04/06/2018, 09:27

Tìm hiểu những tác dụng của cây mã đề, bạn cần nên biết

Mô tả cây mã đề Mã đề có tên khoa học là Plantago major L., Họ Mã đề – Plantaginaceae hay nhiều người gọi mã đề là Mã đề thảo, Xa tiền, Mã đề á. Đặc điểm thực vật, phân bố của Mã đề: Mã đề là loại cỏ sống lâu năm, thân nhẵn. Lá mọc thành cụm ở gốc, phiến lá hình thìa hay hình trứng, có ...

Mô tả cây mã đề

Mã đề có tên khoa học là Plantago major L., Họ Mã đề – Plantaginaceae hay nhiều người gọi mã đề là Mã đề thảo, Xa tiền, Mã đề á.

Đặc điểm thực vật, phân bố của Mã đề: Mã đề là loại cỏ sống lâu năm, thân nhẵn. Lá mọc thành cụm ở gốc, phiến lá hình thìa hay hình trứng, có gân dọc theo sống lá và đồng quy ở ngọn và gốc lá. Hoa mọc thành bông, có cán dài, xuất phát từ kẽ lá. Hoa lưỡng tính. Quả hộp, trong chứa nhiều hạt màu nâu đen bóng. Mã đề mọc hoang và được trồng ở khắp nước ta.

 cay-ma-de-1

Cách trồng Mã đề: Trồng Mã đề bằng hạt chọn  ở những cây khỏe; hạt nhẵn, đen. Thường trồng vào mùa xuân và mùa thu, tốt nhất vào mùa thu. Mã đề ưa đất tốt, ẩm vừa phải. Đất tốt cây rất to.

Bộ phận dùng, chế biến của Mã đề:

+ Hạt Mã đề phơi hay sấy khô gọi là Xa tiền tử.

+ Toàn cây Mã đề bỏ rễ phơi hay sấy khô gọi là Xa tiền thảo.

+ Lá Mã đề để tươi hay phơi hoặc sấy khô.

Công dụng của cây mã đề

+ Lá: Phế nhiệt, đàm nhiệt, ho lâu ngày, viêm khí quản, viêm thận và bàng quang, bí tiểu tiện, tiểu tiện đau rít ra máu hoặc ra sỏi, phù thũng, mắt đau nhặm sưng đỏ (sung huyết), thử thấp ỉa chảy, nôn ra máu, chảy máu cam, sang độc.

+ Hạt: Tiểu tiện bế tắc, ỉa chảy, kiết lỵ do thử thấp, đau mắt đỏ có màng sưng.

Cách dùng, liều lượng: Ngày dùng 10-20g lá hoặc 6-12g hạt dưới dạng thuốc sắc. Lá tươi giã nhỏ đắp lên mụn nhọt, toàn cây nấu thành cao đặc chữa bỏng

Một số bài thuốc về cây mã đề

–  Bài thuốc lợi tiểu: hạt Mã đề 10 g, Cam thảo 2g, nước 600ml sắc còn 200ml chia 3 lần uống trong ngày.

–  Chữa ho tiêu đờm: Mã đề 10g, Cam thảo 2g, Cát cánh 2g, nước 400ml sắc còn 200ml chia 3 lần uống trong ngày.

– Chữa sỏi đường tiết niệu: Mã đề 20 g, Kim tiền thảo 30 g, rễ cỏ Tranh 20 g. Ba thứ trên sắc uống ngày một thang hoặc hãm chè uống nhiều lần trong ngày.

cay-ma-de

–  Chữa sốt xuất huyết: Mã đề tươi 50 g, củ sắn dây 30 g. Hai thứ trên rửa sạch đun trong 1 lít nước, sắc kỹ còn một nửa, chia làm 2 lần uống lúc đói trong ngày. Có thể cho thêm đường, uống liền trong 3 ngày.

–  Chữa viêm gan siêu vi trùng: Mã đề 20 g, Nhân trần 40 g, Chi tử 20g, lá Mơ 20g. Tất cả thái nhỏ sấy khô, hãm như chè để uống, ngày uống 100-150 ml.

Món ăn bổ dưỡng từ cây mã đề

Cháo mã đề:

Món ăn này chế biến từ lá mã đề, gạo tẻ, hành, muối, có tác dụng thanh nhiệt, trừ đờm, lợi tiểu, sáng mắt. Cho tới ngày nay, cháo mã đề vẫn rất nổi tiếng và được ưa chuộng tại Trung Quốc.

Canh mã đề:

Món canh mã đề được chế biến từ lá mã đề, hành, gừng, muối ăn có tác dụng chữa bệnh đái ra máu, đau buốt niệu đạo rất hiệu nghiệm.

Một số bài thuốc đơn giản có tác dụng chữa bệnh từ cây bông mã đề

Thuốc lợi tiểu:

Hạt mã đề 10g, cam thảo 2g, nước 600ml. Sắc và giữ sôi trong nửa giờ, chia 3 lần uống trong ngày.

Chữa ho, tiêu đờm:

Mã đề 10 g, cam thảo 5 g, cát cánh 12 g, tất cả đổ ngập nước, đun sôi 30 phút, chia làm 3 lần uống trong ngày.

Chữa chứng bí tiểu tiện:

Dùng 12 g hạt mã đề sắc uống nhiều lần trong ngày, có thể thêm ít lá sắc cùng để uống.

Chữa rụng tóc:

Lá mã đề rửa sạch phơi khô đốt thành than sau đó trộn với dấm ngâm trong 1 tuần rồi bôi lên chỗ bị rụng tóc sẽ rất hiệu quả.

Chữa bệnh lỵ:

Mã đề tươi 30g, rau sam tươi 30g, đem rửa sạch và đun nước uống hàng ngày như trà xanh.

Chữa sỏi đường tiết niệu:

Mã đề 20, kim tiền thảo 30g, rễ cỏ tranh 20g, sắc chung 3 thứ uống ngày 1 thang hoặc hãm như chè uống nhiều lần trong ngày.

Lưu khi khi dùng cây mã đề

– Lá: Phụ nữ có thai dùng phải thận trọng. Người già thận kém, đái đêm nhiều không nên dùng.

– Hạt: Không phải thấp nhiệt dùng thận trọng.

0