02/08/2018, 22:49

Tiếng Việt thời LM de Rhodes – vài nhận xét về tên gọi và cách đọc (phần 11)

Nguyễn Cung Thông [1] Phần này bàn về một số cách dùng trong tiếng Việt thời LM de Rhodes như toàn/tuyền/tiền, đam/đem, khứng/khẳng, mựa/vô, dòng Đức Chúa Giê-Su. Đây là những ‘cầu nối’ để có thể giải thích một số cách đọc tiếng Việt hiện đại cũng như cho ta thấy rõ hơn ...

Untitled

Nguyễn Cung Thông[1]

Phần này bàn về một số cách dùng trong tiếng Việt thời LM de Rhodes như toàn/tuyền/tiền, đam/đem, khứng/khẳng, mựa/vô, dòng Đức Chúa Giê-Su. Đây là những ‘cầu nối’ để có thể giải thích một số cách đọc tiếng Việt hiện đại cũng như cho ta thấy rõ hơn quá trình hình thành tiếng Việt. Các tài liệu tham khảo chính của bài viết này là ba tác phẩm của LM de Rhodes soạn: cuốn Phép Giảng Tám Ngày (viết tắt là PGTN), Bản Báo Cáo vắn tắt về tiếng An Nam hay Đông Kinh (viết tắt là BBC) và từ điển Annam-Lusitan-Latinh (thường gọi là Việt-Bồ-La, viết tắt là VBL) có thể tra từ điển này trên mạng, như trang này chẳng hạn http://books.google.fr/books?id=uGhkAAAAMAAJ&printsec=frontcover#v=onepage&q&f=false .

Các chữ viết tắt khác là SSS (Sách Sổ Sang Chép Các Việc), NCT (Nguyễn Cung Thông), TVGT (Thuyết Văn Giải Tự/khoảng 100 SCN), NT (Ngọc Thiên/543), ĐV (Đường Vận/751), NKVT (Ngũ Kinh Văn Tự/776), LKTG (Long Kham Thủ Giám/997), QV (Quảng Vận/1008), TV (Tập Vận/1037/1067), TNAV (Trung Nguyên Âm Vận/1324), CV (Chính Vận/1375), TVi (Tự Vị/1615), VB (Vận Bổ/1100/1154), VH (Vận Hội/1297), LT (Loại Thiên/1039/1066), CTT (Chính Tự Thông/1670), TViB (Tự Vị Bổ/1666), TTTH (Tứ Thanh Thiên Hải), KH (Khang Hi/1716), P (tiếng Pháp), A (tiếng Anh), L (tiếng La Tinh), PG (Phật Giáo), CG (Công Giáo), VN (Việt Nam), TQ (Trung Quốc), HV (Hán Việt), BK (Bắc Kinh), MACC (Mùa Ăn Chay Cả/LM Maiorica), ĐCGS (Đức Chúa Giê-Su), CTTr (Các Thánh Truyện), TCTM (Thiên Chúa Thánh Mẫu). Trang/cột/tờ của VBL được trích lại từ bản La Tinh để người đọc tiện tra cứu thêm.

