Trả lời câu hỏi Địa Lí 12 Bài 26 trang 116
Bài 26: Cơ cấu ngành công nghiệp : Dựa vào hình 26.2 hoặc Atlat Địa lí Việt Nam, hãy trình bày sự phân hóa lãnh thổ công nghiệp của nước ta. Trả lời: - Ở Bắc Bộ: + ĐBSH và vùng phụ cận là khu vực có mức độ tập trung công nghiệp cao nhất cả nước. + Từ Hà ...
Bài 26: Cơ cấu ngành công nghiệp
: Dựa vào hình 26.2 hoặc Atlat Địa lí Việt Nam, hãy trình bày sự phân hóa lãnh thổ công nghiệp của nước ta.
Trả lời:
- Ở Bắc Bộ:
+ ĐBSH và vùng phụ cận là khu vực có mức độ tập trung công nghiệp cao nhất cả nước.
+ Từ Hà Nội, hoạt động công nghiệp với chuyên môn hóa khác nhau lan tỏa đi nhiều hướng dọc theo các tuyến đường giao thông huyết mạch :
• Hà Nội – Hải Phòng – Hạ Long – Cẩm Phả : cơ khí, khai thác than, vật liệu xây dựng.
• Hà Nội – Đáp Cầu – Bắc Giang : vật liệu xây dựng, phân hóa học.
• Hà Nội – Đông Anh – Thái Nguyên : cơ khí, luyện kim.
• Hà Nội – Việt Trì – Lâm Thao : hoá chất, giấy.
• Hà Nội – Sơn La – Hoà Bình : thuỷ điện.
• Hà Nội – Nam Định – Ninh Bình – Thanh Hoá : dệt may, điện, vật liệu xây dựng.
- Ở Nam Bộ:
+ Tiêu biểu là Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long.
+ Hình thành một dải phân bố công nghiệp.
+ Nổi lên các trung tâm công nghiệp hàng đầu cả nước như Tp. Hồ Chí Minh, Biên Hoà, Vũng Tàu, Thủ Dầu Một.
- Duyên hải miền Trung: mức độ tập trung và các trung tâm thuộc loại trung bình : Đà Nẵng (quan trọng nhất), Vinh, Quy Nhơn, Nha Trang…
- Ở các khu vực còn lại (Tây Nguyên, Tây Bắc):
+ Hoạt động công nghiệp phát triển chậm; phân bố rời rạc, phân tán.
+ Ở vùng sâu, vùng xa hoạt động công nghiệp hầu như vắng mặt.
Các bài giải bài tập và trả lời câu hỏi Địa Lí 12