Tóm tắt nội dung và ý nghĩa của truyện Con Rồng cháu tiên
Đề bài: Em hãy tóm tắt nội dung và ý nghĩa của truyện Con rồng cháu tiên Trong chương trình ngữ văn lớp bảy, chúng ta được học một tác phẩm hay và vô cùng ý nghĩa, đó là truyện Con rồng cháu tiên, đó không chỉ đơn giản về một bài học đơn thuần trên lớp mà còn là sự giáo dục mang tính xã hội, bởi ...
Đề bài: Em hãy tóm tắt nội dung và ý nghĩa của truyện Con rồng cháu tiên Trong chương trình ngữ văn lớp bảy, chúng ta được học một tác phẩm hay và vô cùng ý nghĩa, đó là truyện Con rồng cháu tiên, đó không chỉ đơn giản về một bài học đơn thuần trên lớp mà còn là sự giáo dục mang tính xã hội, bởi nó cho chúng ta biết về nguồn gốc cao quý, thiêng liêng của con người Việt Nam. Để từ đó chúng ta thêm trân trọng về nguồn gốc, thêm yêu con người xung quanh, vì chúng ta cùng ...
Đề bài: Em hãy tóm tắt nội dung và ý nghĩa của truyện Con rồng cháu tiên
Trong chương trình ngữ văn lớp bảy, chúng ta được học một tác phẩm hay và vô cùng ý nghĩa, đó là truyện Con rồng cháu tiên, đó không chỉ đơn giản về một bài học đơn thuần trên lớp mà còn là sự giáo dục mang tính xã hội, bởi nó cho chúng ta biết về nguồn gốc cao quý, thiêng liêng của con người Việt Nam. Để từ đó chúng ta thêm trân trọng về nguồn gốc, thêm yêu con người xung quanh, vì chúng ta cùng có chung một người mẹ, cùng được sinh ra trong một cái bọc trăm trứng.
Truyện Con rồng cháu tiên kể về cuộc gặp gỡ kì lạ của Lạc Long Quân – chủ nhân củ thủy cung, thuộc dòng dõi nhà Rồng và nàng Âu Cơ, thuộc họ nhà Tiên, con gái của Thần Nông. Sau cuộc gặp mặt này họ đã phải lòng nhau, sau đó cùng nhau sinh sống hạnh phúc dưới một mái nhà. Một thời gian không lâu sau đó thì Âu Cơ hoài thai, sinh ra một bọc trăm trứng, một trăm ngày sau thì nở ra một trăm người con xinh đẹp, khỏe mạnh gồm năm mươi người con trai, năm mươi người con gái.
Nhưng thời gian hạnh phúc không bao lâu thì Lạc Long Quân và Âu Cơ phải chia xa vì Lạc Long Quân vốn thuộc về thủy cung và chàng có trách nhiệm của một vị vua đối với những con dân của mình. Trong cuộc chia li ấy, Lạc Long Quân đã mang theo năm mươi người con xuống biển, năm mươi người con còn lại theo Âu Cơ lên núi. Trở về cuộc sống của mình, Lạc Long Quân dạy người dân cũng như những người con của mình cách đánh bắt cá, đi biển, dạy cách sinh tồn cho những người dân ven biển. Vì vậy mà những người dân và năm mươi người con này rất thông thạo việc đi biển, cuộc sống ven biển cũng nhờ đó mà bớt đi những khó khăn, thích nghi với cuộc sống.
Năm mươi người con còn lại theo Âu Cơ lên núi thì được nàng dạy cho cách canh tác, trồng trọt nông nghiệp, cách dệt vải, thêu thùa. Sau đó, những người con này trưởng thành, sinh con đẻ cái và hình thành cộng đồng Lạc Việt. Đây cũng chính là nguồn gốc của những người Việt Nam sau này. Truyện Con Rồng cháu tiên là câu chuyện kể về nguồn gốc cao quý, thiêng liêng của con người Việt Nam, có ý nghĩa giáo dục to lớn đối với bao thế hệ người Việt Nam sau này.
