Tổng hợp tất cả thuật ngữ cơ bản trong manga/anime mà bạn nên biết
Những thuật ngữ cơ bản trong manga/anime (A – Z) A Ahoge : chỉ những nhân vật có một lọn tóc, chủm tóc dựng ngược lên. (cách vẽ tóc thường thấy trong anime/manga). ADR (Automated Dialogue Replacement): có thể hiểu đây là phần đối thoại được làm lại (âm thanh to rõ hơn, có ...
Những thuật ngữ cơ bản trong manga/anime (A – Z)
A
Ahoge: chỉ những nhân vật có một lọn tóc, chủm tóc dựng ngược lên. (cách vẽ tóc thường thấy trong anime/manga).
ADR (Automated Dialogue Replacement): có thể hiểu đây là phần đối thoại được làm lại (âm thanh to rõ hơn, có lồng nhạc và các âm thanh phụ trợ khác…) nhằm thay thế phần đối thoại trực tiếp đã được quay trước đó. (trong live-action, phim ảnh,…)
ADR (Automated Dialogue Recording): giúp đồng bộ hóa ngôn ngữ lồng tiếng sao cho khớp với khẩu hình miệng. Ví dụ: Anime có ngôn ngữ gốc là Nhật, khi được Disney mua lại bản quyền, những cuộc đối thoại của nhân vật trong anime đó được lồng bằng tiếng Anh kết hợp với khẩu hình miệng phát âm tiếng Anh chứ không còn là tiếng Nhật.
Anime: cách mọi người gọi những bộ phim hoạt hình Nhật Bản (người Nhật gọi phim hoạt hình theo cách khác).
- AMV (Anime Music Video): những video âm nhạc sử dụng hình ảnh trong anime.
- Anime The Movie: phim hoạt hình một tập (~2h) được chiếu trên rạp.
- Anime TV Series: hoạt hình nhiều tập được chiếu trên tivi, mỗi ngày một tập (~30′).
- OVA (Original Video Animation): phim hoạt hình chỉ xem được trên đĩa (DVD) chứ không chiếu trên rạp hay tivi.
Aniparo (Anime Parody): là thể loại manga chế dựa trên các nhân vật, tình huống trong anime nhằm gây hài hoặc trào phúng, đúng như cái tên parody của nó.
Art Book: sách nghệ thuật, tổng hợp những hình ảnh đẹp trong anime nào đó.
Art Work: hình ảnh, trang truyện do các họa sĩ chuyên nghiệp vẽ.
B
Baka: câu chửi xuất hiện thường xuyên trong anime, có nghĩa là đồ ngốc.
Bara: thể loại nam đồng tính có cơ bắp vạm vỡ, do nam giới sáng tác.
BB (Big Boobs): có nghĩa là ngực bự.
BGM (Background Music): nhạc nền (có lời/không lời), thường được lồng ghép trong anime giúp tạo cảm xúc hơn cho bộ phim (cũng có thể gọi là soundtrack).
Bishoujo/Bishounen: gái đẹp/trai đẹp. (được xếp vào mục thể loại bishoujo/bishounen)
BL (Boy’s Love): tình yêu giữa các chàng trai, do nữ giới sáng tác, độc giả là nữ (shounen-ai/yaoi).
C
CG (Computer Graphic): là đồ họa máy tính, giúp chỉnh sửa hình ảnh được đẹp hơn.
CGI (Computer-generated Imagery): giúp hình ảnh chuyển động linh hoạt hơn nhờ vào máy tính. (CGI là một ứng dụng trong CG)
Chibi: các nhân vật được vẽ theo kiểu nhỏ nhắn, dễ thương (người nhỏ + đầu to).
Chan/Kun/San/Sama: kính ngữ đi kèm sau họ tên (phân tích riêng ở bài khác).
Chuunibyou (Hội chứng Chuunibyou): hội chứng hoang tưởng tuổi dậy thì (tưởng tượng bản thân có phép thuật, mang dòng máu phù thủy,…).
Comiket (Comics Market): một trong những hội chợ truyện tranh lớn nhất thế giới dành cho doujinshi, tổ chức 2 lần/năm ở Nhật Bản.
Cosplay: hóa trang thành nhân vật mình yêu thích trong game, anime, manga,…
Cosplayer (Coser): những người thích cosplay.
D
Dandere: không biết cách giao tiếp xã hội nên thường bị xa lánh, nếu gặp người thấu hiểu sẽ giao tiếp một cách bình thường.
Dojikko: những cô gái ngốc nghếch, vụng về, hậu đậu… những vẫn dễ thương.
Doujinshi: truyện tranh chủ yếu do fan, tác giả nghiệp dư sáng tác. Nội dung của doujinshi dựa trên những bộ manga, anime…có sẵn.
Doujinshika: cách gọi tác giả của những truyện doujinshi.
Dub: lồng tiếng anime bằng ngôn ngữ khác (Eng Dub, Viet Dub,…)
E
Ecchi: dê cụ.
ED (Ending Theme)/OP (Opening Theme): phần nhạc kết thúc/mở đầu trong phim.
Enjo kousai: hiện tượng các nữ sinh quan hệ với đàn ông trưởng thành để kiếm tiền.
Ep (Episode): các tập phim (Ep-1, Ep-2,…)
Eroge (Erotic Game): game người lớn (18+).
