Câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử lớp 12: Bài 17 - Nước Việt Nam dân chủ cộng hòa từ sau ngày 2-9-1945 đến trước 19-12-1946
Câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử lớp 12: Bài 17 - Nước Việt Nam dân chủ cộng hòa từ sau ngày 2-9-1945 đến trước 19-12-1946 Bài tập trắc nghiệm môn Lịch sử 12 có đáp án Câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử lớp 12: Bài 17 ...
Câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử lớp 12: Bài 17 - Nước Việt Nam dân chủ cộng hòa từ sau ngày 2-9-1945 đến trước 19-12-1946
Câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử lớp 12: Bài 17
Câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử lớp 12: Bài 17 - Nước Việt Nam dân chủ cộng hòa từ sau ngày 2-9-1945 đến trước 19-12-1946. Tài liệu giúp các bạn học sinh lớp 12 nắm chắc được kiến thức bài 17 SGK Lịch sử lớp 12. Mời các bạn cùng tham khảo để ngày càng học tập tốt hơn và đạt được kết quả cao trong các kì thi.
I. NHẬN BIẾT
Câu 1: Thuận lợi cơ bản của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 là gì?
A. Dân ta có truyền thống yêu nước, đoàn kết, Đảng ta được tôi luyện và có lãnh tụ thiên tài
B. Chủ nghĩa xã hội dần trở thành hệ thống thế giới
C. Phong trào đấu tranh đòi dân chủ ở các nước phát triển
D. Phong trào giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa, phụ thuộc lên cao
Câu 2: Tình hình tài chính của nước ta sau thắng lợi của Cách mạng tháng Tám như thế nào?
A. Ngân sách nhà nước hầu như trống rỗng
B. Nền tài chính quốc gia bước đầu được xây dựng
C. Bị quân Trung Hoa Dân quốc thao túng, chi phối
D. Lệ thuộc vào các ngân hàng của Pháp và Nhật
Câu 3: Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, quân đội nước nào sẽ vào nước ta theo quyết định của Đồng Minh?
A. Quân Anh, quân Mĩ
B. Quân Pháp, quân Trung Hoa Dân quốc
C. Quân Anh, quân Pháp
D. Quân Trung Hoa Dân quốc, quân Anh
Câu 4: Sau Cách mạng tháng Tám, cuộc đấu tranh của Đảng và Chính phủ ta để thực hiện
A. độc lập - chủ quyền - thống nhất
B. thống nhất – độc lập – chủ quyền
C. giải phóng dân tộc
D. hòa bình- thống nhất tổ quốc
Câu 5: Để giải quyết nạn dốt ngay sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã kí sắc lệnh thành lập
A. hũ gạo cứu đói
B. ty bình dân học vụ
C. nha bình dân học vụ
D. cơ quan Giáo dục quốc gia
Câu 6: Theo quyết định của Đồng Minh, quân Anh sẽ giải giáp quân đội phát xít Nhật ở Đông Dương từ
A. phía bắc Vĩ tuyến 16
B. phía nam Vĩ tuyến 16
C. phía bắc Vĩ tuyến 17
D. phía namVĩ tuyến 17
Câu 7: Nước nào đã giúp đỡ Pháp quay trở lại xâm lược nước ta lần thứ hai vào 9-1945?
A. Anh B. Tây Ban Nha
C. Trung Quốc D. Bồ Đào Nha
Câu 8: Quân dân ta mở đầu cho đấu tranh chống Pháp trở lại xâm lược 1945 ở đâu?
A. Tây Nguyên B. Nam trung Bộ
C. Nam Bộ D. Sài Gòn – Chợ Lớn
Câu 9. Với danh nghĩa quân đồng minh vào giải giáp quân đội Nhật, quân Trung Hoa Dân quốc không dám.........., mà dùng bọn tay sai phá hoại cách mạng nước ta từ bên trong.
A. ra mặt công khai B. dùng vũ lực
C. mạnh tay với ta D. hợp tác với Pháp
Câu 10: Sự kiện nào đánh dấu Pháp trở lại xâm lược nước ta lần thứ hai ?