Trước hết, câu chuyện là sự lí giải về sự phong phú, đa dạng của các dân tộc sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam. Nước ta có năm mươi tư dân tộc cùng nhau sinh sống, tuy có sự khác biệt về phong tục tập quán, địa bàn cư trú, ngôn ngữ nhưng họ đều có chung một nguồn gốc Lạc Việt. Đó là sự chia li của Lạc Long Quân và Âu Cơ, khi năm mươi người con theo cha xuống biển, sinh sống bằng nghề đánh bắt cá ven biển, năm mươi người con còn lại theo mẹ lên rừng, sinh sống bằng sản xuất nông nghiệp.
Sự đa dạng về dân tộc làm phong phú văn hóa của dân tộc Việt Nam, đa dạng về ngành nghề, phương thức sản xuất, phù hợp với từng khu vực địa hình. Vì người dân Việt Nam đều được sinh ra từ một cái bọc trăm trứng nên chúng ta có chung một nguồn gốc cao quý, thiêng liêng, là con Rồng, cháu Tiên. Đây là niềm tự hào to lớn, đồng thời cũng là trách nhiệm đặt ra cho mỗi người về ý thức, trách nhiệm của mỗi cá nhân đối với cộng đồng, tổ quốc, đòi hỏi cần có những trách nhiệm thiết thực đóng góp, kiến thiết hay đơn giản là bảo vệ tổ quốc, bảo vệ lãnh thổ chúng ta sinh sống.
Năm mươi tư dân tộc là anh em ruột thịt nên người dân Lạc Việt xưa, dân tộc Việt Nam nay luôn sống với nhau bằng tình thường, bằng trách nhiệm, đặc biệt là tinh thần đoàn kết mạnh mẽ. Điều này ta có thể nhận thấy trong các cuộc đấu tranh chống quân xâm lược của dân tộc ta, mỗi khi có sự xâm phạm bờ cõi, anh em các dân tộc đều chung sức đồng lòng cùng đứng lên đoàn kết, tạo thành một làn sóng mạnh mẽ cuốn trôi lũ cướp nước. Do đó mà từ khi dựng nước ta dù pải trải qua hàng chục cuộc đấu tranh, đối mặt với nhiều kẻ thù mạnh yếu khác nhau nhưng chưa bao giờ chúng ta khuất phục mà luôn kiên cường vượt qua.
Chi tiết lên núi, xuống biển cũng là cách lí giải một cách hình tượng về sự đa dạng về địa hình, hoàn cảnh sống của đất nước ta. Có đồi núi, có vùng đồng bằng ven biển, vì đó mà hoàn cảnh, phương thức sống, phương thức sản xuất của mỗi vùng miền lại có sự khác biệt. Đó chính là những kinh nghiệm mà mẹ Âu Cơ và cha Lạc Long Quân truyền dạy, xong đó cũng chính là cách thức sinh hoạt phù hợp với từng hoàn cảnh sống. Qua đó dù có khác biệt nhưng mỗi người dân Việt Nam cần có ý thức hòa đồng, koong khinh thường, miệt thị những khu vực khác mình.
Như vậy, truyện Con Rồng cháu Tiên không chỉ mang đến một câu chuyện truyền thuyết hay, hấp dẫn mà ẩn sâu trong nó là cả một bài học nhân sinh sâu sắc, nó khuyên bảo con người phải biết đến nguồn gốc cao quý của mình, từ đó nuôi dưỡng tình yêu, tinh thần đoàn kết giữa con người với con người, giữa các dân tộc anh em.
TỪ KHÓA TÌM KIẾM
Nội dung, ý nghĩa truyện con Rồng cháu Tiên
Noi dung, y nghia truyen Con Rong chau Tien
Phân tích ý nghĩa truyện Con Rồng cháu tiên
Ý nghĩa nhân văn truyện Con rồng cháu tiên
Tóm tắt nội dung, ý nghĩa truyện Con Rồng cháu Tiên