Tinh dầu trong lá tía tô và ăn nhiều lá tía tô có tốt không?
Ăn nhiều lá tía tô có tốt không? Trước khi trả lời cho câu hỏi đó, chúng ta cùng tìm hiểu 1 chút về lá tía tô. Tía tô là thực vật thân thảo, họ nhà hoa môi, húng, bạc hà. Thân cây cao tầm 0,5 – 1m. Viền lá hình răng cưa, trên lá có lông nhám, thông thường lá có màu tím tía phần mặt trên hoặc cả 2 ...
Ăn nhiều lá tía tô có tốt không? Trước khi trả lời cho câu hỏi đó, chúng ta cùng tìm hiểu 1 chút về lá tía tô. Tía tô là thực vật thân thảo, họ nhà hoa môi, húng, bạc hà. Thân cây cao tầm 0,5 – 1m. Viền lá hình răng cưa, trên lá có lông nhám, thông thường lá có màu tím tía phần mặt trên hoặc cả 2 mặt, màu nâu hoặc màu xanh lục. Hoa tía tô nhỏ mọc thành xim co ở đầu cành, màu trắng hay tím, mọc đối.
Những cây tía tô đỏ hoặc xanh mép lá quăn, mang chất lượng dinh dưỡng nhiều hơn những cây bình thường khác. Lá tía tô đỏ có chất dinh dưỡng cao hơn vì: sắc tố anthocyanidin tạo nên màu đỏ cho hoa quả và rau củ có chất chống oxy hóa cực kì mạnh mẽ, không những thế nó còn có dưỡng chất lycopene, beta-carotene… giúp hỗ trợ sức khỏe tế bào, tuyến tiền liệt, mạch máu và bảo vệ AND. Đặc biệt, tía tô đỏ còn giúp hạn chế cực kì tốt nguy cơ lão hóa do tuổi tác.
Tinh dầu trong lá tía tô và ăn nhiều lá tía tô có tốt không?
Perillaldehyd
Tía tô gồm những thành phần chính như perillaldehyd. Là 1 hợp chất hữu cơ tự nhiên có nhiều trong các loại cây thực vật và tinh dầu khác. Perillaldehyd được làm nhiều trong phụ gia thực phẩm và hương liệu cho nước hoa để thêm cay. Oxim trong perillaldehyd ngọt gấp 2000 lần mía đường và perillaldehyd là hương vị chính của lá tía tô.
Limonene
Limonene là 1 dạng chất lỏng có nhiều trong dầu của cây cam, quýt,..cũng như perillaldehyd, liminene là thành phần hương thơm trong mỹ phẩm và được làm hương liệu trong để che đi vị đắng trong thuốc. Đặc biệt limonene không thích hợp cho da nhạy cảm, viêm da tiếp xúc vì trong limonene có chưa hydrocacbon. Trong y học limonene được điều chế để làm giảm sỏi mật, trào ngược dạ dày và ợ nóng. Mặc dù không có tác dụng được cho là được xác nhận bởi viện nghiên cứu hàn lâm và khoa học.
α-pinene
α-pinene có nhiều trong tinh dầu khuynh diệp và cỏ cam. Với liều lượng thấp, α-pineneđược dùng làm thuốc giãn phế quản ở người, và có khả năng sinh học cao với 60% hấp thu phổi người và chuyển hóa nhanh hoặc tái phân phối. Là chất chống viêm thông qua PGE1 (C20H34O5-Prostaglandin E1), còn được phát triển thành 1 chất kháng khuẩn. α-pinene còn hoạt động như 1 chất ức chế Acetylcholinesterase, α-pinene tạo thành cơ sở sinh tổng hợp cho các phối tử CB2 có chức năng điều chỉnh, bao gồm ức chế miễn dịch, cảm ứng apoptosis và cảm ứng di cư
Chúng ta có thể thấy hàm lượng dinh dưỡng và công dụng của các thành phần có trong tinh dầu cây tía tô có công dụng tốt như thế nào. Hơn nữa, nó còn được điều chế hỗ trợ phòng ngừa bệnh ung thư. Phần nào đó giải đáp được câu hỏi ăn nhiều lá tía tô có tốt không?