  1. Tên gọi Tuyền, Tiền, Toàn và dòng ĐCGS

1.1 Tên tục (tọuc, BBC trang 16) tương ứng với cụm từ HV tục danh 俗名 là tên cha mẹ đặt cho các trẻ nhỏ từ thời sinh ra, các người khác không thuộc gia đình thì không được gọi tên này, nhất là cho một gia đình quyền quý (theo BBC, VBL không ghi “tên tục”). LM de Rhodes đưa ra trường hợp tên tục của một bà quan Trấn Thủ là Tiền (có lẽ là tuyền/tiền[2] HV 泉 – NCT), thì người làm hay các người không thuộc gia đình bà thì không được dùng Tiền mà phải gọi là Toàn (tŏàn/VBL – BBC không viết hoa các tên Tiền hay Toàn), cách gọi trại đi như vậy cũng áp dụng cho các gia đình thấp hèn khác. Đây là đoạn văn – với các dạng kị húy bằng chữ quốc ngữ đầu tiên – viết về hiện tượng kị húy (kị huý/kiêng huý) trong tiếng Việt. Một phương pháp kị huý và chỉ sự tôn kính là dùng chức tước (tên quan/BBC) được vua chúa ban cho như “ông mậu tài”, hay dùng chữ đức như “đức Chúa bà” (chỉ vợ của Chúa Đàng Ngoài) …v.v… Cách gọi tên ở Tây phương khác với Đông phương, rất trân trọng tên tổ tiên và cố tình đặt tên con cháu mình giống vậy thay vì tránh đặt trùng tên (kị húy). LM Maiorica ý thức được sự khác biệt giữa hai nền văn hoá Đông và Tây trong cách thức đặt tên, nên thường ghi thêm là “cùng tên với cha hay mẹ” hay “cùng tên với con” trong các tác phẩm Nôm. Các trang 136-149 CTTr tháng ba chép lại cuộc đời của vua Louis IX (1214-1270) của Pháp, sau được phong Thánh[3] vì công nghiệp và đức hạnh: tên Louis cũng là tên cha (vua Louis VIII). Trang 45 trong CTTr có ghi lại chuyện ông thánh Am-Lô-Si-Ô (Ambrosius/L ~ Ambrose/A 340-397) cùng tên với cha mình, cũng được đặt tên là Aurelius Ambrosius[4] từng làm Trấn Thủ (prefect) xứ Gaul của đế quốc La Mã. Hoàng tử Casimir (1458-1484) sau được phong thánh, con trai thứ nhì của vua Ba-Lan Casimir IV (thứ tư), cũng lấy cùng tên cha là Casimir[5] – nhưng đọc là Casimiro trong tiếng Bồ-Đào-Nha (và Tây-Ban-Nha, Ý). Cách đọc Casimiro (viết Nôm là ca si mi lô, trang 22 CTTr tháng ba trang 22) cho thấy ảnh hưởng của tiếng Bồ-Đào-Nha trong các kinh sách CG soạn ở Đàng Trong/Ngoài thời LM Maiorica. Bà thánh Euphrasia (380-410) là con của nhà quyền thế Antigonus, cũng được đặt tên theo tên người mẹ (CTTr tháng ba trang 71). Ngay cả tên ĐCGS là Jesus (Yehua, tiếng Do Thái nghĩa là cứu thế) thời ĐCGS đã có nhiều người mang tên này. LM Maiorica cho ta biết (CTTr tháng giêng trang 21-22) ba nhân vật nổi tiếng từng có tên riêng là Giê-Su trước thời ĐCGS ra đời: (a) người cai quản và giúp đỡ dân Do Thái khỏi giặc (b) người hay chữ và viết kinh sách bằng tiếng Do Thái (c) thầy cả người Do Thái có tiếng là nhân đức. Gần đây hơn, cựu Tổng thống Mỹ George Bush (nhiệm kì 1995-2000) cũng trùng tên với cha cũng từng làm Tổng thống Mỹ (nhiệm kì 1989-1993), do đó tiếng Anh thường ghi thêm vào sau tên trùng chữ Junior (Jr. ~  con) để phân biệt với tên cha Senior[6] (Sr. ~ cha). Thế hệ gần đây ở VN cũng có người đặt tên giống cha mẹ mình như cô MC Nguyễn Cao Kỳ Duyên là con gái của cựu Phó Tổng Thống VNCH Nguyễn Cao Kỳ.

