Giai đoạn từ 1888 đến năm 1896, nghĩa quân Hương Khê tập trung thực hiện nhiệm vụ gì?

A. Tập trung lực lượng đánh Pháp

B. Chuẩn bị lực lượng, xây dựng cơ sở chiến đấu của nghĩa quân

C. Xây dựng hệ thống chiến lũy để chiến đấu

D. Chiến đấu quyết liệt

Quảng cáo

Câu 20. Cuộc khởi nghĩa vũ trang lớn và kéo dài nhất trong phong trào chống Pháp cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX là

A. Khởi nghĩa Hương Khê

B. Khởi nghĩa Yên Thế

C. Khởi nghĩa ở vùng Tây Bắc và hạ lưu sông Đà

D. Khởi nghĩa của đồng bào Tây Nguyên

Câu 21. Nông dân Yên Thế đứng lên chống Phấp vì

A. Hưởng ứng chiếu Cần vương

B. Chống lại chính sách cướp bóc, bình địn của thực dân Pháp, bảo vệ cuộc sống

C. Phản ứng trước hành động đầu hàng thực dân Pháp của triều đình

D. Gồm tất cả những nguyên nhân trên

Câu 22. Lực lượng tham gia đông đảo nhất trong khởi nghĩa Yên Thế là

A. Công nhân       B. Nông dân

C. Các dân tộc sống ở miền núi       D. Nông dân và công nhân

Câu 23. Đến năm 1891, từ Yên Thế, nghĩa quân đã mở rộng hoạt động sang vùng nào?

A. Yên Lễ, Mục Sơn, Nhã Nam, Hữu Thượng

B. Phủ Lạng Thương

C. Tiên Lữ (Hưng Yên)

D. Hà Tĩnh, Nghệ An, Thanh Hóa, Hưng Yên, Hải Dương

Câu 24. Trong giai đoạn từ năm 1893 đến năm 1897, lãnh tụ tối cao của khởi nghĩa Yên Thế là

A. Đề Nấm       B. Đề Thám

C. Nguyễn Trung Trực       D. Phan Đình Phùng

Câu 25. Điểm khác của khởi nghĩa Yên Thế so với các cuộc khởi nghĩa trong phong trào Cần vương là

A. Hưởng ứng chiếu Cần vương

B. Chống thực dân Pháp, chống triều đình nhà Nguyễn

C. Là phong trào nông dân chống Pháp, không thuộc phạm trù phong trào Cần vương

D. Phản ứng trước hành động đầu hàng thực dân Pháp của triều đình

Đáp án

Câu 17 18 19 20 21
Đáp án C B D B B
Câu 22 23 24 25
Đáp án B B B C

Tham khảo các Bài tập trắc nghiệm Lịch Sử 11 | Câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử 11

Trần Bảo Ngọc

227 chủ đề

44292 bài viết

0