03/06/2017, 23:36
Tính cách Nam Bộ của các nhân vật trong tác phẩm Đất của Anh Đức.
Anh Đức tên thật là Bùi Đức Ái, là người con của mảnh đất Nam Bộ. Ông quê ở Châu Thành, An Giang, sinh ra lớn lên và gắn bó với mảnh đất này nên những trang văn của ông mang đậm hơi thở của cuộc sống miền sông nước. Những hình tượng mà Anh Đức dựng lên đã thể hiện khá toàn diện vẻ đẹp của con người ...
Anh Đức tên thật là Bùi Đức Ái, là người con của mảnh đất Nam Bộ. Ông quê ở Châu Thành, An Giang, sinh ra lớn lên và gắn bó với mảnh đất này nên những trang văn của ông mang đậm hơi thở của cuộc sống miền sông nước. Những hình tượng mà Anh Đức dựng lên đã thể hiện khá toàn diện vẻ đẹp của con người Nam Bộ. Đó là những con người bộc trực, thẳng thắn dám xả thân vì nghĩa, đồng thời thể hiện một tấm lòng sắt son, thiết tha với quê hương, đất nước.
Đã từng có rất nhiều nhà văn thành công khi xây dựng hình tượng con người Nam Bộ. Người đọc có những ấn tượng đặc biệt với các tác phẩm của Nguyễn Quang Sáng, Sơn Nam, Nguyễn Thi... Với Đất của Anh Đức, chúng ta được biết thêm về tính cách Nam Bộ, tâm hồn và phẩm chất đẹp đẽ của con người miền sông nước. Chỉ trong một tác phẩm ngắn, nhưng người đọc đã cảm nhận được những thông điệp mà Anh Đức muốn gửi gắm qua các nhân vật của mình. Anh Đức không “tham” nhiều chi tiết, cũng không “ôm” quá nhiều sự việc. Những chi tiết sự việc mà ông chọn tuy rất mộc mạc, bình dị nhưng lại gợi ra được tính cách của con người Xẻo Đước, con người của mảnh đất kiên trung.
Ân tượng về mảnh đất Xẻo Đước và những con người ở đó chính là vẻ dung dị trong tâm hồn, cốt cách của họ. Con người Xẻo Đước bộc trực, thẳng thắn, yêu ghét rạch ròi, phân minh. Đó là những con người yêu thiết tha, gắn bó bền chặt máu thịt với mảnh đất quê hương, đồng thời đó còn là những con người tình nghĩa, thủy chung với cách mạng, với cuộc kháng chiến của dân tộc.
Đặc điểm nổi bật trong tính cách của những con người Xẻo Đước là yêu thiết tha mảnh đất họ đã sinh ra và lớn lên.
Khung cảnh của Xẻo Đước đã cho chúng ta thấy điều đó. Ở đâu cũng nhìn thấy không khí chiến đấu, bảo vệ, giữ làng. Con người Xẻo Đước không chấp nhận chính sách dồn dân, lập ấp chiến lược. Họ đã lập ra khu làng diệt thù, khu làng cách mạng. Dây thép gai của quân thù đã biến thành hàng rào bảo vệ xóm ấy, “dây thép gai không vo cuộn mà dàn ra, vây kín lấy xóm ấp”. Đi tới đâu “tôi” - người kể chuyện - cũng nhận thấy khí thế cách mạng lên tới từng lạch sông, từng nhà, từng người Xẻo Đước. Ở đâu cũng nhìn thấy các tấm biển “Quyết tử giữ làng”, và họ đã dựng cho xóm ấp một bức thành đất, dày, cao, có tới bốn lỗ châu mai hun hút. Đó là tư thế chủ động, sẵn sàng chiến đấu. Bất cứ lúc nào người dân nơi đây cũng sẵn sàng đối mặt với quân thù. Đó là tinh thần chiến đấu của một vùng đất mà mỗi con người đều dám xả thân quên mình vì nó.
Nổi bật trong khung cảnh Xẻo Đước ngùn ngụt chí khí chiến đấu là những con người gan góc, kiên trung. Anh Đức đã tô đậm chân dung một con người tiêu biểu của mảnh đất này - ông Tám.
