Tổng hợp 2 đề văn học kì 1 lớp 9 quận Hà Đông và Ba Đình
Chuyện người con gái Nam Xương, Lẵng lẽ Sa Pa, Bài thơ về tiểu đội xe không kính… trong đề thi kiểm tra chất lượng học kì 1 Ngữ Văn 9 của các trường THCS Quận Ba Đình và Quận Hà Đông – Sở GD&ĐT Hà Nội. Đề 1: Phòng GD&ĐT Quận Ba Đình KIỂM TRA HỌC KÌ 1 MÔN NGỮ VĂN 9 Năm học: ...
Chuyện người con gái Nam Xương, Lẵng lẽ Sa Pa, Bài thơ về tiểu đội xe không kính… trong đề thi kiểm tra chất lượng học kì 1 Ngữ Văn 9 của các trường THCS Quận Ba Đình và Quận Hà Đông – Sở GD&ĐT Hà Nội.
Đề 1: Phòng GD&ĐT Quận Ba Đình
KIỂM TRA HỌC KÌ 1 MÔN NGỮ VĂN 9
Năm học: 2017 – 2018
Thời gian làm bài: 90 phút
Phần 1: (5đ)
“Không có kính không phải vì xe không có kính,
Bom giật bom rung kính vỡ đi rồi.
Không có kính không phải vì xe không có kính,
Bom giật bom rung kính vỡ đi rồi.
Ung dung buổn lái ta ngồi,
Nhìn đất, nhìn trời, mà nhìn thẳng.
Nhìn thấy gió vào xoa thôi mắt đắng
Nhìn thấy con đường chạy thẳng vào tim
Nhìn thấy sao trời đột ngột cánh chim
Như sa như ùa vào buồng lái”
(Trích “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” – SGK Ngữ văn 9, tập 1)
1. Nêu tên tác giả và hoàn cảnh sáng tác của bài thơ.
2. Bài thơ đã xây dựng được hình tượng thơ rất độc đáo – những chiếc xe không kính. Nêu ý nghĩa của việc xây dựng hình tượng thơ trên.
3. Dựa vào đoạn thơ trên, hãy viết đoạn văn khoảng 10 câu lập luận theo cách diễn dịch để thấy được vẻ đẹp tâm hồn của người lính lái xe. Trong đoạn có sử dụng lời dẫn trực tiếp và phép nối liên kết câu (gạch chân, chú thích).
Phần II: (5đ)
Đọc đoạn trích sau:
Họa sĩ nghĩ thầm: “Khách tới nhà bất ngờ, chắc cu cậu chưa kịp quét tước dọn dẹp, chưa kịp gấp chăn chẳng hạn.” Ông rất ngạc nhiên khi bước lên bậc thang bằng đất, thấy người con trai đang hái hoa. Còn cô kĩ sư chỉ “ô” lên một tiếng! Sau gần hai ngày, qua ngót bốn trăm cây số đường dài cách xa Hà Nội, đứng trong mây mù ngang tầm với chiếc cầu vồng kia, bỗng nhiên lại gặp hoa dơn, hoa thược dược, vàng, tím, đỏ, hồng phấn, tổ ong… ngay dưới lúc kia là mùa hè, đột ngột và mừng rỡ, quên mất e lệ, cô chạy đến bên người con trai đang cắt hoa. Anh con trai, rất tự nhiên như với một người bạn đã quen thân, trao bó hoa đã cắt cho người con gái, và cũng rất tự nhiên, cô đỡ lấy”
(Lặng lẽ Sa Pa – Nguyễn Thành Long, SGK Ngữ văn 9, tập 1)
1. Nhân vật họa sĩ trong đoạn văn trên giữ vai trò như thế nào trong tác phẩm Lặng lẽ Sa Pa?
2. Giải thích ý nghĩa nhan đề “Lặng lẽ Sa Pa”
3. Đoạn văn trích dẫn ở trên giúp em hiểu gì về nhân vật anh thanh niên – nhân vật chính trong truyện?
4. Ứng xử của anh thanh niên trong đoạn văn trên đã để lại ấn tượng tốt đẹp. Từ nhận xét đó, em hãy trình bày suy nghĩ của mình về cách ứng xử đối với mọi người trong cuộc sống bằng một đoạn văn khoảng 2/3 trang giấy thi.
Đề số 2 Phòng GD&ĐT Quận Hà Đông
PHẦN 1. (6đ)
Đọc kĩ những câu thơ sau rồi trả lời câu hỏi:
“Ngửa mặt lên nhìn mặt
có cái gì rưng rưng
như là đồng là bể
như là sông là rừng
Trăng cứ tròn vành vạnh
kể chi người vô tình
ánh trăng im phăng phắc
đủ cho ta giật mình”
(Ngữ văn lớp 9, tập I, NXB Giáo dục 2016)
- Bằng một đoạn văn (khoảng 8 câu văn), em hãy giới thiệu về bài thơ có đoạn trích trên?
- Tại sao có thể nói các câu thơ trên có hình thức độc thoại nội tâm? Cho biết vai trò của hình thức đó trong đoạn trích?
- Hãy chỉ rõ những từ láy được dùng trong các câu thơ trên và tác dụng của việc dùng những từ láy ấy?
- Cần hiểu như thế nào về hai từ “mặt” được sử dụng trong câu thơ “Ngửa mặt lên nhìn mặt”?
PHẦN II. (4đ)
- Phần kết của “Chuyện người con gái Nam Xương”, Nguyễn Dữ đã sử dụng những yếu tố kì ảo nào?
- Em hãy cho biết ý nghĩa của những yếu tố kì ảo đó?
- Từ nhân vật Vũ Nương trong truyện, em suy nghĩ gì về số phận của người phụ nữ phong kiến?