24/05/2018, 22:40

Tiền lương

Định nghĩa tiền lương được hiểu là số lượng tiền tệ mà người sử dụng lao động trả cho người lao động khi người lao động hoàn thành công việc theo chức năng, nhiệm vụ do pháp luật quy định, hoặc do hai bên đã thoả thuận trong hợp đồng lao ...

Định nghĩa tiền lương

được hiểu là số lượng tiền tệ mà người sử dụng lao động trả cho người lao động khi người lao động hoàn thành công việc theo chức năng, nhiệm vụ do pháp luật quy định, hoặc do hai bên đã thoả thuận trong hợp đồng lao động.

của người lao động do hai bên thoả thuận trong hợp đồng lao động và được trả theo năng suất lao động, chất lượng và hiệu quả công việc. Mức lương của người lao động không được thấp hơn mức lương tối thiểu do Nhà nước quy định.

Lương được trả bằng tiền mặt. Việc trả lương một phần bằng séc hoặc ngân phiếu do Nhà nước phát hành, do hai bên thoả thuận với điều kiện không gây thiệt hại, phiền hà cho người lao động.

tối thiểu

Lương tối thiểu là mức lương trả công cho người lao động làm công việc giản đơn nhất trong điều kiện lao động bình thường.

Mức lương tối thiểu chung được điều chỉnh tuỳ thuộc vào mức tăng trưởng kinh tế, chỉ số giá sinh hoạt và cung cầu lao động theo từng thời kỳ.

Mức lương tối thiểu chung được dùng làm căn cứ tính các mức lương trong hệ thống thang lương, bảng lương, mức phụ cấp lương trong khu vực Nhà nước, tính các mức lương ghi trong hợp đồng lao động đối với các doanh nghiệp xây dựng thang lương, bảng lương theo quy định của pháp luật lao động và thực hiện một số chế độ khác cho người lao động theo quy định của pháp luật.

Mức lương tối thiểu chung áp dụng đối với:

  • Cơ quan Nhà nước, đơn vị sự nghiệp, lực lượng vũ trang, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội;
  • Công ty hoạt động theo Luật Doanh nghiệp Nhà nước gồm: công ty nhà nước, công ty thành viên hạch toán độc lập của Tổng công ty do Nhà nước quyết định đầu tư và thành lập;
  • Công ty, doanh nghiệp hoạt động theo Luật Doanh nghiệp;
  • Các hợp tác xã, tổ hợp tác, trang trại, hộ gia đình, cá nhân và tổ chức khác có thuê mướn lao động.

cơ bản

cơ bản, còn gọi là tiền lương chính hay tiền lương tiêu chuẩn, là tiền lương được xác định trên cơ sở tính đủ các nhu cầu cơ bản về sinh học, xã hội học, về độ phức tạp và mức độ tiêu hao lao động trong những điều kiện lao động trung bình của từng ngành nghề, công việc.

Khái niệm tiền lương cơ bản chỉ tồn tại trên thực tế khi ngoài tiền lương còn có các loại phụ cấp đi theo.

Trả lương khi làm thêm giờ

Người lao động làm thêm giờ nói được trả lương làm thêm giờ theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả của công việc đang làm như sau:

  • Vào ngày thường, ít nhất bằng 150%;
  • Vào ngày nghỉ hàng tuần quy định tại Điều 72 của Bộ luật Lao động, ít nhất bằng 200%;
  • Vào ngày lễ, ngày nghỉ có hưởng lương quy định tại các Điều 73, 74, 75 và 78 của Bộ luật Lao động, ít nhất bằng 300%.

Người lao động làm việc vào ban đêm quy định tại Điều 70 của Bộ luật Lao động, thì được trả thêm ít nhất bằng 30% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương của công việc đang làm vào ban ngày. Nếu làm thêm giờ vào ban đêm, thì người lao động còn được trả tiền lương làm thêm giờ.

Phụ cấp lương

Phụ cấp lương
Phụ cấp lương là tiền trả công lao động ngoài tiền lương để bù đắp thêm do có những yếu tố không ổn định, hoặc vượt quá điều kiện bình thường nhằm khuyến khích người lao động yên tâm làm việc.