1.2 Một điều đáng nhắc ở đây là cách gọi dòng ĐCGS (Societas Iesu/L viết tắt là S.J. ~ Society of Jesus/A) được thành lập bởi ông thánh Ignacio de Loyola (1491-1556) cùng các bạn vào năm 1535 ở Paris. Dòng ĐCGS viết chữ Nôm trong các bản Nôm của LM Maiorica là 用德主支秋 (dụng đức chủ chi thu HV), td. CTTr tháng giêng trang 17. Vào thời LM de Rhodes và Maiorica, dòng ĐCGS vẫn được dùng như vậy cũng như cách dùng HV tương đương Giê-Su Hội 支秋會 (*chi *thu[7] hội, chi thu là âm đọc gần đúng của Jesus) so với cách dùng ở TQ cùng thời là 耶穌會 (Gia-Tô Hội, gia tô đọc theo giọng BK bây giờ là yē sū, một cách kí âm Jesus). VBL trang 159 ghi “Dòng ông thánh Chico (familia Sancti Francisci/L)” so với các bản Nôm của LM Maiorica:”khi các thầy dòng ông thánh Chi-Cô ăn cơm, nghe tiếng chuông ngoài của” TCTGKM trang 160, “Mồng hai – ông thánh Chi-Cô Xa-Vi-E” CTTr trang 10. Chi-Cô có một dạng chữ Nôm là chi cô HV 支姑. Ông thánh Chi-Cô Xa-Vi-E chính là LM Francisco Xavier (1506-1552, đồng sáng lập dòng Tên) được phong thánh vào năm 1622 bởi Đức Giáo Hoàng Gregory XV, không phải ngẫu nhiên mà VBL trang 159 lại chỉ có mục “Dòng ông thánh Chi-Cô” so với các dòng khác[8]. Dòng ông thánh Chico là dòng Franciscan hay Dòng Anh Em Hèn Mọn, Order of Friars Minor/OFM, có ý từ bỏ cuộc sống xa hoa mà theo gương ĐCGS. Ảnh hưởng của tiếng Bồ-Đào-Nha rõ nét trong cách dùng Chi-Cô, tên riêng Francisco trong tiếng Bồ-Đào-Nha. Francisco có gốc La Tinh francus nghĩa là tự do (tính từ) hay người đàn ông tự do (free man/A, danh từ). Nét nghĩa tự do/không bị bó buộc dẫn đến nét nghĩa hào phóng, rộng lượng hay thành thật của tính từ frank tiếng Anh hay franc tiếng Pháp. Frank còn là tên một bô lạc Germanic cổ đại ở hậu lưu sông Rhine (thế kỷ thứ III SCN), một nguồn xây dựng dân tộc và ngôn ngữ Pháp hiện nay. Các giáo sĩ sang Á Châu truyền đạo vào cuối thế kỷ XVI và đầu thế kỷ XVII thuộc các dòng khác nhau, và cũng có gây nhiều lấn cấn về phương pháp cũng như nội dung các tài liệu truyền giảng. Tuy nhiên các giáo sĩ dòng Tên được đào tạo kỹ lưỡng và bài bản, chịu khó ghi chép nên ta mới có nhiều tài liện quý giá sau này. CTTr rõ ràng là được soạn sau năm 1622 khi LM Francisco Xavier được Tòa thánh La Mã chính thức phong chức thánh (canonised/A). Dòng ông thánh Chi-Cô là cách gọi thông thường hơn vì dùng lại tên các vị LM sáng lập ra: cũng như dòng Đa Minh, dòng thánh Biển Đức (saint Benedict), dòng đức Bà Maria … Tên gọi ‘dòng đức Chúa Giê-Su’ khá đặc biệt vì dùng thẳng tên của ĐCGS, một số người xem cách gọi này mang tính chất ngạo mạn (coi thường ĐCGS ~ “kị huý”). Đọc qua các bản Nôm của LM Maiorica :”Các thầy dòng ĐCGS ở nước Ma-Ni-La[9] truyền rằng … khi đã gần qua đời thì họ hàng gọi một thầy dòng Đức Chúa Giê-Su” TCTGKM trang 16-17, “Có một thầy dòng ĐCGS tên là Giu-Ong Phi-Sô … Thầy cả Gia-Cô-Bê Mát-Ti-Nho, dòng ĐCGS …” TCTM quyển trung trang 81, 84 …v.v… VBL lại ghi là dòng ông thánh Chi Cô, so với cách gọi “dòng ĐCGS” của LM Maiorica, cũng như trong vài bản Nôm ông tự xưng là Giê-Su Hội Sĩ 支秋會士. Cách dùng dòng Tên chỉ xuất hiện về sau – ngay cả vào thời Béhaine (1772/1773) và Taberd (1838) cũng không thấy ghi cách dùng này – có thể là do kị húy[10] tên tục của ĐCGS, theo phong tục của người VN, học giả Trương Vĩnh Ký/1884 ghi dòng Tên[11] là cách gọi phát xuất ở Đàng Ngoài và Huỳnh Tịnh Của không ghi cách dùng dòng Tên (ĐNQATV – Nam Bộ). Ngoài ra, từ năm 1732 thì dòng Chúa Cứu Thế (viết tắt là C.Ss.R hay CSSR < Congregatio Sanctissimi Redemptoris/L) ra đời: cách gọi này có nét nghĩa gần giống với dòng Đức Chúa Giê-Su (Giê-Su là cứu thế, chữa đời). Do đó, dòng ĐCGS có lẽ gọi là dòng Tên cho phân biệt dễ hơn cũng như không dùng trực tiếp tên của ĐCGS. Trong vài tác phẩm chữ Nôm của LM Maiorica, ông còn ghi ở đầu trang là “Giê-Su Hội Sĩ” – tiếng Trung (Hoa) là 耶穌會士 Da Tô Hội Sĩ -không thấy dùng dòng Tên ở các văn bản Nôm. Bài thơ sau, trích từ quyển “Nhật trình kim thư khất chinh Chúa giáo (1797)” của LM Philiphê Bỉnh, cho thấy cách dùng Je-su hội sĩ: có lẽ bài thơ này được viết sau năm 1814, vì Đức Giáo Hoàng Clement XIV giải thể dòng Tên vào năm 1773 và chỉ được tái lập vào năm 1814 (vào thời Đức Giáo Hoàng Pope Pius VII). LM Philiphê Bỉnh cũng thường viết là “dòng Đức Chúa Giê-Su” hay viết tắt là “dòng ĐCJ” trong SSS.