Sử dụng lá tía tô trong cuộc sống hằng ngày
Ăn nhiều lá tía tô có tốt không? Thì thực sự lá tía tô được sử dụng nhiều trong cuộc sống hằng ngày của người Việt Nam. Được sử dụng nhiều trong các món ăn và rau sống. Ngoài ra, cũng rất được các chị em ưa chuộng trong việc làm đẹp. Chỉ với 3 ly nước tía tô mỗi ngày để có 1 làn da trắng sang tự nhiên. Chỉ cần rửa sạch lá và cho lên nồi đun sôi và sử dụng. Sau khoảng 1 tháng sử dụng điều độ sẽ cảm nhận được sự thay đổi rõ rệt của làn da. Cũng với việc uống trà tía tô mỗi ngày, nó còn giúp giảm cân 1 cách hiệu quả từ thảo dược thiên nhiên này.
Tác dụng của lá tía tô trong ẩm thực và làm đẹp
Khi mà các thực phẩm hóa học ngày các ít người sử dụng, bởi nhiều hóa chất có trong thuốc ảnh hưởng tới cơ thể 1 cách tiêu cực. Ngoài ra, cũng có thể giã nhỏ lá tía tô rót nước sôi vào và lọc lấy nước dinh dưỡng đó chấm lên mụn 1 cách điều độ 3-4 lần trong tuần cũng có thể cải thiện đáng kể tình trạng mụn mọc trên khuôn măt xinh đep của bạn. Không chỉ có làn da trắng sang mà còn đánh bay mụn giúp bạn có vẻ bề ngoài tự tin và sáng bóng mà mọi người mơ ước.
Không chỉ cải thiện làn da và trị mụn, lá tía tô còn là món ăn bổ dưỡng trong khẩu vị của người Việt. Tía tô có thể ăn sống trực tiếp hoặc kết hợp với các món ăn khác. Với hàng ngàn dưỡng chất có lợi cho cơ thể. Nó được kết hợp với nhiều món ăn như: cá chép, cá diêu hồng, thịt lợn, thịt chó, thịt dê,… thực sự ăn nhiều lá tía tô có tốt không thì chắc hẳn mọi người cũng đã rõ.
Các mẹ bầu ăn nhiều lá tía tô có tốt không?
Theo Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur lá tía tô được xem như thần dược cho bà bầu. Giúp các mẹ bầu điều trị ốm nghén trong những tháng đầu mang thai, thông thường tình trạng ốm nghén diễn ra trong 3 tháng đầu. Kết hợp với các thành phần khác như lá ngải diệp, bạch truật, đương quy, gừng nướng,…có thể tới các cửa hàng thuốc bắc để lấy thuốc về uống. Mỗi ngày 1 thang, tình trạng ốm nghén sẽ nhanh chóng được cải thiện.
Những bà bầu có triệu chứng đau bụng, đau lưng, ra huyết. Cũng nên tham khảo thang thuốc tía tô này: cành tía tô 20g, bạch truật 16g, sa sâm 16g, ngải diệp 12g, a giao 6g, thục địa 16g, hoàng cầm 12g, gừng nướng 6g, đỗ trọng 10g, đương quy 12g, bạch thược 12g, cam thảo 10g, phục long can 16g duy trì trong vòng 1-2 tuần. Sẽ có tác dụng an thai bổ huyết, lưu thông tuần hoàn máu. Đối với những mẹ bầu mắc chứng cảm lạnh thì lấy lá tía tô, thêm 1 chút vỏ quýt, gừng và 1 bát nước đun sôi. Uống khi còn nóng rồi đắp chăn để giải cảm.
Lưu ý
Cơ thể bà bầu trong quá trình mang thai nhiệt độ cao hơn cơ thể bình thường. Nếu lạm dụng lá tía tô nhiều sẽ gây tăng huyết áp và ảnh hưởng tới thai nhi. Vì vậy nên tham khảo ý kiến của bác sĩ về mức độ sử dụng.
Một số trường hợp nên chú ý khi sử dụng lá tía tô
Và bây giờ có thể trả lời câu hỏi ăn nhiều lá tía tô có tốt không? rồi nhé. Nó cực kì tốt nhưng không nên quá lạm dụng nó.