A. Ngày 2 - 9 -1945, khi nhân dân Sài Gòn-Chợ Lớn tổ chức mít tinh chào mừng ngày độc lập, thực dân Pháp xả súng bắn làm cho 47 người chết, và nhiều người bị thương.
B. Ngày 23 - 9 - 1945, thực dân Pháp đánh úp trụ sở Ủy ban nhân dân Nam Bộ và cơ quan tự vệ thành phố Sài Gòn.
C. Ngày 17- 11- 1946, thực dân Pháp đánh chiếm Hải Phòng.
D. Ngày 18 - 12 - 1946, thực dân Pháp gửi tối hậu thư yêu cầu Chính phủ ta giải tán lực lượng vũ trang, giao quyền kiểm soát thủ đô Hà Nội cho chúng
Câu 11: Tạm ước 14 - 9 - 1946, ta nhân nhượng cho Pháp quyền lợi trên lĩnh vực nào nào?
A. Một số quyền lợi về kinh tế và văn hóa.
B. Châp nhận cho Pháp đưa 15.000 quân ra Bắc thay quân Trung Hoa Dân quốc
C. Một số quyền lợi về chính trị, quân sự.
D. Một số quyền lợi về kinh tế và quán sự.
Câu 12. Nội dung thứ hai của Hiệp định Sơ bộ ngày 6 - 3 - 1946 mà Chính phủ ta kí với Pháp là gì?
A. Pháp công nhận nước Việt Nam dân chủ cộng hòa là một quốc gia tự do, có Chính phủ, Nghị viện, quân đội và Tài chính riêng là thành viên của Liên bang Đông Dương nằm trong khối Liên Hiệp Pháp.
B. Chính phủ Việt Nam thỏa thuận cho 15.000 quân Pháp ra miền Bắc thay quân Trung Hoa Dân quốc giải giáp quân Nhật, và số quân này sẽ rút dần trong thời hạn 5 năm.
C. Hai bên ngừng xung đột ở miền Nam,
D. Tạo thuận lợi đi đến đàm phán chính thức
II. THÔNG HIỂU
Câu 13: Nội dung nào phản ánh đầy đủ những khó khăn cơ bản của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa sau Cách mạng tháng Tám năm 1945?
A. Nạn đói, nạn dốt, hạn hán, lũ lụt
B. Sự chống phá của bọn phản cách mạng Việt Quốc, Việt Cách
C. Quân Pháp tấn công ở Nam Bộ
D. Nạn đói, nạn dốt, khó khăn về tài chính, thù trong giặc ngoài.
Câu 14: Để củng cố chính quyền dân chủ nhân dân, ngay sau Cách mạnh tháng Tám năm 1945 thành công, Đảng, Chính phủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã
A. thành lập “Nha bình dân học vụ”
B. phát động phong trào “nhường cơm sẻ áo”
C. thành lập các đoàn quân “Nam tiến”
D. tiến hành Tổng tuyển cử bầu Quốc Hội trên cả nước
Câu 15: Nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng rối loạn tài chính của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa sau khi Cách mạng tháng Tám thành công?
A. Ta không giành được quyền kiểm soát ngân hàng Đông Dương
B. Ta không in được tiển riêng nên buộc phải chấp nhận đồng tiền mất giá “quan kim”, “quốc tệ” của Trung Hoa Dân quốc
C. Vì cách mạng và Chính phủ của ta còn yếu nên chưa in được tiền mới
D. Ta chưa in được tiền mới, không giành được quyền kiểm soát ngân hàng Đông Dương và buộc phải chấp nhận đồng tiền mất giá “quan kim”, “quốc tệ” cuarTrung Hoa Dân quốc
Câu 16: Chọn từ ngữ đúng nhất điền vào chỗ trống trong câu sau: “Một dân tộc……. là một dân tộc ……..” (Hồ Chí Minh):
A. ít học, dốt
B. dốt, yếu
C. không học tập, không thể làm chủ đất nước mình
D. không học tập, dốt
Câu 17: Nhiệm vụ cấp bách trước mắt của nước ta sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 là gì?