Các chế độ phụ cấp lương trong các công ty nhà nước

Các chế độ phụ cấp lương, bao gồm:

  • Phụ cấp khu vực : áp dụng đối với người làm việc ở vùng xa xôi, hẻo lánh và khí hậu xấu.

    Phụ cấp gồm 7 mức: 0,1; 0,2; 0,3; 0,4; 0,5; 0,7 và 1,0 so với mức lương tối thiểu chung.

  • Phụ cấp trách nhiệm công việc: áp dụng đối với thành viên không chuyên trách Hội đồng quản trị, thành viên Ban kiểm soát (không kể Trưởng Ban kiểm soát) và những người làm một số công việc đòi hỏi trách nhiệm cao hoặc phải đảm nhiệm công tác quản lý không thuộc chức danh lãnh đạo.

    Phụ cấp gồm 4 mức: 0,1; 0,2; 0,3 và 0,5 so với mức lương tối thiểu chung.

  • Phụ cấp độc hại, nguy hiểm: áp dụng đối với người làm nghề hoặc công việc có điều kiện lao động độc hại, nguy hiểm, đặc biệt độc hại, nguy hiểm mà chưa được xác định trong mức lương.

    Phụ cấp gồm 4 mức: 0,1; 0,2; 0,3 và 0,4 so với mức lương tối thiểu chung.

  • Phụ cấp lưu động: áp dụng đối với người làm nghề hoặc công việc thường xuyên thay đổi địa điểm làm việc và nơi ở.

    Phụ cấp gồm 3 mức: 0,2; 0,4 và 0,6 so với mức lương tối thiểu chung.

  • Phụ cấp thu hút: áp dụng đối với người đến làm việc ở vùng kinh tế mới, cơ sở kinh tế và đảo xa đất liền có điều kiện sinh hoạt đặc biệt khó khăn.

    Phụ cấp gồm 4 mức: 20%; 30%; 50% và 70% mức lương cấp bậc, chức vụ hoặc lương chuyên môn, nghiệp vụ.

    Thời gian hưởng từ 3 đến 5 năm.

Các chế độ phụ cấp lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang

Phụ cấp thâm niên vượt khung:

Áp dụng đối với các đối tượng xếp lương theo bảng 2, bảng 3, bảng 4 và bảng 7 quy định tại khoản 1 Điều 5 Nghị định 204/2004/NĐ-CP và bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ ngành Toà án, ngành Kiểm sát quy định tại Nghị quyết số 730/2004/NQ-UBTVQH11, đã xếp bậc lương cuối cùng trong ngạch hoặc trong chức danh.

  • Mức phụ cấp như sau:
    • Các đối tượng xếp lương theo các ngạch từ loại A0 đến loại A3 của bảng 2, bảng 3, các chức danh xếp lương theo bảng 7 và các chức danh xếp lương theo bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ ngành Toà án, ngành Kiểm sát: Sau 3 năm (đủ 36 tháng) đã xếp bậc lương cuối cùng trong ngạch hoặc trong chức danh thì được hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung bằng 5% mức lương của bậc lương cuối cùng trong ngạch hoặc trong chức danh đó; từ năm thứ tư trở đi mỗi năm được tính thêm 1%.
    • Các đối tượng xếp lương theo các ngạch loại B, loại C của bảng 2, bảng 3 và nhân viên thừa hành, phục vụ xếp lương theo bảng 4: Sau 2 năm (đủ 24 tháng) đã xếp bậc lương cuối cùng trong ngạch thì được hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung bằng 5% mức lương của bậc lương cuối cùng trong ngạch đó; từ năm thứ ba trở đi mỗi năm được tính thêm 1%.
  • Các đối tượng này, nếu không hoàn thành nhiệm vụ được giao hàng năm hoặc bị kỷ luật một trong các hình thức khiển trách, cảnh cáo, cách chức hoặc bị bãi nhiệm thì cứ mỗi năm không hoàn thành nhiệm vụ hoặc bị kỷ luật bị kéo dài thêm thời gian tính hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung 1 năm (đủ 12 tháng) so với thời gian quy định.
  • Phụ cấp thâm niên vượt khung được dùng để tính đóng và hưởng chế độ bảo hiểm xã hội.