Ông Tám - một con người tiêu biểu của Xẻo Đước, mang đậm cốt cách con người Nam Bộ. Đó là một con người yêu mảnh đất quê hương một cách nhiệt thành, sâu sắc. Đó cũng chính là động lực, là sức mạnh để ông Tám có thể sống một cách gan góc, can trường, để ông có thể bình tĩnh trước súng đạn quân thù và để ông có thể thản nhiên nhìn cái chết.
Tính cách, phẩm chất cao đẹp của nhân vật ông Tám tập trung trong tình huống đối mặt với kẻ thù, đối diện với việc phải rời bỏ mảnh đất quê hương. Cũng chính trong tình huống đau thương đầy kịch tính này mà nhân vật ông Tám mới bộc lộ hết vẻ đẹp của con người Nam Bộ.
Trước sử ráo riết của quân thù đòi dồn dân, lập ấp chiến lược, ông Tám quyết tâm thể hiện sự vững vàng bám đất bám làng để làm gương cho cả ấp. “Nhà mình ở đầu xóm mà núng thế thì không làm gương được cho lối xóm”. Ông Tám đã quyết tâm giữ ngôi nhà của mình, cũng là quyết tâm bám chặt xóm ấp, giữ gìn mảnh đất quê hương. Trước mặt quân thù, ông Tám thể hiện sự bình tĩnh, bộc trực: “Tôi nói thiệt chớ không phải giỡn đâu. Chú nào leo lên rút một cọng lá tôi chém cho coi”. Lời nói thẳng thắn, tỉnh khô ấy không chỉ thể hiện sự khẳng khái, cương trực vốn có của người Nam Bộ mà còn thể hiện tư thế chủ động sẵn sàng đối đầu với tất cả. Con người ấy như lường trước được mọi việc và không gì có thể cản bước, không gì có thể làm ông khuất phục, cúi đầu.
Thế nhưng thủ đoạn và âm mưu của đế quốc Mĩ càng ngày càng tàn bạo, xảo quyệt. Âp Xẻo Đước lại phải đối phó với tên đồn trưởng mới ác ôn hơn trước. Và ông Tám phải bước vào một cuộc chiến sinh - tử thực sự.
Trước quân thù hung ác, ông Tám không chỉ bình tĩnh mà còn càng tỏ ra sắt đá, gan dạ. Con người ấy đối mặt với súng đạn nhưng rất bình thản. Trước những tiếng hỏi cộc lốc, trước tiếng hét man rợ, tức giận của kẻ thù, ông Tám chỉ trả lời rất gọn, rất gan góc, cứng cỏi. Và cứ thản nhiên như không có sự hiện diện của kẻ thù. Ông mở tủ thờ lấy cái áo dài bằng xuyến đen - chiếc áo chỉ bận khi có giỗ, ông thắp nhang trước bàn thờ và lầm rầm khấn. Hành động bình tĩnh của con người ấy làm quân thù khó hiểu, sự tàn bạo, dã man không hề mảy may làm con người rất bình thường kia phải nao núng, run sợ, cúi đầu.
Ông Tám lầm rầm khấn, trong lời nói rất chân thành như rút ra từ tâm khảm của ông trước bàn thờ, ta nhận thấy tấm lòng nhiệt thành của một con người gắn bó sâu nặng với mảnh đất quê hương; sự kiên trung của một có thể không thể phụ bạc công ơn cha mẹ “Nhà cửa, đất đai đây là của ông bà, cha mẹ và cách mạng đã tạo lập cho con. Bữa nay người ta ép buộc con phải bỏ đi. Con không thể phục bạc công ơn cha mẹ, cách mạng. Vậy, con xin chết cho cha mẹ và các liệt sĩ ngó thấy”.
