Diop là gì, kí hiệu điốp -D trong cận thị và các khái niệm kính cận
Nhiều bạn bị cận không biết Diop là gì, vì sao lại có ký hiệu –D trên kính cận và mối quan hệ giữa độ cận Đi-ốp với độ dày của thấu kính. Chúng ta thường nghe nói người này người kia bị cận 1 độ, 1.5 Diop, 2 diop, 2.5 đi-ốp, 3 độ diop, 3.5 diop, 4 hay 4.5 diop, rồi thậm chí có người còn cận tới 5 ...
Nhiều bạn bị cận không biết Diop là gì, vì sao lại có ký hiệu –D trên kính cận và mối quan hệ giữa độ cận Đi-ốp với độ dày của thấu kính. Chúng ta thường nghe nói người này người kia bị cận 1 độ, 1.5 Diop, 2 diop, 2.5 đi-ốp, 3 độ diop, 3.5 diop, 4 hay 4.5 diop, rồi thậm chí có người còn cận tới 5 diop, 6 hay 7 diop và phải đi mổ mắt. Thực ra, Diop là đơn vị để đo độ dày của thấu kính, tức mắt kính mà người cận thị phải đeo. Tương ứng với từng con số thì người ta sẽ dán lên mặt kính kí hiệu –D. Hãy cùng Giainghia.com tìm hiểu thêm về khái niệm và ý nghĩa của Diop là gì nhé.
- Xem thêm: 1 diop bằng bao nhiêu độ, cm
Cận thị là gì?
Trước khi đi tìm hiểu khái niệm Diop là gì thì chúng ta cần hiểu bản chất của tật cận thị thường gặp ở lứa tuổi học sinh, có người thì bị cận thị bẩm sinh. Thực ra, cận thì là một tật khúc xạ ở mắt khiến người đó gặp khó khăn với việc nhìn xa.
Về bản chất, mắt của chúng ta có vai trò là một thấu kính hội tụ hứng ánh sáng từ ngoài vào. Ảnh của vật thông qua thấu kính của mắt sẽ được hội tụ vào chính điểm vàng, điểm có vai trò tiếp nhận hình ảnh của vật để truyền đến hệ thần kinh. Người bị cận thị thì mắt lồi ra, “thấu kính” mắt cũng lồi ra nên khiến cho điểm hội tụ của ảnh nằm phía trước võng mạc, thay vì trên võng mạc (tại điểm vàng).
Vì thế, người cận thị phải đeo thêm kính (lõm) để giúp điều chỉnh ánh sáng sao cho điểm hội tụ rơi đúng điểm vàng.
Diop là gì?
Diop được phát âm trong tiếng Việt thành Đi ốp hoặc Đi-ốp, ký hiệu bằng chữ D lớn. Diop là đơn vị đo độ cong của mắt kính, nếu càng nhiều Diop thì mắt kính càng dày, tức người đó bị cận càng nặng. Như vậy, chỉ số Diop là thước đo độ cong của thấu kính.
Chúng ta còn phải biết công thức vật lý: 1 Diop = 1/f, trong đó f là tiêu cự của thấu kính. Kính cận thực ra là một thấu kính, mà muốn cắt kính thì phải dựa vào tiêu cự, giống như ta vẽ hình tròn thì cần biết bán kính (hoặc đường kính) vậy. Trong khi Diop là số đo biểu thị mức độ cận nặng, cận nhẹ của mắt, số càng cao thì cận càng nặng, thì từ chỉ số D đó chúng ta có thể suy ra tiêu cự thấu kính f, và lúc này thợ cắt kính sẽ tiến hành bấm máy vời f xác định để cắt kính chính xác.
Vậy –D là gì trong cận thị? Chúng ta thường thấy trên mặt kính cận có ghi –D, ví dụ như -1D, -1.5D, -2D, -2.5D, -3D, -4D, thì nó tương đương với mức độ cận 1 độ, 1.5 độ, 2 độ, 2.5 độ, 3 độ, 4 độ. Đây là thuật ngữ chuyên ngành về kính, nên họ không ghi là 1D, 2D vì đây là kính cận, tức thấu kính phân kỳ, khác với thấu kính hội tụ (dùng cho người bị viễn thị).
Kính cận là kính phân kỳ, vì người cận thì thì không thể nhìn vật ở xa, chỉ nhìn được vật ở gần do “Điểm cực cận” và “điểm cực viễn” của mắt gần hơn so với người thường.
Một khái niệm về thấu kính chúng ta cũng nên biết qua để hiểu vì sao kính cận người ta ghi là –D mà kính viễn thì ghi là D. Tiêu cự f của một thấu kính là khoảng cách từ quang tâm đến tiêu điểm của thấu kính. Nếu mặt của thấu kính có độ cong càng lớn thì tiêu điểm càng gần với thấu kính, tiêu cự càng nhỏ. Đối với thấu kính phân kì khả năng hội tụ của chùm tia sáng càng mạnh chứng tỏ tiêu cự càng nhỏ và ngược lại. Thông thường các thấu kính thường dùng hàng ngày thì tiêu cự được đo bằng cm. Ký hiệu của tiêu cự là chữ f.
Người ta quy ước: Thấu kính hội tụ có tiêu cự dương, f > 0. Thấu kính phân kì có tiêu cự âm, f < 0. Mà D = 1/f, nên với kính cận do f âm nên trên mặt kính người ta phải ghi là -1D, -2D tương ứng với cận 1 độ, cận 2 độ là như vậy.
Lưu ý Diop (Điốp) hay dễ nhầm với Diode (Điốt) vì cách phát âm khá giống nhau, nhưng Diode thuwcjc ra là từ để chỉ Điện cực dùng trong pin, điện tử. Nhớ là Diop chứ không phải Diot đâu nhé.
Như vậy Giainghia.com đã giải thích khái niệm Diop là gì và ý nghĩa của ký hiệu –D là gì trên kính cận. Thực ra nếu bị cận thì gần như không thể chữa được, chỉ uống thuốc và luyện tập để nó không nặng độ hơn thôi. Đừng có tin vào những lời đồn thổi trên mạng khi nói rằng, luyện nhìn xa sẽ giúp giảm độ cận. Hiện tại chỉ có một phương pháp hiệu quả nhất là phẫu thuật để chữa cận thị. Nói là phẫu thuật nhưng không phải dao kéo gì đâu, người ta chiếu tia để điều chỉnh độ cong của “thấu kính” mắt. Tuy nhiên, nếu sau khi phẫu thuật mà vẫn ngồi máy tính, đọc sách gần thì lỡ bị cận trở lại không thể chữa được nữa.