Phụ cấp kiêm nhiệm chức danh lãnh đạo

Áp dụng đối với các đối tượng đang giữ chức danh lãnh đạo (bầu cử, bổ nhiệm) ở một cơ quan, đơn vị, đồng thời được bầu cử hoặc được bổ nhiệm kiêm nhiệm chức danh lãnh đạo đứng đầu cơ quan, đơn vị khác mà cơ quan, đơn vị này được bố trí biên chế chuyên trách người đứng đầu nhưng hoạt động kiêm nhiệm.

Mức phụ cấp bằng 10% mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có). Trường hợp kiêm nhiệm nhiều chức danh lãnh đạo cũng chỉ hưởng một mức phụ cấp.

Phụ cấp khu vực

Áp dụng đối với các đối tượng làm việc ở những nơi xa xôi, hẻo lánh và khí hậu xấu.

Phụ cấp gồm 7 mức: 0,1; 0,2; 0,3; 0,4; 0,5; 0,7 và 1,0 so với mức lương tối thiểu chung. Đối với hạ sĩ quan và chiến sĩ nghĩa vụ thuộc lực lượng vũ trang, phụ cấp khu vực được tính so với mức phụ cấp quân hàm binh nhì.

Phụ cấp đặc biệt

Áp dụng đối với các đối tượng làm việc ở đảo xa đất liền và vùng biên giới có điều kiện sinh hoạt đặc biệt khó khăn.

Phụ cấp gồm 3 mức: 30%; 50% và 100% mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) hoặc phụ cấp quân hàm hiện hưởng đối với hạ sĩ quan, chiến sĩ thuộc lực lượng vũ trang.

Phụ cấp thu hút

Áp dụng đối với cán bộ, công chức, viên chức đến làm việc ở những vùng kinh tế mới, cơ sở kinh tế và đảo xa đất liền có điều kiện sinh hoạt đặc biệt khó khăn.

Phụ cấp gồm 4 mức: 20%; 30%; 50% và 70% mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có).

Thời gian hưởng phụ cấp từ 3 đến 5 năm.

Phụ cấp lưu động

Áp dụng đối với cán bộ, công chức, viên chức làm việc ở một số nghề hoặc công việc thường xuyên thay đổi địa điểm làm việc và nơi ở.

Phụ cấp gồm 3 mức: 0,2; 0,4 và 0,6 so với mức lương tối thiểu chung.

Phụ cấp độc hại, nguy hiểm

Áp dụng đối với cán bộ, công chức, viên chức làm những nghề hoặc công việc có điều kiện lao động độc hại, nguy hiểm và đặc biệt độc hại, nguy hiểm chưa được xác định trong mức lương.

Phụ cấp gồm 4 mức: 0,1; 0,2; 0,3 và 0,4 so với mức lương tối thiểu chung.

Các chế độ phụ cấp đặc thù theo nghề hoặc công việc

  • Phụ cấp thâm niên nghề:

    Áp dụng đối với sĩ quan và quân nhân chuyên nghiệp thuộc quân đội nhân dân, sĩ quan và hạ sĩ quan hưởng lương thuộc công an nhân dân, công chức hải quan và người làm công tác cơ yếu trong tổ chức cơ yếu.

    Mức phụ cấp như sau: Sau 5 năm (đủ 60 tháng) tại ngũ hoặc làm việc liên tục trong ngành hải quan, cơ yếu thì được hưởng phụ cấp thâm niên nghề bằng 5% mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có); từ năm thứ sáu trở đi mỗi năm được tính thêm 1%.

  • Phụ cấp ưu đãi theo nghề: Áp dụng đối với cán bộ, công chức, viên chức làm những nghề hoặc công việc có điều kiện lao động cao hơn bình thường, có chính sách ưu đãi của Nhà nước mà chưa được xác định trong mức lương.