Lập luận của con người ấy trước bàn thờ tổ tiên thật rành mạch, rõ ràng. Mảnh đất Xẻo Đước là của tổ tiên để lại, là nơi gắn bó máu thịt với ông và bao thế hệ đã nằm xuống. Và bởi vậy, ông Tám không chấp nhận phải rời xa mảnh đất ấy, phải nhìn thấy nó rơi vào tay kẻ thù. Ông đã nhìn thấy cái chết. Và thật kì lạ, con người ấy vẫn bình tĩnh, thản nhiên như không. Đó là cốt cách của con người được hun đúc từ một mảnh đất giàu truyền thống yêu nước; đó là sự gan góc, cứng cỏi của một con người được dưỡng dục từ một mảnh đất đầy máu lửa kiên trung, đó là sức mạnh của lòng dũng cảm, gan dạ, bất khuất. Và nó mạnh hơn bất cứ loại vũ khí tối tân hiện đại nào, vượt lên trên súng đạn và sự tàn ác của kẻ thù. Cái chết của ông Tám và thái độ trước cái chết của ông đã là một loại vũ khí sắc nhọn làm kẻ thù khiếp đảm, hoảng sợ.
Ông Tám cùng vẻ đẹp của tình yêu quê hương nồng đượm, cùng sự cắt đá, gan dạ trước kẻ thù, cùng với sự kiên gan, bình thản trước cái chết chính là hình ảnh đại diện cho con người của vùng đất Nam Bộ. Đó là những con người biết yêu, ghét rạch ròi, yêu thì hết sức tha thiết, mặn nồng, ghét thì khắc cốt ghi xương. Sự yêu ghét rạch ròi ấy, chúng ta đã từng bắt gặp ở rất nhiều con người Nam Bộ qua các tác phẩm của Nguyễn Đình Chiểu, Nguyễn Quang Sáng, Nguyễn Đình Thi, Đoàn Giỏi... Với tác phẩm Đất, Anh Đức một lần nữa đã thể hiện tính cách ấy ở một dáng vẻ mới có sức hấp dẫn, lôi cuốn người đọc.
Những nhân vật trong tác phẩm Đất còn biểu hiện trong vẻ đẹp của sự tình nghĩa, thủy chung với cách mạng, với cuộc kháng chiến của dân tộc.
Con người Nam Bộ luôn được nhắc tới với tính cách bộc trực, coi trọng tình nghĩa và dám xả thân vì nghĩa lớn. Người ta không lạ lẫm với tính cách đáng quý này vì đã từng bắt gặp trong hàng loạt các nhân vật: Vân Tiên, Tử Trực, Ông Quán, Nguyệt Nga, Út Tịch, chị Sứ. Ở mỗi nhân vật này, theo những cách thức riêng, họ đã thể hiện sâu sắc tính cách Nam Bộ.
Trong tác phẩm Đất của Anh Đức, tính cách sống vì tình nghĩa thủy chung được thể hiện tập trung ở gia đình ông Tám. Đây là một gia đình quyết không rời bỏ Đảng và cách mạng trong những ngày khó khăn gian khổ quyết liệt nào, cách mạng cần, kháng chiến cần, gia đình ông luôn luôn sẵn sàng hy sinh phục vụ kháng chiến. Những chiến sĩ từng nằm xuống vì cuộc chiến đấu không thể quên hành động nghĩa tình của gia đình ông cho bộ đội mượn xuồng di chuyển căn cứ; không thể quên những ngày quân giặc tới lùng sục, ông Tám vẫn mang bánh, trà tiếp tế cho cán bộ kháng chiến. Và con người ấy, khi cần đã sẵn sàng xả thân cho cuộc cách mạng, cho Tổ quốc, dân tộc.
Cuộc đối mặt của cha con ông Tám với kẻ thù không đơn thuần là cuộc chiến đấu sinh tử để giữ lại căn nhà, giữ lại mảnh đất tổ tiên, mà hơn thế nữa còn là tấm lòng với cách mạng, sự trung thành tuyệt đối với cuộc kháng chiến của dân tộc. Chính vì thế mà họ đã sẵn sàng xả thân và nhìn cái chết với thái độ bình thản, can đảm lạ lùng. Những con người Xẻo Đước vốn có cốt cách bộc trực, thẳng thắn của con người Nam Bộ, vốn có tình yêu máu thịt với mảnh đất “chôn nhau cắt rốn”, đã được bồi đắp thêm tình yêu nước, gắn bó sâu rộng nặng với cách mạng. Chỉ khi họ tin tưởng cách mạng, họ mới đủ dũng khí đối đầu với cái chết nhẹ nhàng bình tĩnh đến vậy.