Expertise: thể loại có nội dung tập trung vào chuyên môn lĩnh vực, nghề nghiệp.
Eyecatch: phân đoạn ngắt quãng trong anime (phần mở đầu, giữa và cuối). Ví dụ: khi xem One Piece (hay các anime nào khác), trong mỗi tập phim đều có một đoạn ngắn mấy giây mà người ta đọc cái gì đó (mình không hiểu tiếng Nhật) kèm theo tên và ảnh phim, phần đó gọi là eyecatch.
F
Fan Art: hình ảnh do fan là người vẽ.
Fanboy/Fangirl: người hâm hộ là nam giới/nữ giới.
Fandom: cộng đồng những người cùng có chung sở thích.
Fandub: phim được lồng tiếng bởi fan.
Fanfiction: tác phẩm được viết bởi fan.
Fan Service: phục vụ fan (fan thích gì hoặc yêu cầu gì thì làm cho fan).
Fansub: phụ đề được dịch bởi fan.
Figure: các mô hình nhân vật.
Fudanshi: cách gọi nam giới thích yaoi (hủ nam).
Fujoshi: cách gọi nữ giới thích yaoi (hủ nữ).
G
Gakuran: đồng phục nam sinh cấp 2,3 thường gặp ở Nhật.
Galge: một loại game dành cho con trai , nội dung mô phỏng hẹn hò với con gái 2D (mang hình dáng anime).
Gei Comi: thể loại đồng tính nam do nam giới sáng tác, độc giả là nam giới.
Gothloli (Gothic Lolita): một xu hướng thời trang mà con gái ăn mặc như búp bê.
Guro: một loại anime, manga, game có nội dung tra tấn, bạo lực, thỉnh thoảng có cả cái chết của nhân vật.
H
Harem: thể loại nhiều người thích một người (>2 người).
Henshin: có nghĩa là biến hình, biến thân. Ví dụ: Sakura, Thủy Thủ Mặt Trăng, Bảy Viên Ngọc Rồng,…
Hentai: có nghĩa là biến thái (có cả thể loại hentai trong manga, anime).
Hikikomori: những người trong tình trạng tránh tiếp xúc với xã hội hoặc cô lập bản thân ra khỏi xã hội.
I
Idol: thần tượng.
Itadakimasu: câu mà người Nhật nói trước/sau bữa ăn :”Cảm ơn về bữa ăn”.
J
June: nội dung liên quan đến đồng tính nam dành cho đối tượng phụ nữ.
K
Kawaii: đáng yêu quá, dễ thương quá,…
Kemonomimi: hình dáng con người nhưng có thêm tai và đuôi của động vật.
Kuudere: lạnh lùng bất chấp mọi tình huống (nhưng không phải vô cảm đâu nhé).
L
Lemon: thể loại có nội dung tình dục rõ ràng.
Light Novel: tiểu thuyết có hình minh họa của Nhật.
Live action: phim chuyển thể từ manga, anime, tiểu thuyết.
Lolicon: cách gọi những người yêu thích các bé gái.
M
MAD Movie: video được làm bởi người hâm mộ Nhật Bản.
Magical boys/girls: những chàng trai/cô gái có phép thuật.
Manga: truyện tranh Nhật Bản.
Mangaka: cách gọi tác giả của manga.
Moe: cách gọi một cảm xúc cực kì mạnh mẽ trước điều gì đó.
N
Name: bản nháp hình ảnh của một manga.
Nekomimi: nhân vật nữ có hình dáng con người nhưng có thêm đôi tai mèo (cũng thuộc thể loại kemonomimi ở trên).
O
Omake: phần ngoại truyện thêm vào.
OST (Original Soundtrack): nhạc phim anime.
Otaku: đam mê một thứ gì đó (chủ yếu là manga, anime, game…).
Otome Game: game dành cho nữ giới (phát triển tình cảm với nhân vật nam trong game).
P
PV (Promo Video): đoạn quảng cáo cho bộ anime sắp ra mắt (tương tự trailer, teaser)
R
Raw: giữ nguyên ngôn ngữ gốc mà không dịch hay có phụ đề.
RPG (Role Playing Game): game nhập vai.
S
Scan (Scanlation): có nghĩa là quét ảnh.
Seiyuu: cách gọi người lồng tiếng.
Senpai/Kohai: cách gọi đàn anh/đàn em.
Sensei: kính ngữ tôn trọng (đã phân tích ở bài khác).
Side Story: truyện ngoài lề (tập trung riêng vào câu chuyện của nhân vật nào đó).
Sub (Subtitle): phụ đề.
T
Trap: chỉ việc con trai đóng giả con gái.
Tsundere: chỉ tính cách bên ngoài thì cứng rắn, bên trong thì tình cảm.
W
Waifu: vợ 2D (vợ ảo).
Y
Yamato Nadeshiko: người vợ lí tưởng, giỏi việc nhà.
Yandere: chỉ cô gái có tính cách điên loạn (điên vì yêu).
Yuri: tên để đặt cho các bé gái bên Nhật (thể loại yuri thì nghĩa khác hoàn toàn).
Trên đây là một số thuật ngữ cơ bản trong manga/anime mà mình tổng hợp được, mong chúng sẽ hữu ích với các bạn.
Cảm ơn các bạn đã theo dõi!
Xem thêm: Các thể loại trong manga/anime và một số ví dụ minh họa