    Phụ cấp gồm 10 mức: 5%, 10%, 15%, 20%, 25%, 30%, 35%, 40%, 45% và 50% mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có).

  • Phụ cấp trách nhiệm theo nghề:

    Áp dụng đối với các chức danh xếp lương theo bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ và bảng lương chức vụ thuộc ngành Tòa án, Kiểm sát, Thanh tra và một số chức danh tư pháp.

    Phụ cấp gồm 5 mức: 10%; 15%; 20%, 25% và 30% mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có).

    Đối tượng được hưởng chế độ phụ cấp trách nhiệm theo nghề thì không hưởng chế độ phụ cấp ưu đãi theo nghề.

  • Phụ cấp trách nhiệm công việc:
    • Những người làm việc trong tổ chức cơ yếu được hưởng phụ cấp trách nhiệm công việc bảo vệ cơ mật mật mã.

      Phụ cấp gồm 3 mức: 0,1; 0,2 và 0,3 so với mức lương tối thiểu chung.

    • Những người làm những công việc đòi hỏi trách nhiệm cao hoặc đảm nhiệm công tác quản lý không thuộc chức danh lãnh đạo (bầu cử, bổ nhiệm) thì được hưởng phụ cấp trách nhiệm công việc.

      Phụ cấp gồm 4 mức: 0,1; 0,2; 0,3 và 0,5 so với mức lương tối thiểu chung.

  • Phụ cấp phục vụ quốc phòng, an ninh:

    Áp dụng đối với các đối tượng không thuộc diện xếp lương theo bảng 6

    và bảng 7 quy định tại khoản 1 Điều 5 Nghị định 204/2004/NĐ-CP làm việc trong các cơ quan, đơn vị thuộc lực lượng vũ trang và cơ yếu.

    Phụ cấp gồm 2 mức: 30% và 50% mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có).

Hệ thống thang lương, bảng lương

Thang lương, bảng lương và các chế độ phụ cấp là những nội dung quan trọng của chế độ tiền lương. Việc xây dựng hệ thống thang lương, bảng lương và xác định hợp lý các mức phụ cấp lương phải xuất phát từ đặc điểm lao động khác nhau trong từng ngành nghề và trong điều kiện lao động cụ thể. Tuy có vai trò khác nhau nhưng đều nhằm mục đích là bù đắp lao động hao phí, bảo đảm cho cuộc sống bản thân người lao động và gia đình họ. Do tính chất công việc của từng ngành nghề khác nhau mà nhà nước qui định các chế độ tiền lương khác nhau.

Hệ thống bảng lương của cán bộ, công chức hành chánh sự nghiệp:

Trong thực tế, cán bộ công chức thường được phân loại theo nghề. Việc phân phối này tùy thuộc vào sự phát triển của khoa học và công nghệ, vào trình độ phân công và hợp tác lao động trong xã hội. Trên cơ sở phân loại này, mỗi loại cán bộ, công chức bao gồm một số chức danh viên chức, và mỗi loại chức danh viên chức được quy định phải thực hiện, hoàn thành một số nhiệm vụ, công việc cụ thể. Những nhiệm vụ này ấn định mức độ phức tạp lao động của công việc và lượng tiêu hao lao động để thực hiện công việc

  • Tính phức tạp của công việc thể hiện:
    • Trình độ nghề nghiệp biểu hiện qua trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, thâm niên nghề nghiệp, tính chủ động sáng tạo trong công việc, sự phối hợp với các đồng nghiệp
    • Trách nhiệm nghề nghiệp biểu hiện ở trách nhiệm về ảnh hưởng của quá trình thực hiện công việc và kết quả công việc, trách nhiệm đối với tài sản, vật chất có liên quan đến công việc, vv..
  • Mức tiêu hao lao động tùy thuộc vào điều kiện và môi trường lao động cụ thể, thể hiện qua các yếu tố tâm, sinh lý trong quá trình lao động.