A. Xây dựng chính quyền cách mạng
B. Giải quyết nạn đói, nạn dốt và khó khăn về tài chính
C. Giải quyết nạ ngoại xâm và nội phản
D. Xây dựng chính quyền cách mạng, giải quyết nạn đói, nạn dốt và khó khăn về tài chính
Câu 18: Thắng lợi của cuộc Tổng tuyển cử ngày 6/1/1946 khẳng định vấn đề gì?
A. Đất nước đã vượt qua khó khăn thử thách
B. Xây dựng được chế độ mới hợp lòng dân, thể hiện tinh thần yêu nước và khối đoàn kết toàn dân
C. Chính quyền cách mạng đã thật sự vũng mạnh
D. Dân tộc Việt Nam đã có chính quyền riêng
Câu 19: Trước ngày 6-3-1946, Đảng, Chính phủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh thực hiện sách lược gì?
A. Hòa với Trung Hoa Dân quốc để đánh Pháp.
B. Hòa với Pháp để đuổi Trung Hoa Dân quốc,
C. Hòa với Pháp và Trung Hoa Dân quốc để chuẩn bị lực lượng.
D. Đánh Pháp, Trung Hoa Dân quốc kiên quyết bảo vệ nền độc lập
Câu 20: Vì sao Trung Hoa Dân quốc chấp nhận rút quân về nước đồng ý cho quân Pháp ra Bắc thay thế theo hiệp ước Pháp – Hoa (28-2-1946)?
A. Pháp nhượng cho Trung Hoa Dân quốc một số quyền lợi ở Trung Quốc và con đượng buôn bán Việt Nam với Trung Quốc
B. Trung Hoa Dân quốc gặp khó khăn ở Trung Quốc
C. Được chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hòa nhân nhượng cho một số quyền lợi về kinh tế
D. Được chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hòa nhân nhượng cho một số quyền lợi về chính trị
Câu 21: Tại sao ta chuyển từ chiến lược đánh Pháp sang chiến lược hòa hoàn nhân nhượng Pháp?
A. Vì Pháp được Anh hậu thuẫn.
B. Vì ta tránh tình trạng một lúc đối phó với nhiều kẻ thù.
C. Vì Pháp và Trung hoa dân quốc đã bắt tay cấu kết với nhau chống ta.
D. Vì Pháp được bọn phản động tay sai giúp đỡ.
Câu 22: Vì sao ta kí với Pháp Hiệp định sơ bộ 6-3-1946?
A. Lực lượng ta còn yếu so với Pháp, tránh đụng độ nhiều kẻ thù một lúc và gạt Trung Hoa Dân quốc.
B. Để Pháp công nhận nước Việt Nam dân chủ cộng hòa là một quốc gia tự do nằm trong khối liên hiệp Pháp.
C. Tranh thủ thời gian hoà hoãn củng cô và phát triển lực lượng cách mạng.
D. Để chuyển cở sở vật chất lên Việt Bắc chuẩn bị kháng chiến lâu dài
Câu 23: Điều khoản nào trong Hiệp định sơ bộ 6-3-1946 có lợi thực tế cho ta?
A. Pháp công nhận Việt Nam dân chủ cộng hoà là 1 quốc gia tự do nằm trong khối liên hiệp Pháp
B. Pháp công nhận ta có chính phủ, nghị viện, quân đội và tài chính riêng nằm trong khối Liên hiệp Pháp.
C. Chính phủ Việt Nam thoả thuận cho 15.000 quân Pháp vào miền Bắc thay quân trung hoa dân quốc
D. Hai bên thực hiện hiện ngừng bắn ngay ở Nam Bộ.
III. VẬN DỤNG THẤP
Câu 24: Trong các khó khăn mà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa phải đối mặt ngay sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 thì khó khăn nào là chính yếu nhất?
A. Nạn đói, nạn dốt
B. Khó khăn về tài chính
C. Sự chống phá của bọn phản cách mạng Việt Quốc, Việt Cách
D. Các thế lực ngoại xâm
Câu 25: Việc có tới hơn 90% cử tri đi bỏ phiếu trong cuộc Tổng tuyển cử bầu Quốc Hội đầu tiên đã thể hiện điều gì?
