Tiếp thị địa phương
(tiếng Anh: place marketing) là một kế hoạch tổng hợp đồng bộ giới thiệu về một địa phương với những đặc điểm nổi bật, các ưu thế hiện có và viễn cảnh phát triển lâu dài của địa phương đó nhằm thu hút các nhà đầu tư, kinh doanh, những người du lịch, những ...
(tiếng Anh: place marketing) là một kế hoạch tổng hợp đồng bộ giới thiệu về một địa phương với những đặc điểm nổi bật, các ưu thế hiện có và viễn cảnh phát triển lâu dài của địa phương đó nhằm thu hút các nhà đầu tư, kinh doanh, những người du lịch, những cư dân đến địa phương đó tìm những cơ hội đầu tư kinh doanh hay thoả mãn các nhu cầu tiêu dùng của mình, từ đó thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội của địa phương.
Giống như tiếp thị sản phẩm, nhưng “sản phẩm” địa phương phải được hiểu là đất đai, thổ nhưỡng, vị trí, địa lý, lịch sử, văn hoá, kinh tế, v.v… và cả con người của vùng đất đó. Sản phẩm địa phương có đặc tính là hiếm, không dịch chuyển, không trùng lắp và tính đặc thù rất cao. Bởi vậy nó đòi hỏi cách tiếp thị cũng phải độc đáo, linh hoạt và khác biệt.
Xây dựng chiến lược tiếp thị địa phương là tìm cách phát huy những đặc thù riêng của địa phương mình nhằm hấp dẫn những thị trường và khách hàng muốn nhắm tới, vì thế nó phải dựa trên tiêu chí coi nhà đầu tư và khách hàng là trọng tâm. Cạnh tranh giữa các địa phương với nhau không chỉ là chất lượng sản phẩm và giá cả rẻ, mà còn cạnh tranh bằng cơ chế - chính sách, sự tận tụy - chuyên nghiệp của bộ máy nhà nước, thái độ ứng xử văn minh lịch sự của người dân, uy tín của doanh nhân và thương hiệu của doanh nghiệp.
Địa phương là:
- Một khu vực, một quốc gia, một không gian địa lý chính trị, một thành phố và vùng ảnh hưởng chung quanh.
- Một khu vực gồm các yếu tố văn hóa, lịch sử, dân tộc có đặc tính tương đồng.
- Một thị trường với những thuộc tính có thể xác định được.
- Nền tảng cho nền công nghiệp địa phương và một quần thể những ngành nghề với chuỗi liên hệ hàng dọc, hàng ngang.
- Địa phương với cái nhìn tiếp thị không bị giới hạn bởi địa lý hành chính.
Bài hoặc đoạn này cần được wiki hóa theo các quy cách định dạng và văn phong Wikipedia.
Xin hãy giúp phát triển bài này bằng cách liên kết trong đến các mục từ thích hợp khác.
Một khu vực địa phương xét ở điều kiện địa lý hành chính, có thể có nhiều dạng với các mô hình mang đặc tính khác nhau tùy thuộc vào đặc tính thị trường:
- • Du lịch,
- • Công nghiệp,
- • Thương mại dịch vụ,
- • Dân cư,
- • Văn hóa giáo dục,
- • Lao động,
- • Tôn giáo,
- • v.v…...…
Thu hút:
- Du khách
- Kinh doanh và công nghiệp
- Cư dân và nhân công
- Thị trường xuất khẩu
- • Địa phương được xem như một sản phẩm để tiếp thị nhưng không phải là một sản phẩm cụ thể.
- • là giới thiệu tiềm năng tổng hợp, cơ hội làm ăn, khả năng cung ứng các loại sản phẩm vật chất, tinh thần v.v… cho khách hàng.
- • Những khách hàng khác nhau có những nhận dạng khác nhau về một địa phương.
- • Sự tiếp nhận khách hàng hay ngành nghề nào đó có thể làm thay đổi vị thế của địa phương theo hướng khác nhau (ưu hay nhược). Do đó cần phải có một qui hoạch phát triển tổng hợp dài hạn cho địa phương.
Các công cụ để tiếp thị địa phương
- • Quảng bá hình ảnh bằng các phương tiện thông tin, truyền thông, giao tiếp truyền khẩu của con người, bằng sản phẩm hàng hóa của địa phương đó.
- • Tổ chức các hoạt động tại địa phương để lôi kéo khách hàng đến địa phương bằng sự kiện lịch sử, con người, sự kiện thời sự đang hay sẽ diễn ra.
- Đánh giá hiện trạng địa phương
- Xây dựng tầm nhìn và mục tiêu phát triển
- Thiết kế các chiến lược tiếp thị
- Hoạch định chương trình thực hiện tiếp thị
- Thực hiện và kiểm soát
- • Xây dựng thương hiệu
- • Trách nhiệm và hiểu biết về vai trò tiếp thị địa phương
- • Biết sử dụng công nghệ thông tin để thực hiện kế hoạch tiếp thị
- • Biết liên kết mọi khả năng, mọi ngành, mọi địa phương để tạo ra sự đa dạng và hỗ trợ lẫn nhau, bổ sung cho nhau
- • Phải có sự đào tạo lực lượng lao động, nhân tài và chú ý đến tố chất thành phần dân cư