Trả lời câu hỏi Địa Lí 11 Bài 3
Bài 3: Một số vấn đề mang tính chất toàn cầu Trả lời câu hỏi in nghiêng (trang 13 sgk Địa Lí 11): - Dựa vào bảng 3.1, so sánh tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên của nhóm nước đang phát triển với nhóm nước phát triển và toàn thế giới. Trả lời: Tỉ suất gia tăng dân ...
Bài 3: Một số vấn đề mang tính chất toàn cầu
Trả lời câu hỏi in nghiêng
(trang 13 sgk Địa Lí 11): - Dựa vào bảng 3.1, so sánh tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên của nhóm nước đang phát triển với nhóm nước phát triển và toàn thế giới.
Trả lời:
Tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên của nhóm nước đang phát triển cao hơn nhiều lần so với nhóm nước phát triển (thời kì 2001 – 2005 gấp 15 lần) và cao hơn thế giới.
(trang 13 sgk Địa Lí 11): - Dân số tăng nhanh dẫn đến những hậu quả gì về mặt kinh tế - xã hội?
Trả lời:
+ Khó khăn cho việc giải quyết việc làm, sắp xếp lao động.
+ Làm giảm GDP và các chỉ tiêu kinh tế theo đầu người.
+ Gây áp lực nặng nề tới việc đào tạo nghề, giáo dục, y tế, phúc lợi xã hội khác.
(trang 14 sgk Địa Lí 11): - Dựa vào bảng 3.2, so sánh cơ cấu dân số theo nhóm tuổi của nhóm nước phát triển với nhóm nước đang phát triển.
Trả lời:
- Dân số của nhóm nước đang phát triển trong độ tuổi từ 0 đến 14 tuổi ít hơn nhóm nước đang phát triển, nhưng độ tuổi 65 trở lên nhiều hơn nhóm nước đang phát triển. Theo chỉ tiêu phân loại về dân số, nhóm nước phát triển có dân số già, nhóm nước đang phát triển có dân số trẻ.
(trang 14 sgk Địa Lí 11): - Dân số già dẫn đến những hậu quả gì về mặt kinh tế - xã hội?
Trả lời:
Dân số già gây ra nhiều hậu quả kinh tế xã hội như: thiếu lao động, chi phí phúc lợi cho người già rất lớn ( quỹ nuôi dưỡng chăm sóc người cao tuổi, trả lương hưu đảm bảo đời sống, các phúc lợi xã hội, bảo hiểm y tế,...)
(trang 14 sgk Địa Lí 11): - Hãy trình bày các hậu quả do nhiệt dộ trái đất tăng lên và tầng ôdôn bị thủng đối với đời sống trên trái đất.
Trả lời:
- Hậu quả do nhiệt độ toàn cầu tăng:
+ Băng tan ở hai cực sẽ diễn ra, mực nước biển tăng làm ngập một số vùng đát thấp; nhiều diện tích đất canh tác ở các châu thổ màu mỡ bị ngập dưới nước biển,...
+ Thời tiết thay đổi thất thường: nóng, lạnh, khô, ẩm,... diễn ra một cách cực đoan, tác động xấu đến sức khỏe, sinh hoạt và các hoạt động sản xuất, đặc biệt sản xuất nông, lâm, ngư,... (Thời tiết nóng nhất vào năm 1998; mùa hè năm 2003, thời tiết nóng một cách đột ngột, có khi lên đến 40C ở Pháp và một số nước châu Âu; lũ lụt xảy ra liên tiếp ở Trung Quốc, Ấn Độ,...)
- Hậu quả của thủng tầng ôdôn đối với đời sống trên Trái Đất:
Khi tầng ôdôn bị suy giảm, cường độ tia tử ngoại (tia cực tím) tới mặt đất sẽ tăng lên, gây ra nhiều tác hại đối với sức khỏe của con người và các hệ sinh thái trên trái đất.
+ Ảnh hưởng đến sức khỏe con người: tăng khả năng mắc bệnh cháy nắng và ung thư da; giảm chức năng miễn dịch của cơ thể; gây nên bệnh đục thủy tinh thể, quáng gà và các bệnh về mắt.
+ Ảnh hưởng đến mùa màng: tia cực tím chiếu xuống mặt đất về lâu dài sẽ phá hủy diệp lục trong lá cây, ảnh hưởng đến vai trò quang hợp của thực vật, khiến cho nông sản bị thất thu.
+ Ảnh hưởng đến sinh vật thủy sinh: hầu hết các thực vật phù du, cá con, tôm, các loại ốc sống gần bề mặt nước (đến độ sâu 20m) rất dễ bị tổn thương và mất cân bằng sinh thái của biển
do sự tác động của tia cực tím với cường độ mạnh.(trang 15 sgk Địa Lí 11): - Ý kiến cho rằng "Bảo vệ môi trường là vấn đề sống còn của nhân loại" có đúng không? Tại sao?
Trả lời:
- Bảo vệ môi trường là vấn đề sống còn của nhân loại. Môi trường là ngôi nhà chung của tất cả mọi người, trong đó con người tồn tại, phát triển. Cuộc sống của mỗi người có liên hệ mật thiết với môi trường. Con người là một thành phần của môi trường, không thể sống tách rời môi trường. Một môi trương phát triển bền vững là điều kiện lí tưởng cho con người và ngược lại.
- Ở các nước đang phát triển, cuộc sống của một bộ phận lớn dân cư gắn chặt với việc khai thác trực tiếp nguồn lợi tự nhiên. Việc khai thác bừa bãi với nhiều phương tiện hủy diệt đã làm cạn kiệt tài nguyên và ảnh hưởng xấu nghiêm trọng đến môi trường. Điều đó làm cho cuộc sống của họ thêm nghèo khổ. Cần phải có những biện pháp cụ thể để giảm nghèo cho họ trên cơ sở vẫn sống dựa vào nguồn tài nguyên ngay tại chỗ. Bảo vệ môi trường không thể tách khỏi cuộc đấu tranh xóa đói giảm nghèo.
- Hiện nay, một số nước phát triển chuyển giao những công nghệ và máy móc cũ kĩ sang các nước đang phát triển. Một số lưu vực của các nước đang phát triển phải gánh chịu các chất thải của các nước công nghiệp. Các nước G8 sử dụng chất feron với tốc dộ và khối lượng lớn là nguyên nhân chính làm thủng tầng ôdôn.
(trang 15 sgk Địa Lí 11): - Dựa vào hiểu biết của bản thân, hãy nêu một số loài đông vật ở nước ta hiện đang có nguy cơ tuyệt chủng hoặc còn lại rất ít.
Trả lời:
- Một số loài động vật lớn trên thực tế hầu như đã bị diệt vong: tê giác hai sừng, heo vòi, vượn tay trắng, cầy nước.
- Một số loài còn số lượng quá ít, có thể bị tuyệt chủng: hổ, tê giác một sừng, bò xám, bò rừng, bò tót, hươu vàng, vooc, hươu cà tong, hươu xạ, hạc cổ trắng, gà lôi lam mào đen, gà lôi tí, công, trĩ, rùa.
Để học tốt và Giải bài tập các bài 3 phần A