A. Phá vỡ âm mưu chống phá của kẻ thù
B. Sự ủng hộ, tin tưởng của nhân dân vào Đảng, chính quyền mới
C. Niềm tin của nhân dân còn hạn chế vì thiếu 10% cử tri
D. Sự ủng hộ, tin tưởng của nhân dân vào Đảng, chính quyền mới, đồng thời phá vỡ âm mưu chống phá của kẻ thù
Câu 26: Vì sao nói cuộc Tổng tuyển cử tháng 1/1946 là cuộc đấu tranh chính trị gay go, quyết liệt?
A. Vì lúc đó nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa gặp rất nhiều khó khăn về kinh tế-tài chính, một nửa đất nước đã có chiến tranh và nhân dân ta hầu hết mù chữ nên việc thực hiện quyền công dân rất khó khăn
B. Vì cuộc Tổng tuyển cử diễn ra trong điều kiện các thế lực đế quốc, tay sai ráo riết chống phá chính quyền cách mạng, chống lại độc lập, tự do của dân tộc ta
C. Vì lúc đó nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa gặp rất nhiều khó khăn về kinh tế-tài chính, các thế lực đế quốc, tay sai ráo riết chống phá chính quyền cách mạng
D. Vì nhân dân ta hầu hết mù chữ nên việc thực hiện quyền công dân rất khó khăn, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa gặp rất nhiều khó khăn về kinh tế-tài chính, một nửa đất nước đã có chiến tranh, các thế lực đế quốc, tay sai ráo riết chống phá chính quyền cách mạng, chống lại độc lập, tự do của dân tộc ta
Câu 27: Những biện pháp mà Đảng và Chính phủ đã thực hiện để giải quyết các khó khăn trước mắt của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ngay sau Cách mạng tháng Tám có ý nghĩa như thế nào đối với đất nước lúc này?
A. Đưa đất nước vượt qua khó khăn
B. Cổ vũ, động viên nhân dân bảo vệ chính quyền mới
C. Đưa đất nước vượt qua khó khăn, thể hiện tính ưu việt của chế độ mới, tăng cường sức mạnh đoàn kết dân tộc, làm cơ sở cho cuộc đấu tranh chống thù trong giặc ngoài
D. Đưa đất nước vượt qua khó khăn, Cổ vũ, động viên nhân dân bảo vệ chính quyền mới
Câu 28: Ý nghĩa chính trị của cuộc Tổng tuyển cử ngày 6/1/1946 và việc bầu cử Hội đồng nhân dân các cấp là
A. đưa đất nước thoát khỏi tình thế “ngàn cân treo sợi tóc”
B. tạo cơ sở pháp lí vững chắc cho quần chúng cách mạng, nâng cao uy tín của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa
C. khơi dậy và phát huy tinh thần yêu nước, tinh thần làm chủ đất nước, giáng một đòn vào âm mưu xuyên tạc, chia rẽ của kẻ thù đối với chế độ mới
D. tạo cơ sở pháp lí vững chắc cho quần chúng cách mạng, nâng cao uy tín của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, khơi dậy và phát huy tinh thần yêu nước, tinh thần làm chủ đất nước, giáng một đòn vào âm mưu xuyên tạc, chia rẽ của kẻ thù đối với chế độ mới
Câu 39: Kết quả của cuộc bầu cử Quốc Hội ngày 6/1/1946 được đánh giá là thắng lợi của
A. cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc.
B. cuộc đấu tranh giai cấp, đưa giai cấp vô sản lên cầm quyền.
C. cuộc đấu tranh chính trị và đấu tranh vũ trang khi Đảng ta chưa nắm chính quyền.
D. cuộc vận động chính trị nhưng cũng là thắng lợi của cuộc đấu tranh dân tộc và đấu tranh giai cấp.
Câu 30: Nguyên nhân chủ yếu nào làm cho Hội nghị Phôngtennơblô (Pháp) không đạt được kết quả như mong muốn?
A. Thực dân Pháp thực hiện âm mưu mở rộng và kéo dài chiến tranh xâm lược nước ta.
B. Thời gian đàm phán quá ngắn.
C. Ta chưa có kinh nghiệm trong đấu tranh ngoại giao.
D. Ta không có được sự ủng hộ của nhân dân trong nước và nhân dân các nước tiến bộ trên thế giới
Câu 31: Trong quá trình đấu tranh chống Trung Hoa Dân quốc và Pháp, Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh thực hiện nhiều biện pháp. Biện pháp nào sau đây được coi là “đau đớn” của ta ?