Nhật trình kim thư khất chinh Chúa giáo (1797) – LM Philiphê Bỉnh

Untitled.png

  1. Đam (đem)

VBL ghi hai cả dạng đem và đam, nhưng chỉ ghi định nghĩa chi tiết ở mục đam (VBL trang 195) cho thấy đam là dạng thường gặp vào thời VBL, đam cũng thường xuất hiện trong PGTN và các tác phẩm Nôm của LM Maiorica. Ngoài ra, so sánh các từ như “đam đám đàm đảm đãm đạm” và “đem *đém *đèm *đẻm *đãm *đẹm” dùng trong tiếng Việt, ta có thể thấy dạng đem xuất hiện ít hơn và do đó gần đây hơn so với đam. Dựa vào dạng đam thời VBL, ta có thể liên kết động từ đem với động từ HV đam/đảm, cũng như tương quan giảm kém, giam[12] kem, khảm kẻm (thung lũng/VBL trang 355), lãm xem, trảm chém, tham thèm … Xem lại chữ đam/đảm 擔 (thanh mẫu đoan 端 vận mẫu đàm 談 bình/khứ thanh, khai khẩu nhất đẳng) có các cách đọc theo phiên thiết

都甘切 đô cam thiết (ĐV, QV, TV, LT, LT, VH)

丁甘反 đinh cam phản (LKTG)

丁甘切 đinh cam thiết (NT, TTTH)

丁甘反 đinh cam phản (NKVT 五經文字)

丁淡反 đinh đạm phản (NKVT 五經文字) – 音膽 âm đảm

時豔切,音贍 thì diễm thiết, âm thiệm (TV, TVi) – TV ghi khứ thanh

以贍切,音豔 dĩ thiệm thiết, âm diễm (TV) – TV ghi khứ thanh

TNAV ghi vận bộ 監咸 giam hàm (dương bình và khứ thanh)

CV ghi cùng vần/bình thanh 儋 擔 檐 甔 (đam diêm)

CV cũng ghi cùng vần/khứ thanh 擔 儋 檐 甔 (*đam *diêm)

都藍切,膽平聲 đô lam thiết, đảm bình thanh (CV, TVi) – QV/TV đều ghi bình/khứ thanh

都濫切 đô lạm/lãm thiết (ĐV, QV, TV, VH, CV, TTTH, TVi)

舒豔切,音贍 thư diễm thiết, âm thiệm (TVi)

丁甘都濫二翻 đinh cam đô lạm/lãm nhị phiên (BH 佩觿)

丁暫反 đinh tạm phản (KH ghi lại)

丁但切 đinh đãn thiết (NT, TTTH)

都干切,膽平聲 đô can thiết, đảm bình thanh (CTT) – thời TVi (1615), CTT (1670), phụ âm cuối -m và -n đã nhập thành -n

多旱切, 音旦 đa hạn thiết, âm đán (CTT)

多簡切, 音亶 đa giản thiết, âm đản (TVi, CTT)

音檐 âm diêm/thiềm (CTT)

音贍 âm thiệm (CTT)

以贍切,音豔 dĩ thiệm thiết, âm diễm (KH)…v.v… Giọng BK bây giờ là dān dǎn so với giọng Quảng Đông daam1 daam3 và các giọng Mân Nam 客家话: [梅县腔] dam1 dam5 (tam1 tam5) [沙头角腔] dam1 dam5 [台湾四县腔] dam5 dam5 [客英字典] dam5 dam1 [宝安腔] dam1 | dam5 [客语拼音字汇] dam1 dam4 [海陆丰腔] dam5 dam5 [陆丰腔] dam5 dam1 [梅县腔] dam1 潮州话:dan1 (taⁿ) dan3 (tàⁿ), giọng Mân Nam/Đài Loan tan3, tiếng Nhật tan ketsu sen và tiếng Hàn tam. Một dạng âm cổ phục nguyên của đam/đảm là *tam (bình thanh) hay *tams (khứ thanh). Đem có một dạng chữ Nôm[13] là

0