Trắc nghiệm Lịch Sử 10 Bài 27: Quá trình dựng nước và giữ nước (phần 3)
Trắc nghiệm Lịch Sử 10 Bài 27: Quá trình dựng nước và giữ nước (phần 3) Câu 21. “An Nam tứ đại khí” bao gồm Quảng cáo A. Vạc Phổ Minh, tượng phật chùa Quỳnh Lâm, tháp Báo Thiên, chuông Quy Điền B. Vạc Phổ Minh, tượng phật chùa Quỳnh Lâm, tháp Báo ...
Trắc nghiệm Lịch Sử 10 Bài 27: Quá trình dựng nước và giữ nước (phần 3)
Câu 21. “An Nam tứ đại khí” bao gồm
A. Vạc Phổ Minh, tượng phật chùa Quỳnh Lâm, tháp Báo Thiên, chuông Quy Điền
B. Vạc Phổ Minh, tượng phật chùa Quỳnh Lâm, tháp Báo Thiên, chùa Một Cột
C. Vạc Phổ Minh, tượng phật chùa Quỳnh Lâm, tháp Bình Sơn, chuông Quy Điền
D. Vạc Phổ Minh, tượng phật A Di Đà, tháp Báo Thiên, chuông Quy Điền
Câu 22. Người được coi là ông tổ của ngành sử học Việt Nam là
A. Ngô Sĩ Liên
B. Lê Văn Hưu
C. Trần Quốc Tuấn
D. Nguyễn Trãi
Câu 23. Nền văn minh Đại Việt chịu ảnh hưởng của nền văn hóa
A. Trung Quốc B. Ấn Độ
C. Champa D. Dân gian
Câu 24. Để xây dựng nền văn hóa mang bản sắc riêng của dân tộc, cha ông ta đã sáng tạo ra chữ Nôm. Vậy, chữ Nôm là
A. Sự tổng hợp của các chữ viết du nhập nước ta
B. Sự cải biến từ chữ Hán
C. Sự pha trộn giữa chữ Hán của Trung Hoa và chữ Phạn của Ấn Độ
D. Sự độc lập, sáng tạo của dân tộc ta
Câu 25. Chế độ phong kiến Việt Nam lâm vào tình trạng khủng hoảng trầm trọng vào thời gian nào?
A. Đầu thế kỉ XVI
B. Đầu thế kỉ XVII
C. Đầu thế kỉ XVIII
D. Giữa thế kỉ XVIII
Câu 26. Trong thời kì đất nước bị chia cắt (từ nửa đầu thế kỉ XVI đến cuối thế kỉ XVIII), tồn tại các chính quyền là
A. Vua Lê, chúa Trịnh
B. Vua Lê, chúa Trịnh và chúa Nguyễn
C. Nam triều – Bắc triều; vua Lê, chúa Trịnh (Đàng Ngoài) và chúa Nguyễn (Đàng Trong)
D. Vua Lê, chúa Trịnh, chúa Nguyễn và Tây Sơn
Câu 27. Đặt nền móng cho sự thống nhất đất nước sau gần hai thế kỉ bị chia cắt là
A. Vua Lê, chúa Trịnh
B. Chúa Nguyễn
C. Phong trào Tây Sơn
D. Nhà Nguyễn
Câu 28. Từ triều địa nào lãnh thổ Việt Nam được mở rộng và hoàn chỉnh như ngày nay?
A. Lý – Trần B. Lê sơ
C. Nguyễn D. Tây Sơn
Câu 29. Từ thế kỉ X đến nửa đầu thế kỉ XIX, dân tộc ta đã bao nhiêu lần phải đương đầu với giặc xâm lược ?
A. 3 lần B. 4 lần
C. 6 lần D. 8 lần
Câu 30. Nguyên nhân nào là quan trọng nhất quyết định thắng lợi của cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông – Nguyên của nhà Trần và trở thành bài học quan trọng bậc nhất trong công cuộc dựng nước và giữ nước?
A. Tích cực chủ động chuẩn bị đối phó với giặc
B. “biết lấy ít địch nhiều, lấy yếu đánh mạnh”
C. Xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân
D. Thực hiện chủ trương “vườn không, nhà trống”
Câu 31. Ý nào không phản ánh đúng đặc điểm nổi bật của các cuộc đấu tranh chống ngoại xâm từ thế kỉ X đến thế kỉ XIX?
A. Chủ yếu là chống lại sự xâm lược của các triều địa phong kiến phương Bắc
B. Đều kết thúc bằng một trận quyết chiến chiến lược, đạp tan ý đồ xâm lược của kẻ thù
C. Đều là các cuộc kháng chiến bảo vệ nền độc lập dân tộc
D. Nhân đạo, hòa hiếu đối với kẻ xâm lược bại trận là một trong những nét nổi bật
Đáp án
Câu | 21 | 22 | 23 | 24 | 25 | 26 |
Đáp án | A | B | A | B | D | C |
Câu | 27 | 28 | 29 | 30 | 31 | |
Đáp án | C | C | D | C | C |
Tham khảo các Bài tập trắc nghiệm Lịch Sử 10