A. Để tay sai Trung Hoa Dân quốc được tham gia quốc hội và chính trị.
B. Đảng Cộng sản Đông Dương tuyên bô giải tán (11-11-1945) nhưng thực chất là rút vào hoạt động bí mật.
C. Nhận tiêu tiền “Quan kim” “Quốc tệ” của Trung Hoa Dân quốc
D. Kí hiệp định sơ bộ 6-3-1946, đồng ý cho Pháp ra miền Bắc thay thế Trung Hoa Dân quốc.
Câu 32: Lý do nào quan trọng nhất để Đảng chính phủ và Hồ Chí Minh lúc thì đánh Trung Hoa dân quốc hòa với Pháp, lúc thì hòa với Pháp đánh Trung Hoa Dân quốc?
A. Trung Hoa Dân quốc dùng bọ phản động trong nước làm tay sai
B. Lúc thì Pháp mạnh lúc thì Trung Hoa Dân quốc mạnh
C. Do chính quyền ta còn non yếu chưa thể cùng lúc đối phó với nhiều kẻ thù
D. Âm mưu của Pháp và Trung Hoa Dân quốc thay đổi theo thời gian nên ta thay đổi theo
Câu 33: Hiệp định Sơ bộ 6-3-1946 được kí kết trong mối tương quan lực lượng giữa ta với địch như thế nào?
A. Pháp thất thế trong hoạt động ngoại giao
B. Pháp thất thế so với ta trên chiến trường
C. ta yếu hơn địch
D. ta và địch có tương quan sức mạnh quân sự bằng nhau
Câu 34: Thành công bước đầu của lĩnh vực nào trong việc ta kí với Pháp hiệp định sơ bộ 6-3-1946?
A. Ngoại giao
B. Chính trị và ngoại giao
C. Quân sự và ngoại giao
D. Kinh tế và chính trị
Câu 35: Bốn ghế Bộ trưởng trong Chính phủ liên hiệp mà Quốc hội nước ta đã nhường cho phái thân Trung Hoa Dân quốc dó những bộ nào?
A. Ngoại giao, kinh tế, canh nông, xã hội.
B. Ngoại giao, kinh tế, giáo đục, xã hội.
C. Ngoại giao, giáo đục, canh nông, xã hội.
D. Kinh tế, giáo dục, canh nông, xã hội.
IV. VẬN DỤNG CAO
Câu 36: Trong các thế lực ngoại xâm đang vây quanh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ngay sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 thì nước nào sẽ là kẻ thù chính của nhân dân Việt Nam?
A. Trung Hoa Dân quốc
B. Pháp
C. Anh
D. Nhật
Câu 37: Tại sao nói Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là Nhà nước của dân, do dân, vì dân?
A. chính quyền nhà nước do dân bầu ra và phục vụ cho nhân dân
B. chính quyền nhà nước do dân bầu ra, nhân dân có ý thức, trách nhiệm xây dựng và bảo vệ chính quyền của mình
C. chính quyền phục vụ nhân dân và nhân dân bảo vệ chính quyền
D. chính quyền nhà nước do dân bầu ra và phục vụ cho nhân dân, nhân dân có ý thức, trách nhiệm xây dựng và bảo vệ chính quyền của mình
Câu 38: Ta chỉ chấp nhận đàm phán với pháp theo nguyên tắc
A. quyền dân tộc tự quyết
B. Pháp công nhận chính quyền hợp pháp của ta
C. hai bên thực hiện ngừng bắn
D. Pháp đóng quân ở nước ta chỉ là tạm thời
Câu 39: Mục đích quân Trung Hoa Dân quốc vào Việt Nam với danh nghĩa quân đồng minh với âm mưu
A. lật đổ chính quyền cách mạng, lập chính quyền tay sai
B. thay thực dân Pháp
C. giải giáp quân đội Nhật
D. phối hợp với Nhật giải quyết hậu quả của chiến tranh