21/02/2018, 08:46

Tổng hợp về các biện pháp tu từ và các ví dụ cụ thể

Tổng hợp các biện pháp tu từ thường gặp Có rât nhiều biện pháp tu từ thường gặp như: Nhân hóa, so sánh, ẩn dụ, hoán dụ, điệp ngữ, chơi chữ, nói giảm nói tránh … Bài viết dưới đây sẽ giải thích cho tất cả các em cách sử ...

Tổng hợp các biện pháp tu từ thường gặp

Có rât nhiều biện pháp tu từ thường gặp như: Nhân hóa, so sánh, ẩn dụ, hoán dụ, điệp ngữ, chơi chữ, nói giảm nói tránh … Bài viết dưới đây sẽ giải thích cho tất cả các em cách sử dụng, tác dụng, khái niệm ra sao?

Biện pháp tu từBiện pháp tu từ

Biện pháp tu từ nhân hóa

Khái niệm:

Nhân hóa là biện pháp nghệ thuật biến những vật vô tri, vô giác có những hoạt động, tính chất như con người.

Các kiểu nhân hóa

  • Dùng từ ngữ vốn chỉ hành động, tính chất của người để miêu tả, hô gọi những sự vật không phải là người.
  • Dùng những từ ngữ vốn dùng cho người để dùng cho vật
  • Trò chuyện với vật như với người

Tác dụng của nhân hóa

Khi dử dụng dụng biện pháp nhân hóa làm cho sự vật, hiện tượng miêu tả trở nên sống động, gần gũi với con người thường xuyên được sử dụng làm phương tiện giúp con người dãi bày tâm sự,

Biện pháp tu từ so sánh

Khái niệm so sánh:

So sánh là đem đối chiếu sự vật, sự việc này với sự vật, sự việc khác để tìm ra điểm giông nhau giữ chúng. Do vậy hai đối tượng đem so sánh phải có sự tương đồng với nhau:

Phân loại so sánh:

  • So sánh ngang bằng: Như là, giống như, tựa
  • So sánh hơn kém: Chẳng bằng…

Tác dụng của biện pháp so sánh

Khi đem sự vật ra so sánh tạo ra những hình ảnh cụ thể, sinh động giúp người  đọc hình dung rõ hơn.

Đối với việc thể hiện tư tưởng, tình cảm cuả người viết thì tạo ra những lối nói cảm xúc làm giá trị biểu đạt cao.

Biển pháp tu từ  ẩn dụ.

Khái niệm ẩn dụ:

Ẩn dụ là cách dùng sự vật, sự việc này để gọi tên cho sự vật, sự việc khác. Hai đối thương thường gần gũi với nhau.

trong biên pháp ẩn dụ về A thường ẩn đi mà chỉ xuất hiện vế B

Các kiểu ẩn dụ:

  • Ẩn dụ hình tường: Cách gọi sự vật A – sự vật B
  • Ẩn dụ cách thức: Cách gọi hiện tượng A = hiện tượng B
  • Ẩn dụ phẩm chất: cách lấy phẩm chất của A để chỉ phẩm chất của B
  • Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác: Lấy cảm giác A để chỉ cảm giác B với các loại giác quan khác nhau/

Tác dụng của ẩn dụ:

Dử dụng ẩn dụ tạo ra sắc thái biểu cảm cao làm câu văn, câu thơ có hình tượng đặc biệt

Ví dụ: Làn thu thủy nét xuân sơn

Biện pháp tu từ hoán dụ

Khái niệm hoán dụ:

Hoán dụ là cách dùng sự vật này để gọi tên sự vật khác dựa vào sự gần gũi, đi đôi giữa 2 sự vật

Phân loại Hoán Dụ

  • Lấy bộ phân để chỉ toàn thể
  • Lấy vật chứa đựng để chỉ vật bị đựng
  • Lấy vật dùng để chỉ người dùng
  • Lấy số ít để chỉ số nhiều, chỉ sự tổng quát.

Tác dụng hoán dụ.

Sử dụng hoán dụ trong văn thơ làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.

