Trả lời câu hỏi Sử 11 Bài 4 trang 23
Bài 4: Các nước Đông Nam Á (Cuối thế kỉ XIX-đầu thế kỉ XX) (trang 23 sgk Lịch Sử 11): - Trình bày diễn biến chính các cuộc khởi nghĩa chống Thực dân Pháp của nhân dân Cam-pu-chia Trả lời: - Bối cảnh Cam-pu-chia giữa thế kỉ XIX + Trước khi bị Pháp xâm lược ...
Bài 4: Các nước Đông Nam Á (Cuối thế kỉ XIX-đầu thế kỉ XX)
(trang 23 sgk Lịch Sử 11): - Trình bày diễn biến chính các cuộc khởi nghĩa chống Thực dân Pháp của nhân dân Cam-pu-chia
Trả lời:
- Bối cảnh Cam-pu-chia giữa thế kỉ XIX
+ Trước khi bị Pháp xâm lược triều đình phong kiến Nô-rô-đôm suy yếu phải thần phục Thái Lan.
+ Năm 1863 Cam-pu-chia chấp nhận sự bảo hộ của Pháp. Năm 1884 Pháp gạt Xiêm, biến Cam-pu-chia thành thuộc địa của Pháp.
+ Ách thống trị của Pháp làm cho nhân dân Cam-pu-chia bất bình vùng dậy đấu tranh.
- Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân Cam – pu – chia được thể hiện ở ba cuộc khởi nghĩa sau:
Tên phong trào khởi nghĩa | Thời gian | Địa bàn hoạt động | Kết quả |
Khởi nghĩa Si-vô-tha | 1861-1892 | Tấn công U-đong và Phnôm Pênh | Thất bại |
Khởi nghĩa A-cha Xoa | 1863-1866 | Các tỉnh giáp biên giới Việt Nam, nhân dân. Châu đốc (Hà Tiên) ủng hộ A-cha-xoa chống Pháp | Thất bại |
Khởi nghĩa Pu-côm-bô | 1866-1867 | Lập căn cứ ở Tây Ninh (Việt Nam) sau đó tấn công về Cam-pu-chia kiểm soát Pa-man tấn công U-đong | Thất bại |
(trang 23 sgk Lịch Sử 11): - Nhân dân 2 nước Việt Nam và Cam-pu-chia đã đoàn kết chiến đấu như thế nào trong các cuộc khởi nghĩa của A-cha Xoa và Pu-côm-bô?
Trả lời:
- Cuộc khởi nghĩa của A-cha-xoa (1863-1866):
+ Diễn ra ở các tỉnh giáp với biên giới Việt Nam, đã gây cho thực dân Pháp nhiều tổn thất to lớn.
+ Nhân dân Việt Namgiúp đỡ A-cha-xoa chống Pháp.
+ Từ vùng núi Thất Sơn, A –cha-xoa lấy Châu Đốc, Hà Tiên làm bàn đạp tấn công quân Pháp ở Cam-pu-chia.
+ Biên giới Việt Nam-Cam-pu-chia trở thành vùng căn cứ cho cuộc khởi nghĩa của A-cha Xoa.
- Cuộc khởi nghĩa của Phu-côm-bô (1866-1867):
+ Năm 1866, Pu-côm-bô phát động cuộc khởi nghĩa chống Pháp và lập căn cứ ở Tây Ninh. Nghĩa quân gồm người Khơ-me, người Chăm, người X tiêng, người Kinh, Trương Quyền (con Trương Định) và Võ Duy Dương (Thiên hộ Dương) đã liên kết với nghĩa quân Pu-côm-bô đánh Pháp.
+ Khi lực lượng lớn mạnh, Pu-côm-bô tiến quân về nước, kiểm soát Pa-man, tấn công U-đông (17-12-1866). Nhân dân Việt Nam ở ba tỉnh miền Tây Nam Kì thường xuyên cung cấp lương thực, vũ khí cho nghĩa quân.
Ngày 3-12-1867, Pu-côm-bô hi sinh trong chiến đấu.
Tham khảo thêm các bài giải Lịch sử 11 Bài 4