Trả lời câu hỏi SGK Vật Lý 12 Bài 3
Bài 3: Con lắc đơn C1 trang 15 SGK: Chứng tỏ rằng đối với những góc lệch nhỏ hơn 20 o thì độ chênh lệch giữa sinα và α (rad) không đến 1%. Trả lời: Ta kiểm nghiệm với các góc lệch nhỏ bằng 20 o , ta có sinα ≈ α (rad) Do đó độ ...
Bài 3: Con lắc đơn
C1 trang 15 SGK: Chứng tỏ rằng đối với những góc lệch nhỏ hơn 20o thì độ chênh lệch giữa sinα và α (rad) không đến 1%.
Trả lời:
Ta kiểm nghiệm với các góc lệch nhỏ bằng 20o, ta có sinα ≈ α (rad)
Do đó độ chênh lệch giữa sinα và α là:
0,3491 – 0,3420 = 0,0071 = 0,7%
C2 trang 15 SGK: Có nhận xét gì về chu kì của con lắc đơn?
Trả lời:
Chu kì con lắc
Ta thấy chu kì T phụ thuộc vào chiều dài dây l và gia tốc trọng trường g.
T tỉ lệ với căn bậc hai của chiều dài l và tỉ lệ nghịch căn bậc hai của gia tốc trọng trường g.
T tăng khi chiều dài l tăng hoặc gia tốc trọng trường giảm
T giảm khi chiều dài l giảm hoặc gia tốc trọng trường tăng.
C3 trang 16 SGK: Hãy mô tả một cách định tính sự biến đổi năng lượng của con lắc, khi nó đi từ vị trí biên về vị trí cân bằng và khi nó đi từ vị trí cân bằng ra vị trí biên.
Trả lời:
Khi con lắc đi từ vị trí biên về vị trí cân bằng thì : s giảm (thế năng giảm), v tăng (động năng tăng).
- Tại vị trí cân bằng: s = 0 (thế năng bằng 0), v cực đại (động năng cực đại).
- Khi con lắc đi từ vị trí cân bằng đến vị trí biên: s tăng (thế năng tăng), v giảm (động năng giảm)
- Tại vị trí biên: s cực đại (thế năng cực đại), v = 0 (động năng bằng 0).
Vậy: Trong quá trình dao động đi từ vị trí biên đến vị trí cân bằng hay đi từ vị trí cân bằng đến vị trí biên, khi động năng tăng thì thế năng giảm và ngược lại.
Các bài giải bài tập Vật lý 12 bài 3 khác :