Biện pháp tu từ Điệp Ngữ

Điệp ngữ là biện pháp lặp lại một từ, một ngữ hoắc cả câu để nhấn mạnh nội dung được nói đến.

Các dạng Điệp Ngữ

  • Điệp ngữ nối tiếp: Những từ lặp lại đứng liền nhau trong câu
  • Điệp ngữ cách quãng: Cách vài từ lại có vài từ
  • Điệp ngữ vòng: Cuối câu, trước và đầu câu sau

Tác dụng của Điệp Ngữ

Nhờ có Điệp Ngữ, nội dung diễn đạt trở nên có ấn tượng mạnh mẽ và có sự tăng tiến. Điệp Ngữ nhấn mạnh sắc thái ý nghĩa làm nổi bật từ ngữ quan trọng, làm lời nói có sức thuyết phục cao. Điệp Ngữ tạo sự cân đối nhẹ nhàng, tạo tính nhác cho câu thơ , câu văn.

Biện pháp tu từ chơi chữ.

Khái niệm chơi chữ:

Chơi chữ là cách lợi dụng đặc sắc về âm, về nghĩa nhằm tạo ra sắc thái dí dỏm, hài hước trong khi nói và viết.

Các lối chơi chữ

  • DÙng từ gần âm, đồng âm, lặp âm
  • Nói lái
  • Dùng từ trái nghĩa, đồng nghĩa

Tác dụng của chơi chữ:

Tạo ra sắc thái dí dỏm và cách hiểu đặc biệt vì thế nó được sử dụng trong đời sống sinh hoạt hằng ngầy, trong thơ văn trào phúng.

Biện pháp tu từ nói quá

Khái niệm nói quá:

Nói quá là nói cách nói phóng đại mức độ, quy mô, tính chất của sự vật, hình tượng để nhấn mạnh , tăng sức biểu cảm. Nói qua còn được gọi là khoa trương, thâm xưng, phóng đại hoặc cường điệu.

Tác dụng của nói quá:

Do có tính biểu cảm cao nên nó thường ít được sử dụng trong văn bản và đòi hỏi sự hài hòa về ắc thái

Biện pháp tu từ nói giảm nói tránh:

Khái niệm nói giảm nói tránh:

Nói giảm nói tránh là biện pháp nghệ thuật dùng cách diễn đạt giảm nhẹ mức độ. quy mô, tính chất của sự vật sự việc hoặc dùng cách diễn đạt khác với tên gọi của sự vật, hiện tượng.

Tác dụng của nói giảm nói tránh:

  • Khi đề cập đến sự đau buồn
  • Khi biểu lộ thái độ lịch thiệp, tránh thô tục

Bài tập ví dụ về biện pháp tu từ:

xác định biện pháp tu từ và nêu tác dụng trong câu văn sau:

a,Trăng bao nhiêu tuổi là trăng già

Núi bao nhiêu tuổi gọi là núi non

Trả lời: Hai câu thơ trên đã sử dụng biện pháp tu từ Điệp ngữ và Chơi chữ. Điệp ngữ ” Bao nhiêu tuổi ” được lặp lại 2 lần với ý muốn nói đến sự bất tận của trăng và núi. Trăng và núi không hề có tuổi tác. trăng luốn sống mãi với núi, luôn xanh tươi. Ngoài ra biện pháp nghệ thuật Chơi chữ đã dùng cặp từ trái ngữ là ” già” và “non ” chỉ sự vĩnh cửu của trăng và núi.

b, mặt trời xuống biển như hòn lửa

Sóng đã cài then đêm sập cửa

Hai câu thơ trên đã sử dụng biện pháp tu từ nhân hóa và so sánh. Biện pháp tu từ đã được sử dụng trong câu thơ ” Mặt trời xuống biển như hòn lửa” ý muốn nói mặt trời trong lúc hoàng hôn  buông xuống có màu đỏ chìm vào sự tĩnh mịch của thủ pháp nhân hóa ” sóng đã cài then ” và ” đêm sập cửa”. khi mặt trời xuống biển như hòn lửa thì đó là lúc muôn vật của biển gác mọi noạt động tạo nên khung cảnh yên bình lãng mạn

0