    Xuất phát từ cơ sở của việc xác định chế độ tiền lương của công, viên chức nói trên, bảng lương của công viên chức được lập ra phải thể hiện được hết các yếu tố đó trong lao động. Ví dụ như trong hệ thống thang lương bảng lương, người có trình độ cao, có kinh nghiệm phải ở mức lương cao hơn những người có trình độ thấp, chưa có kinh nghiệm, trong cùng một công việc, người làm ở những điều kiện không thuận lợi sẽ được hưởng phụ cấp hoặc lương cao hơn những người làm việc ở điều kiện bình thường, vv..Hoặc cùng là cán bộ, công chức nhưng giáo viên sẽ được hưởng lương cao hơn những cán bộ công chức khác4.

    Bảng lương của cán bộ công chức được quy định theo ngành. Trong mỗi ngành có các ngạch lương, mỗi ngạch lương có hệ số mức lương chuẩn và các bậc lương thâm niên.

  • Ngạch lương: mỗi ngạch lương tương ứng với một ngạch cán bộ, công chức, phản ánh nội dung công việc và trình độ công chức, viên chức (ví dụ như ngạch giảng viên, chuyên viên).
  • Hệ số mức lương chuẩn: là hệ số mức lương khởi điểm của ngạch, mỗi ngạch có hệ số mức lương chuẩn. Hệ số mức lương chuẩn của một ngạch chịu sự cân đối trong nội bộ ngành và sự cân đối chung giữa các ngành.
  • Bậc lương thâm niên: thể hiện thâm niên cán bộ, công chức đã làm việc trong ngạch được xác định hợp lý nhằm động viên, khuyến khích họ yên tâm làm việc. Số bậc lương thâm niên của mỗi ngạch nhiều hay ít tùy thuộc vào yêu cầu đào tạo và độ phức tạp trong ngạch.

Hệ thống thang, bảng lương của người lao động trong các doanh nghiệp:

Xuất phát từ quan điểm tiền lương của người lao động trong doanh nghiệp (trừ những người làm trong các doanh nghiệp nhà nước được tuyển dụng và quy định hưởng lương theo cán bộ công chức) phụ thuộc vào sự thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động, do đó tiền lương của những người này được quy định riêng và có khác so với lương của cán bộ, công chức nhà nước

Căn cứ xác định mức trả công cho người lao động trong các doanh nghiệp cũng dựa vào 2 yếu tố là mức độ phức tạp của công việc thể hiện qua trình độ cần thiết của người lao động để thực hiện công việc và mức tiêu hao lao động.

Hệ thống thang lương, bảng lương của người lao động trong doanh nghiệp gồm:

  • Hệ thống thang lương của người lao động được xác định theo ngành (hoặc một nhóm ngành kinh tế kỹ thuật). Trong đó các nghề phải có tiêu chuẩn kỹ thuật rõ ràng
  • Bảng lương công nhân trực tiếp sản xuất: áp dụng cho những ngành nghề mà tiêu chuẩn, cấp bậc không rõ ràng, không phân chia được nhiều mức độ phức tạp rõ rệt hoặc do đặc điểm của công việc phải bố trí công nhân theo cương vị và trách nhiệm công việc. Mỗi chức danh trong bảng lương được xác định một trình độ nhất định đáp ứng với nội dung công việc cụ thể
  • Bảng lương chuyên gia, nghệ nhân: áp dụng cho tất cả các ngành nghề có tiêu chuẩn kỹ thuật cụ thể cao hơn tiêu chuẩn cấp bậc kỹ thuật các nghề đã áp dụng thang lương
  • Bảng lương chức vụ quản lý doanh nghiệp chỉ quy định cho 3 chức danh giám đốc, phó giám đốc và kế toán trưởng và được xác định theo hạng doanh nghiệp5
  • Bảng lương viên chức chuyên môn, nghiệp vụ và thừa hành phục vụ trong các doanh nghiệp được xác định theo cấp trình độ tương ứng ngạch chuyên môn, nghiệp vụ hành chính sự nghiệp.

