24/05/2018, 22:07

Tình hình cung cấp và tiếp nhận nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức trên thế giới

Nguồn ODA song phương được phân bố rộng khắp trên thế giới do các nhà tài trợ một mặt phải thực hiện nghĩa vụ quốc tế như qui định bắt buộc của Liên Hiệp Quốc, mặt khác bản thân các nhà tài trợ cũng muốn nâng cao vị thế của mình, vươn rộng ...

Nguồn ODA song phương được phân bố rộng khắp trên thế giới do các nhà tài trợ một mặt phải thực hiện nghĩa vụ quốc tế như qui định bắt buộc của Liên Hiệp Quốc, mặt khác bản thân các nhà tài trợ cũng muốn nâng cao vị thế của mình, vươn rộng tầm ảnh hưởng ra các khu vực khác. Hơn nữa, trật tự an ninh mà các nhà tài trợ chủ trương thiết lập tại nước nhận viện trợ dựa trên mong muốn một nền kinh tế phụ thuộc vào nền kinh tế của họ.

  • Ở Châu Á: Nhật là nước đầu tư lớn nhất. Trung Quốc và Đông Nam á là khu vực thu hút nhiều ODA nhất.
  • Châu Phi: Là khu vực tập trung hầu hết các nước nghèo, kém phát triển nên nguồn viện trợ chủ yếu là viện trợ không hoàn lại và thường chiếm tỉ lệ cao.

ODA song phương

Mục đích của các nước cung cấp viện trợ đều là xác lập vị trí toàn diện và áp đặt vai trò của mình ở khu vực muốn thôn tính. Do đó việc phân bổ ODA diễn ra khác nhau giữa các khu vực.

Trong số các nước cung cấp ODA song phương, Hoa Kỳ và Nhật Bản là những nước dẫn đầu thế giới.

Cụ thể:

  • Ở Châu Á : Nhật Bản với mục tiêu là phải thiết lập được mối quan hệ tốt đẹp giữa các nước trong khu vực, sao cho Nhật sẽ là nước đóng vai trò chủ đạo về kinh tế nên đứng đầu trong danh sách các nhà tài trợ ở Châu á là Nhật Bản.
  • Châu Phi: Nước cung cấp ODA chiếm tỉ lệ cao nhất là Pháp.
  • Châu Mỹ La Tinh: Mỹ là nước có tỉ lệ viện trợ lớn nhất.
  • Châu Đại Dương: Pháp đứng đầu với tỉ lệ viện trợ 46,9%.
  • Trung Đông: Mỹ có tỉ lệ viện trợ ODA cao nhất.

ODA song phương

Các tổ chức tài chính quốc tế thường là những nhà tài trợ lớn với lượng vốn cung cấp lớn hơn nhiêù lần so với các quỹ của Liên hiệp quốc.

Một số tổ chức đa phương cung cấp ODA

Nhiều nhất trong năm 1996.

(Nguồn: Bộ kế hoạch - Đầu tư - tháng 7/1997).

Trước đây, khi Liên xô và Đông âu chưa tan rã, viện trợ phát triển chính thức ODA được phân bố theo chế độ chính trị của từng nước. Thế giới lúc bấy giờ chia làm 2 cực do Liên xô và Mỹ đứng đầu luôn có sự cạnh tranh và thù địch. Khối SEV (hội đồng tương trợ kinh tế) , đứng đầu là Liên xô, tập trung viện trợ giúp đỡ các nước trong hệ thống xã hội chủ nghĩa còn khối tư bản chủ nghĩa do Mỹ đứng đầu cũng ra sức dùng các khoản viện trợ để mua chuộc sử trung thành của các nước thuộc thế giới thứ ba theo những quan điểm của Mỹ.

Từ đầu thập niên 90 với sự kết thúc chiến tranh lạnh, nguồn vốn ODA được mở rộng ra khắp các nước trên thế giới không kể thuộc hệ thống chính trị nào. Các nước nhận được nguồn hỗ trợ nhiều hay ít còn tuỳ thuộc vào vị thế kinh tế của từng khu vực, từng nước. Những năm gần đây, vốn ODA trên thế 0giới có chiều hướng tập trung vào Châu á, đặc biệt là khu vực Đông Nam á. Trung quốc là nước thu hút nhều ODA nhất trong khu vực này.

0