Trắc nghiệm GDCD 10 Bài 13: Công dân với cộng đồng (phần 1)
Trắc nghiệm GDCD 10 Bài 13: Công dân với cộng đồng (phần 1) Câu 1. Toàn thể những người cùng chung sống, có những điểm giống nhau, gắn bó thành một khói trong sinh hoạt được gọi là Quảng cáo A. Cộng đồng. B. Tập thể. C. Dân cư. D. Làng xóm. ...
Trắc nghiệm GDCD 10 Bài 13: Công dân với cộng đồng (phần 1)
Câu 1. Toàn thể những người cùng chung sống, có những điểm giống nhau, gắn bó thành một khói trong sinh hoạt được gọi là
A. Cộng đồng. B. Tập thể.
C. Dân cư. D. Làng xóm.
Hiển thị đáp ánĐáp án: A
Câu 2. Tập thể nào dưới đây không phải là cộng đồng?
A. Nhân dân trong khu dân cư.
B. Người Việt Nam ở nước ngoài.
C. Tổ học tập.
D. Trường học.
Hiển thị đáp ánĐáp án: C
Câu 3. Cộng đồng là hình thức thể hiện các mối lien hệ và quan hệ xã hội
A. Của con người
B. Của đất nước
C. Của cán bộ, công chức.
D. Của tập thể người lao động.
Hiển thị đáp ánĐáp án: A
Câu 4. Mỗi người là một thành viên, một tế bào
A. Của cộng đồng
B. Của Nhà nước.
C. Của thời đại.
D. Của nền kinh tế đất nước.
Đáp án: A
Câu 5. Cá nhân có trách nhiệm thực hiện những nhiệm vụ mà cộng đồng giao phó, tuân thủ những quy đinh, những nguyên tắc
A. Của cuộc sống.
B. Của cộng đồng.
C. Của đất nước.
D. Của thời đại.
Hiển thị đáp ánĐáp án: B
Câu 6. Mỗi công dân cần có việc làm, hành vi nào dưới đây khi sống trong cộng đồng?
A. Sống không cần quan tâm đến cộng đồng.
B. Sống có trách nhiệm với cộng đồng.
C. Sống vô tư trong cộng đồng.
D. Sống giữ mình trong cộng đồng.
Hiển thị đáp ánĐáp án: B
Câu 7. Nhân nghĩa là lòng thương người và đối xử với người
A. Theo nguyên tắc.
B. Theo lẽ phải.
C. Theo tình cảm
D. Theo từng trường hợp.
Hiển thị đáp ánĐáp án: B
Câu 8. Nhân nghĩa thể hiện ở suy nghĩ, tình cảm và hành động cao đẹp của
A. Quan hệ giữa các tầng lớp nhân dân.
B. Quan hệ giữa người với người.
C. Quan hệ giữa các giai cấp khác nhau.
D. Quan hệ giữa các địa phương.
Hiển thị đáp ánĐáp án: B
Câu 9. Nhân nghĩa giúp cho cuộc sống của con người trở nên
A. Hoàn thiện hơn.
B. Tốt đẹp hơn
C. May mắn hơn.
D. Tự do hơn.
Hiển thị đáp ánĐáp án: B
Câu 10. Nhân nghĩa là truyền thống đạo đức cao đẹp của dân tộc ta, được hun đúc qua các thế hệ từ ngàn xưa cho đến ngày nay và ngày càng được
A. Ủng hộ.
B. Duy trì, phát triển
C. Bảo vệ.
D. Tuyên truyền sâu rộng.
Hiển thị đáp ánĐáp án: B
Câu 11. Biểu hiện nào dưới đây không phải là nhân nghĩa ?
A. Lòng thương người.
B. Giúp đỡ người khác lúc hoạn nạn, khó khăn.
C. Chỉ giúp đỡ người nào đã giúp đỡ mình.
D. Nhường nhịn người khác.
Hiển thị đáp ánĐáp án: C
Câu 12. Hành vi, việc làm nào dưới đây là biểu hiện của nhân nghĩa?
A. Yêu thương mọi người như nhau.
B. Không có chấp với người có lỗi lầm, biết hối cải.
C. Yêu ghét rõ rang.
D. Luôn nhường nhịn trong cuộc sống.
Hiển thị đáp ánĐáp án: B
Câu 13. Quan tâm, chia sẻ với những người xung quanh, trước hết là những người trong gia đình, thầy cô giáo, bạn bè, làng xóm láng giềng là biểu hiện của
A. Tình cảm. B. Nhân nghĩa.
C. Chu đáo. D. Hợp tác
Hiển thị đáp ánĐáp án: B
Câu 14. Tích cực tham gia các hoạt động “ Uống nước nhớ nguồn” và “ Đền ơn đáp nghĩa” là biểu hiện nào dưới đây về trách nhiệm của công dân với cộng đồng?
A. Lòng thương người.
B. Nhân nghĩa.
C. Biết ơn.
D. Nhân đạo.
Hiển thị đáp ánĐáp án: B
Đáp án
Câu | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 |
Đáp án | A | C | A | A | B |
Câu | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 |
Đáp án | B | B | B | B | B |
Câu | 11 | 12 | 13 | 14 | |
Đáp án | C | B | B | B |
Tham khảo các Bài tập trắc nghiệm GDCD 10