Trả lời câu hỏi SGK Vật Lý 10 Bài 21
Bài 21 : Chuyển động tịnh tiến của vật rắn. Chuyển động quay của vật rắn quanh một trục cố định C1 (trang 111 sgk Vật Lý 10): Chuyển động của những vật sau đây có phải là chuyển động tịnh tiến không? Tại sao? - Chuyển động của bè nứa trên một đoạn sông thẳng. - Chuyển động của ...
Bài 21 : Chuyển động tịnh tiến của vật rắn. Chuyển động quay của vật rắn quanh một trục cố định
C1 (trang 111 sgk Vật Lý 10): Chuyển động của những vật sau đây có phải là chuyển động tịnh tiến không? Tại sao?
- Chuyển động của bè nứa trên một đoạn sông thẳng.
- Chuyển động của người ngồi trong chiếc đu đang quay (Hình 21.3).
Trả lời:
- Chuyển động của bè nứa trên sông là chuyển động tịnh tiến thẳng.
- Chuyển động của lồng (ghế ngồi) của người ngồi trong chiếc đu đang quay là chuyển động tịnh tiến cong.
Vì nó thỏa mãn định nghĩa chuyển động tịnh tiến: chuyển động trong đó đường thẳng nối hai điểm bất kì của vật luôn song song với chính nó.
C2 (trang 112 sgk Vật Lý 10): Tại sao khi hai vật có trọng lượng bằng nhau thì ròng rọc vẫn đứng yên sau khi thả tay?
Trả lời:
Tổng momen lực tác dụng lên ròng rọc:
M1 + (- M2) = (T1 – T2)R
Nếu hai vật có trọng lượng bằng nhau
=> T1 = T2
=> Tổng momen lực bằng không, hay ròng rọc nằm cân bằng.
C3 (trang 113 sgk Vật Lý 10): Đo thời gian chuyển động của vật 1 cho đến khi chạm sàn (gọi là to).
Trả lời:
Học sinh dùng đồng hồ đo thời gian chuyển động của vật 1 cho đến khi chạm sàn ứng với độ cao h của 1 vật cho trước.
C4 (trang 113 sgk Vật Lý 10): Đo thời gian chuyển động t1 của một vật cho tới khi chạm sàn. So sánh t1 với to rồi rút ra kết luận về mức quán tính của vật.
Trả lời:
Nếu t1 < to thì tốc độ góc của ròng rọc tăng nhanh hơn ứng với khối lượng của ròng rọc nhỏ hơn.
C5 (trang 113 sgk Vật Lý 10): Đo thời gian chuyển động t2 của vật 1 cho tới khi chạm sàn, so sánh với to để rút ra kết luận về mức quán tính của vật.
Trả lời:
- Nếu t2 < to , tốc độ góc của ròng rọc tăng nhanh hơn ứng với sự phân bố khối lượng gần trục quay hơn.
- Ngược lại: sự phân bố khối lượng xa trục quay hơn, chủ yếu ở vành ngoài thì tốc độ góc của ròng rọc tăng chậm hơn, t2 > to.
Các bài giải bài tập Vật Lí 10 Bài 21