Trắc nghiệm GDCD 10 Bài 7: Thực tiễn và vai trò của thực tiễn đối với nhận thức (phần 2)

Trắc nghiệm GDCD 10 Bài 7: Thực tiễn và vai trò của thực tiễn đối với nhận thức (phần 2) Câu 13. Quá trình hoạt động thực tiễn cũng đồng tời là quá trình phát triển và hoàn thiện Quảng cáo A. Phương thức sản xuất B. Phương thức kinh doanh C. Đời sống vật ...

Trắc nghiệm GDCD 10 Bài 7: Thực tiễn và vai trò của thực tiễn đối với nhận thức (phần 2)

Câu 13. Quá trình hoạt động thực tiễn cũng đồng tời là quá trình phát triển và hoàn thiện

Quảng cáo

A. Phương thức sản xuất

B. Phương thức kinh doanh

C. Đời sống vật chất

D. Đời sống tinh thần

Hiển thị đáp án

Đáp án: A

Câu 14. Mội dung nào dưới đây không thuộc hoạt động thực tiễn?

A. Hoạt động sản xuất của cải vật chất

B. Hoạt động chính trị xã hội

C. Hoạt động thực nghiệm khoa học

D. Trái Đất quay quanh mặt trời

Quảng cáo
Hiển thị đáp án

Đáp án: D

Câu 15. Ý kiến nào dưới đây đúng khi nói về thực tiễn?

A. Thực tiễn là toàn bộ hoạt động tinh thần

B. Thực tiễn là toàn bộ hoạt động vật chất

C. Thực tiễn chỉ là những hoạt động lao động

D. Thực tiễn chỉ là những hoạt động khách quan

Hiển thị đáp án

Đáp án: B

Câu 16. Việc làm nào dưới đây không phải là hoạt động sản xuất vật chất

A. Sáng tạo máy bóc hành tỏi

B. Nghiên cứu giống lúa mới

C. Chế tạo rô-bốt làm việc nhà

D. Quyên góp ủng hộ người nghèo

Quảng cáo
Hiển thị đáp án

Đáp án: D

Câu 17. Trường hợp nào dưới đây không phải là hoạt động chính trị - xã hội

A. ủng hộ đồng bào vùng lũ lụt

B. ủng hộ trẻ em khuyết tật

C. thăm viếng nghĩa trang liệt sĩ

D. trồng rau xanh cung ứng ra thị trường

Hiển thị đáp án

Đáp án: D

Câu 18. Hình thức hoạt động thực tiễn cơ bản và quan trọng nhất, quy định các hoạt động khác là hoạt động nào dưới đây?

A. Kinh doanh hàng hóa

B. Sản xuất vật chất

C. Học tập nghiên cứu

D. Vui chơi giải trí

Hiển thị đáp án

Đáp án: B

Câu 19. Nội dung nào dưới đây không phải là vai trò của thực tiễn đối với nhận thức?

A. Thực tiễn là cơ sở của nhận thức.

B. Thực tiễn quyết định toàn bộ nhận thức.

C. Thực tiễn là động lực của nhận thức.

D. Thực tiễn là tiêu chuẩn của nhận thức.

Hiển thị đáp án

Đáp án: B

Câu 20. Câu nào dưới đây thể hiện vai trò của thực tiễn là cơ sở của nhận thức?

A. Trăng quầng trời hạn, trăng tán trời mưa

B. Con hơn cha, nhà có phúc

C. Gieo gió gặt bão

D. Ăn cây nào rào cây ấy

Hiển thị đáp án

Đáp án: A

Câu 21. Câu nào dưới đây không thể hiện vai trò của thực tiễn đối với nhận thức?

A. Ếch kêu uôm uôm, ao chuôm đầy nước

B. Sao dày thì mưa, sao thưa thì nắng

C. Tháng bảy heo may chuồn chuồn bay thì bão

D. Cái rang cái tóc là vóc con người

Hiển thị đáp án

Đáp án: D

Câu 22. Câu nào dưới đây thể hiện thực tiễn là động lực của nhận thức?

A. Cái ló khó cái khôn

B. Con vua thì lại làm vua

C. Con hơn cha là nhà có phúc

D. Kiến tha lâu cũng đầy tổ

Hiển thị đáp án

Đáp án: A

Câu 23. Bác Hồ từng nói: “Lí luận mà không liên hệ với thực tiễn là lí luận suông”. Câu nói của Bác có nghĩa: thực tiễn là

A. Cơ sở của nhận thức

B. Động lực của nhận thức

C. Mục đích của nhận thức

D. Tiêu chuẩn của chân lí

Hiển thị đáp án

Đáp án: C

Câu 24. Câu nào dưới đây không nói về vai trò của thực tiễn đối với nhận thức?

A. Học đi đôi với hành

B. Đi một ngày đàng, học một sang khôn

C. Trăm hay không bằng tay quen

D. Dốt đến đâu học lâu cũng biết

Hiển thị đáp án

Đáp án: D

Đáp án

Câu 13 14 15 16 17
Đáp án A D B D D
Câu 18 19 20 21 22
Đáp án B B A D A
Câu 23 24
Đáp án C D

Tham khảo các Bài tập trắc nghiệm GDCD 10

0