Người dân Xẻo Đước đều trung thành tuyệt đối với cách mạng như thế. Họ là những người có thủy chung trước sau như một. Trước cuộc dồn dân, lập ấp chiến lược của kẻ thù, cả thôn Xẻo Đước đều một lòng một dạ bám trụ mảnh đất quê hương, họ quyết không để một tác đất rơi vào tay giặc. Họ còn là những người đứng dậy phá ấp chiến lược, đánh đồn bốt của quân thù. Những người như ông Tám, anh Hai Cầu, thím Sáu Ơn và hàng ngàn người dân Xẻo Đước mãi mãi là những tấm gương của lòng trung kiên, sự nghĩa tình, tấm lòng với cách mạng, kháng chiến.
Dưới ngòi bút của Anh Đức, tính cách Nam Bộ chính là sự kết hợp hài hòa giữa những nét đẹp truyền thống của người Nam Bộ và vẻ đẹp của thời đại đã tạo nên ở họ. Đó cũng là sức mạnh tiềm tàng trong mỗi con người mà khi cần họ có thể làm cho quân thù khiếp sợ.
Anh Đức đã rất thành công trong việc khắc họa tính cách của con người Nam Bộ trong chiến tranh. Vẻ đẹp của họ cũng chính là vẻ đẹp của con người Việt Nam gan dạ, kiên trung và đồng thời lại mang những nét phẩm chất rất riêng của người Nam Bộ: bộc trực, thẳng thắn, dám xả thân vì nghĩa lớn. Người đọc không thể quên được tác phẩm của ông một phần cũng là vì thế.
Ân tượng về mảnh đất Xẻo Đước và những con người ở đó chính là vẻ dung dị trong tâm hồn, cốt cách của họ. Con người Xẻo Đước bộc trực, thẳng thắn, yêu ghét rạch ròi, phân minh. Đó là những con người yêu thiết tha, gắn bó bền chặt máu thịt với mảnh đất quê hương, đồng thời đó còn là những con người tình nghĩa, thủy chung với cách mạng, với cuộc kháng chiến của dân tộc.
Đặc điểm nổi bật trong tính cách của những con người Xẻo Đước là yêu thiết tha mảnh đất họ đã sinh ra và lớn lên.
Khung cảnh của Xẻo Đước đã cho chúng ta thấy điều đó. Ở đâu cũng nhìn thấy không khí chiến đấu, bảo vệ, giữ làng. Con người Xẻo Đước không chấp nhận chính sách dồn dân, lập ấp chiến lược. Họ đã lập ra khu làng diệt thù, khu làng cách mạng. Dây thép gai của quân thù đã biến thành hàng rào bảo vệ xóm ấy, “dây thép gai không vo cuộn mà dàn ra, vây kín lấy xóm ấp”. Đi tới đâu “tôi” - người kể chuyện - cũng nhận thấy khí thế cách mạng lên tới từng lạch sông, từng nhà, từng người Xẻo Đước. Ở đâu cũng nhìn thấy các tấm biển “Quyết tử giữ làng”, và họ đã dựng cho xóm ấp một bức thành đất, dày, cao, có tới bốn lỗ châu mai hun hút. Đó là tư thế chủ động, sẵn sàng chiến đấu. Bất cứ lúc nào người dân nơi đây cũng sẵn sàng đối mặt với quân thù. Đó là tinh thần chiến đấu của một vùng đất mà mỗi con người đều dám xả thân quên mình vì nó.
Nổi bật trong khung cảnh Xẻo Đước ngùn ngụt chí khí chiến đấu là những con người gan góc, kiên trung. Anh Đức đã tô đậm chân dung một con người tiêu biểu của mảnh đất này - ông Tám.
Ông Tám - một con người tiêu biểu của Xẻo Đước, mang đậm cốt cách con người Nam Bộ. Đó là một con người yêu mảnh đất quê hương một cách nhiệt thành, sâu sắc. Đó cũng chính là động lực, là sức mạnh để ông Tám có thể sống một cách gan góc, can trường, để ông có thể bình tĩnh trước súng đạn quân thù và để ông có thể thản nhiên nhìn cái chết.
Tính cách, phẩm chất cao đẹp của nhân vật ông Tám tập trung trong tình huống đối mặt với kẻ thù, đối diện với việc phải rời bỏ mảnh đất quê hương. Cũng chính trong tình huống đau thương đầy kịch tính này mà nhân vật ông Tám mới bộc lộ hết vẻ đẹp của con người Nam Bộ.