Người sử dụng lao động có nghĩa vụ trả lương cho người lao động đầy đủ, đúng thời hạn theo qui định. Trong trường hợp đặc biệt phải trả chậm thì thì không được chậm quá 1 tháng và người sử dụng lao động phải đền bù cho người lao động một khoản tiền ít nhất bằng tiền lãi suất tiền gửi tiết kiệm do ngân hàng nhà nước công bố tại thời điểm trả lương.

phải đảm bảo tái sản xuất sức lao động:

Nguyên tắc này thể hiện ở việc xây dựng mức lương tối thiểu phải trả cho người lao động. Mức lương tối thiểu được xây dựng trước hết căn cứ vào mức sống tối thiểu của từng quốc gia. Mức sống tối thiểu được hiểu là mức độ thỏa mãn nhu cầu tối thiểu của người lao động trong một thời kỳ nhất định. Nó thường được biểu hiện qua hai mặt : hiện vật và giá trị. Về hiện vật, nó thể hiện qua cơ cấu , chủng loại các tư liệu sinh hoạt cần thiết để tái sản xuất giản đơn sức lao động như ăn, mặc, ở, đi lại, trang bị đồ dùng sinh hoạt, giao tiếp xã hội, bảo vệ sức khỏe (y tế, văn hóa, học tập, bảo hiểm tuổi già, nuôi con...). Về giá trị, nó thể hiện qua các tư liệu sinh hoạt và của các dịch vụ sinh hoạt cần thiết.

Chống chủ nghĩa bình quân trong việc trả lương

được trả phải căn cứ vào số lượng, chất lượng lao động và hiệu quả công việc (căn cứ vào hiệu quả đóng góp cụ thể của sức lao động). Số lượng lao động là mức lao động mà người lao động phải tiêu hao trong một thời gian lao động nhất định. Chất lượng lao động là mức lao động được tính bằng trình độ chuyên môn (lành nghề) của người lao động.

phải trả theo công việc chứ không theo con người. Sự chênh lệch giữa các bật trong thang, bảng lương phải khuyến khích được người có trình độ cao, tiêu hao năng lượng lớn, trách nhiệm năng, khích thích mọi người luôn phấn đấu nâng cao kiến thức và nghề nghiệp, đạt hiệu quả và chất lượng cao; người làm tốt, làm giỏi phải được hưởng nhiều.

Trả lương bình đẳng giữa lao động nam và lao động nữ:

phải được trả ngang nhau cho nhưng công việc có giá trị ngang nhau, không có sự phân biệt về giới tính. Ở nước ta có thể là hiện tượng phân biệt đối xử về tiền lương giữa nam và nữ hiếm xảy ra nhưng Bộ luật Lao động vẫn quy định rõ : “ Người sử dụng lao động phải thực hiện nguyên tắc bình đẳng nam nữ về tuyển dụng, sử dụng, nâng bậc lương và trả công lao động”.

Trả lương theo sự thỏa thuận giữa người lao động với người sử dụng lao động nhưng không thấp hơn mức lương tối thiểu do nhà nước quy định.

Người sử dụng lao động có quyền chọn các hình thức trả lương theo thời gian (giờ, ngày, tuần, tháng), theo sản phẩm, theo khoánnhưng phải duy trì hình thức trả lương đã chọn trong một thời gian nhất định và phải thông báo cho người lao động biết.

Người lao động hưởng lương giờ, ngày, tuần được trả lương sau giờ, ngày, tuần làm việc ấy hoặc được trả gộp do hai bên thoả thuận, nhưng ít nhất 15 ngày phải được trả gộp một lần.

Người lao động hưởng lương tháng được trả lương cả tháng một lần hoặc nửa tháng một lần.

theo thời gian được trả cho người lao động căn cứ vào thời gian làm việc thực tế, cụ thể như sau:

  • tháng được trả cho một tháng làm việc xác định trên cơ sở hợp đồng lao động;
  • tuần được trả cho một tuần làm việc xác định trên cơ sở tiền lương tháng nhân với 12 tháng và chia cho 52 tuần;
  • ngày được trả cho một ngày làm việc xác định trên cơ sở tiền lương tháng chia cho số ngày làm việc tiêu chuẩn trong tháng theo quy định của pháp luật mà doanh nghiệp, cơ quan lựa chọn, nhưng tối đa không quá 26 ngày;
  • giờ được trả cho một giờ làm việc xác định trên cơ sở tiền lương ngày chia cho số giờ tiêu chuẩn quy định tại Điều 68 của Bộ luật Lao động.

