Điệp viên của cơ quan tình báo Anh MI-6 luyện trí nhớ như thế nào?
Bên cạnh các vũ khí bí mật (như series phim Mission Impossible của Hollywood thường mô tả), trí thông minh và tài năng, các điệp viên còn có một vũ khí rất đặc biệt: Đó là trí nhớ! Việc ghi nhớ mọi thông tin mà không ghi xuống giấy hay sử dụng hình chụp hay băng ghi âm là thách thức đối với ...
Bên cạnh các vũ khí bí mật (như series phim Mission Impossible của Hollywood thường mô tả), trí thông minh và tài năng, các điệp viên còn có một vũ khí rất đặc biệt: Đó là trí nhớ!
Việc ghi nhớ mọi thông tin mà không ghi xuống giấy hay sử dụng hình chụp hay băng ghi âm là thách thức đối với tất cả các đặc vụ của các cơ quan tình báo trên thế giới.
Ghi nhớ cũng là một trong những vũ khí đặc biệt của điệp viên.
Điệp viên không thể trông chờ vào ghi chép
Warren Reed – cựu đặc vụ của Cơ quan Tình báo quốc ngoại Anh (MI-6) hiện đang làm việc cho Cơ quan Tình báo Australia ASIS – có kỹ thuật riêng đơn giản để rèn luyện trí nhớ. Một trong những điều đầu tiên mà điệp viên cần học là tìm cách cho bộ nhớ của mình có thể ghi nhớ nhiều hơn bình thường, không chỉ để thành công mà cũng là để sống còn.
“Nếu một điệp viên đầu hàng, tình hình có thể trở nên tồi tệ trong phút chốc. Điệp viên vẫn là người, có lúc cũng sợ hãi”, Reed nói.
“Nếu họ phản bội chính mình, họ sẽ không sống sót. Họ sẽ bị thủ tiêu trong vụ đụng xe hơi hay tai nạn giao thông ngụy tạo hay có thể bị kéo ra ngoài đường, tra tấn và giết chết. Tệ hơn nữa, khi đang thi hành nhiệm vụ, một điệp viên không thể nói ‘"Quỹ đạo của tên lửa là thế nào, các anh đang vận chuyển bao nhiêu ký". Xin lỗi, đợi chút để tôi lấy giấy bút”, Reed diễn giải.
Ký ức tuổi thơ trong ngôi nhà thân thương bạn sống từ nhỏ sẽ góp phần rất lớn trong việc luyện trí nhớ, theo lời cựu điệp viên MI-6 Warren Reed.
Kỹ thuật “ngôi nhà của gia đình tôi”
Reed gọi kỹ thuật ghi nhớ của mình là “ngôi nhà của gia đình tôi” – kỹ thuật liên tưởng hình ảnh mà ông phát triển và luyện tập.
Có hai điều bạn cần ghi nhớ trong đầu mình. Đầu tiên là “cái đã biết” và kế đến là “cái chưa biết” – tức là những thông tin bạn cần ghi nhớ.
“Cái đã biết” là “ngôi nhà của gia đình tôi”
Hãy tưởng tượng căn nhà hồi tuổi thơ của bạn, Reed giải thích. Nếu bạn đang sống trong căn hộ chung cư đã một thời gian cũng được. Nhưng tốt hơn, nên là trong căn nhà bạn đã sống nhiều năm hoặc đã lớn lên ở đó càng tốt bởi căn nhà lớn, có không gian, có các xó xỉnh hay góc tối mà bạn từng trốn ở đó.
Và bây giờ hãy tưởng tượng một vòng mạch mà bạn sẽ bước vào ngôi nhà mà bạn biết tường tận. Bắt đầu từ cửa ra vào, đi qua lối chính, vào nhà bếp, nhà tắm và phòng ngủ. Đi vòng quanh ngôi nhà và đi ra lại cửa chính. Trên đường đi, hãy ghi nhớ các ngóc ngách, nơi để kệ, bàn ghế và vật dụng khác.
Hãy ghi nhớ vòng mạch đó trong đầu.
Điều thứ hai là bạn cần ghi rõ hình ảnh của “cái chưa biết” trong tâm trí mình. Đây là thông tin bạn cần ghi nhớ và phải nhớ!
Quan sát tình cảnh xung quanh, điều bạn cần ghi nhớ là gì? Ai đó đang nói gì hay họ đang kể chuyện? Đó là một hình ảnh mà bạn cần phải nhớ chính xác màu sắc và hình dạng của một vật gì đó, hoặc cách bày biện một căn phòng mà bạn cần phải nhớ vị trí của từng món đồ vật? Đó là con số dài? Đó là chuỗi các sự kiện?
Một trong những điều đầu tiên mà điệp viên cần học là tìm cách cho bộ nhớ của mình có thể ghi nhớ nhiều hơn bình thường.
Hãy cố gắng “bẻ” khối thông tin đồ sộ đó thành các yếu tố thông tin.
Bây giờ, bạn hãy sắp xếp các yếu tố quan trọng của tình huống, đối thoại, câu chuyện, bày trí hay hình ảnh bạn cần ghi nhớ và đặt chúng vào không gian của ngôi nhà trong vòng mạch mà bạn đã phác thảo. Chẳng hạn, đặt nó trên kệ hay trên đầu tủ…
Bạn cũng có thể vẽ bức biếm họa về các vật thể, yếu tố để chúng trông ngộ nghĩnh.
Càng nhiều hình vẽ và càng lạ lẫm, càng có nhiều yếu tố khắc sâu vào tâm trí bạn. Nếu nó là một con số dài, hay một chuỗi sự kiện, hãy biến nó thành cái gì khác thường hay làm cho nó có yếu tố con người như vẽ răng, tô màu hay cấu tạo đặc biệt.
Chỉ hơn 20% các yếu tố thông tin là đủ ghi nhớ toàn bộ tình huống
Một khi bạn đã hoàn thành việc đặt các yếu tố vào vòng mạch, hãy trở về yếu tố đầu tiên. Giờ đây, bạn chạy vòng mạch đó trong đầu và xem lại các yếu tố bạn đã đặt trên vòng mạch.
Bằng cách đặt các yếu tố bạn cần ghi nhớ ở một chỗ nào đó trên vòng mạch mà bạn biết rõ, bạn đã sắp xếp “cái chưa biết” thành “cái đã biết”. “Điều đó sẽ khắc sâu trong tâm khảm bạn”, Reed giải thích.
Reed nói trong thời gian được huấn luyện làm điệp viên, ông thường phải nhớ đến 100 yếu tố, nhưng trong tình huống đời thường mỗi ngày, bạn không cần thiết phải nhớ hơn 20 yếu tố thông tin để nhớ toàn toàn bộ tình huống mà bạn cần phải nhớ lại.
- Tuyệt chiêu làm quen "trăm phát trăm trúng" của các điệp viên FBI
- Tận mắt ngắm các công cụ gián điệp của CIA