Trước sử ráo riết của quân thù đòi dồn dân, lập ấp chiến lược, ông Tám quyết tâm thể hiện sự vững vàng bám đất bám làng để làm gương cho cả ấp. “Nhà mình ở đầu xóm mà núng thế thì không làm gương được cho lối xóm”. Ông Tám đã quyết tâm giữ ngôi nhà của mình, cũng là quyết tâm bám chặt xóm ấp, giữ gìn mảnh đất quê hương. Trước mặt quân thù, ông Tám thể hiện sự bình tĩnh, bộc trực: “Tôi nói thiệt chớ không phải giỡn đâu. Chú nào leo lên rút một cọng lá tôi chém cho coi”. Lời nói thẳng thắn, tỉnh khô ấy không chỉ thể hiện sự khẳng khái, cương trực vốn có của người Nam Bộ mà còn thể hiện tư thế chủ động sẵn sàng đối đầu với tất cả. Con người ấy như lường trước được mọi việc và không gì có thể cản bước, không gì có thể làm ông khuất phục, cúi đầu.
Thế nhưng thủ đoạn và âm mưu của đế quốc Mĩ càng ngày càng tàn bạo, xảo quyệt. Âp Xẻo Đước lại phải đối phó với tên đồn trưởng mới ác ôn hơn trước. Và ông Tám phải bước vào một cuộc chiến sinh - tử thực sự.
Ông Tám lầm rầm khấn, trong lời nói rất chân thành như rút ra từ tâm khảm của ông trước bàn thờ, ta nhận thấy tấm lòng nhiệt thành của một con người gắn bó sâu nặng với mảnh đất quê hương; sự kiên trung của một có thể không thể phụ bạc công ơn cha mẹ “Nhà cửa, đất đai đây là của ông bà, cha mẹ và cách mạng đã tạo lập cho con. Bữa nay người ta ép buộc con phải bỏ đi. Con không thể phục bạc công ơn cha mẹ, cách mạng. Vậy, con xin chết cho cha mẹ và các liệt sĩ ngó thấy”.
Lập luận của con người ấy trước bàn thờ tổ tiên thật rành mạch, rõ ràng. Mảnh đất Xẻo Đước là của tổ tiên để lại, là nơi gắn bó máu thịt với ông và bao thế hệ đã nằm xuống. Và bởi vậy, ông Tám không chấp nhận phải rời xa mảnh đất ấy, phải nhìn thấy nó rơi vào tay kẻ thù. Ông đã nhìn thấy cái chết. Và thật kì lạ, con người ấy vẫn bình tĩnh, thản nhiên như không. Đó là cốt cách của con người được hun đúc từ một mảnh đất giàu truyền thống yêu nước; đó là sự gan góc, cứng cỏi của một con người được dưỡng dục từ một mảnh đất đầy máu lửa kiên trung, đó là sức mạnh của lòng dũng cảm, gan dạ, bất khuất. Và nó mạnh hơn bất cứ loại vũ khí tối tân hiện đại nào, vượt lên trên súng đạn và sự tàn ác của kẻ thù. Cái chết của ông Tám và thái độ trước cái chết của ông đã là một loại vũ khí sắc nhọn làm kẻ thù khiếp đảm, hoảng sợ.
Ông Tám cùng vẻ đẹp của tình yêu quê hương nồng đượm, cùng sự cắt đá, gan dạ trước kẻ thù, cùng với sự kiên gan, bình thản trước cái chết chính là hình ảnh đại diện cho con người của vùng đất Nam Bộ. Đó là những con người biết yêu, ghét rạch ròi, yêu thì hết sức tha thiết, mặn nồng, ghét thì khắc cốt ghi xương. Sự yêu ghét rạch ròi ấy, chúng ta đã từng bắt gặp ở rất nhiều con người Nam Bộ qua các tác phẩm của Nguyễn Đình Chiểu, Nguyễn Quang Sáng, Nguyễn Đình Thi, Đoàn Giỏi... Với tác phẩm Đất, Anh Đức một lần nữa đã thể hiện tính cách ấy ở một dáng vẻ mới có sức hấp dẫn, lôi cuốn người đọc.
