Trả lời câu hỏi Địa Lí 12 Bài 7 trang 33
Bài 7: Đất nước nhiều đồi núi (tiếp theo) : Dựa vào kiến thức đã học và hình 6 (SGK), nêu nhận xét về địa hình của hai đồng bằng sông Hổng và đồng bằng sông Cửu Long. Trả lời: - Đồng bằng sông Hồng + Diện tích : 15.000 km 2 + Độ cao : 4 – 20m. + ...
Bài 7: Đất nước nhiều đồi núi (tiếp theo)
: Dựa vào kiến thức đã học và hình 6 (SGK), nêu nhận xét về địa hình của hai đồng bằng sông Hổng và đồng bằng sông Cửu Long.
Trả lời:
- Đồng bằng sông Hồng
+ Diện tích : 15.000 km2
+ Độ cao : 4 – 20m.
+ Điều kiện hình thành: do phù sa hệ thống sông Hồng và hệ thống sông Thái Bình bồi đắp.
+ Có lịch sử khia thác lâu đời, có hệ thống đê ngăn lũ, mở rộng từ 80 - 100m/năm.
+ Đất đai: trong đê không được bồi phù sa bạc màu. Vùng ngoài đê được bồi đắp phù sa màu mỡ.
+ Địa hình: cao ở phía tây và tây bắc, thấp dần ra biển. Bị chia cắt thành các ô trũng.
- Đồng bằng sông Cửu Long
+ Diện tích: 40.000 km2
+ Độ cao: 3 – 5m.
+ Điều kiện hình thành: Được bồi đắp bởi phù sa của sông Tiền và sông Hậu.
+ Mới khai thác, có mạng lưới kênh rạch chằng chịt, mở rộng từ 60 - 80 m/năm.
+ Đất đai: được bồi phù sa hàng năm. Mùa khô 2/3 diện tích đồng bằng là đất phèn, đất mặn do nước triều lấn mạnh
+ Địa hình : thấp và phẳng, mùa lũ ngập trên diện rộng. Có các vùng trũng lớn như Đồng Tháp Mười, Tứ giác Long Xuyên .
: Dựa vào hình 6, nêu nhận xét về đặc điểm của đồng bằng ven biển miền Trung.
Trả lời:
- Diện tích : 15.000 km2
- Điều kiện hình thành: do biển
- Đất nghèo, nhiều cát, ít phù sa sông.
- Đồng bằng hẹp ngang và chia thành các đồng bằng nhỏ: Thanh- Nghệ- Tĩnh, Bình –Trị - Thiên, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh thuận, Bình Thuận.
- Một số đồng bằng mở rộng ở cửa sông lớn như: Thanh Hóa, Nghệ An, Quảng Nam, Tuy Hòa.
- Thường phân chia thành ba dải: giáp biển là đầm phá, giữa là vùng thấp trũng, trong cùng là đồng bằng.
Các bài giải bài tập và trả lời câu hỏi Địa Lí 12