Những nhân vật trong tác phẩm Đất còn biểu hiện trong vẻ đẹp của sự tình nghĩa, thủy chung với cách mạng, với cuộc kháng chiến của dân tộc.
Con người Nam Bộ luôn được nhắc tới với tính cách bộc trực, coi trọng tình nghĩa và dám xả thân vì nghĩa lớn. Người ta không lạ lẫm với tính cách đáng quý này vì đã từng bắt gặp trong hàng loạt các nhân vật: Vân Tiên, Tử Trực, Ông Quán, Nguyệt Nga, Út Tịch, chị Sứ. Ở mỗi nhân vật này, theo những cách thức riêng, họ đã thể hiện sâu sắc tính cách Nam Bộ.
Trong tác phẩm Đất của Anh Đức, tính cách sống vì tình nghĩa thủy chung được thể hiện tập trung ở gia đình ông Tám. Đây là một gia đình quyết không rời bỏ Đảng và cách mạng trong những ngày khó khăn gian khổ quyết liệt nào, cách mạng cần, kháng chiến cần, gia đình ông luôn luôn sẵn sàng hy sinh phục vụ kháng chiến. Những chiến sĩ từng nằm xuống vì cuộc chiến đấu không thể quên hành động nghĩa tình của gia đình ông cho bộ đội mượn xuồng di chuyển căn cứ; không thể quên những ngày quân giặc tới lùng sục, ông Tám vẫn mang bánh, trà tiếp tế cho cán bộ kháng chiến. Và con người ấy, khi cần đã sẵn sàng xả thân cho cuộc cách mạng, cho Tổ quốc, dân tộc.
Cuộc đối mặt của cha con ông Tám với kẻ thù không đơn thuần là cuộc chiến đấu sinh tử để giữ lại căn nhà, giữ lại mảnh đất tổ tiên, mà hơn thế nữa còn là tấm lòng với cách mạng, sự trung thành tuyệt đối với cuộc kháng chiến của dân tộc. Chính vì thế mà họ đã sẵn sàng xả thân và nhìn cái chết với thái độ bình thản, can đảm lạ lùng. Những con người Xẻo Đước vốn có cốt cách bộc trực, thẳng thắn của con người Nam Bộ, vốn có tình yêu máu thịt với mảnh đất “chôn nhau cắt rốn”, đã được bồi đắp thêm tình yêu nước, gắn bó sâu rộng nặng với cách mạng. Chỉ khi họ tin tưởng cách mạng, họ mới đủ dũng khí đối đầu với cái chết nhẹ nhàng bình tĩnh đến vậy.
Người dân Xẻo Đước đều trung thành tuyệt đối với cách mạng như thế. Họ là những người có thủy chung trước sau như một. Trước cuộc dồn dân, lập ấp chiến lược của kẻ thù, cả thôn Xẻo Đước đều một lòng một dạ bám trụ mảnh đất quê hương, họ quyết không để một tác đất rơi vào tay giặc. Họ còn là những người đứng dậy phá ấp chiến lược, đánh đồn bốt của quân thù. Những người như ông Tám, anh Hai Cầu, thím Sáu Ơn và hàng ngàn người dân Xẻo Đước mãi mãi là những tấm gương của lòng trung kiên, sự nghĩa tình, tấm lòng với cách mạng, kháng chiến.
Dưới ngòi bút của Anh Đức, tính cách Nam Bộ chính là sự kết hợp hài hòa giữa những nét đẹp truyền thống của người Nam Bộ và vẻ đẹp của thời đại đã tạo nên ở họ. Đó cũng là sức mạnh tiềm tàng trong mỗi con người mà khi cần họ có thể làm cho quân thù khiếp sợ.
Anh Đức đã rất thành công trong việc khắc họa tính cách của con người Nam Bộ trong chiến tranh. Vẻ đẹp của họ cũng chính là vẻ đẹp của con người Việt Nam gan dạ, kiên trung và đồng thời lại mang những nét phẩm chất rất riêng của người Nam Bộ: bộc trực, thẳng thắn, dám xả thân vì nghĩa lớn. Người đọc không thể quên được tác phẩm của ông một phần cũng là vì thế.