Người lao động hưởng lương theo theo lương, theo khoán được trả lương theo thoả thuận của hai bên; nếu công việc phải làm trong nhiều tháng thì hàng tháng được tạm ứng lương theo khối lượng công việc đã làm trong tháng.

theo sản phẩm được trả cho người lao động căn cứ vào số lượng, chất lượng sản phẩm làm ra.

khoán được trả cho người lao động theo khối lượng và chất lượng công việc phải hoàn thành.

Quyền và nghĩa vụ của người sử dụng lao động

Quyền lựa chọn hình thức trả lương

Quyền xác định áp dụng loại và hình thức trả lương nào là thuộc người sử dụng lao động để chịu trách nhiệm về hiệu quả kinh doanh. người sử dụng có quyền lựa chọn các hình thức trả lương theo thời gian (giờ, ngày, tuần, tháng), theo sản phẩm, theo khoán, nhưng phải duy trì hình thức trả lương đã chọn trong một thời gian nhất định và phải thông báo cho người lao động biết.

Nghĩa vụ trả lương đầy đủ, trực tiếp và đúng thời hạn

Người lao động được trả lương trực tiếp, đầy đủ, đúng thời hạn và tại nơi làm việc.

Trong trường hợp đặc biệt phải trả lương chậm, thì không được chậm quá một tháng và người sử dụng lao động phải đền bù cho người lao động một khoản tiền ít nhất bằng lãi suất tiền gửi tiết kiệm do Ngân hàng Nhà nước công bố tại thời điểm trả lương.

Quyền của người lao động

Quyền được biết lý do mọi khoản khấu trừ vào lương

Đối với người làm công ăn lương, tiền lương là nguồn sống chủ yếu. Do vậy, pháp luật lao động quy định người lao động có quyền được biết lý do mọi khoản khấu trừ vào tiền lương của mình, trong trường hợp phải khấu trừ thì cũng không được khấu trừ quá 30% tiền lương hàng tháng. Khi khấu trừ người sử dụng lao động phải thảo luận với ban chấp hành công đoàn cơ sở.

Những khoản khấu trừ theo Bộ luật Lao động chủ yếu là khoản tiền bồi thường trong những trường hợp người lao động làm hư hỏng dụng cụ, thiết bị, hoặc có hành vi khác gây thiệt hại cho tài sản của doanh nghiệp mà thiệt hại không nghiêm trọng do sơ suất, phải bồi thường nhiều nhất ba tháng lương và bị khấu trừ dần vào lương.

Đối với những khoản mà người lao động phải nộp theo nghĩa vụ như: tiền đóng bảo hiểm xã hội, tiền nộp thuế thu nhập, tiền lương đã được ứng trước, tiền vay nợ, tiền nuôi con sau khi ly hôn theo quyết định của tòa án... thì không được coi là những khoản khấu trừ.

Quyền được tạm ứng lương

Khi bản thân hoặc gia đình gặp khó khăn, người lao động được tạm ứng tiền lương theo điều kiện do hai bên thỏa thuận. Trong trường hợp gặp khó khăn đột xuất ảnh hưởng đến đời sống và sinh hoạt của bản thân và gia đình, người lao động có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động để tạm ứng tiền lương. Quy định này nhằm giúp người lao động khả năng khắc phục khó khăn, ổn định đời sống.

Trong trường hợp người lao động phải tạm thời nghỉ việc để làm nghĩa vụ công dân thì được tạm ứng tiền lương.

Trả lương khi làm ra sản phẩm không đảm bảo chất lượng

Khi công nhân làm ra sản phẩm không đảm bảo chất lượng (không đạt quy cách kỹ thuật) thì:

  • Trường hợp do nguyên nhân khách quan như thời tiết, nguyên vật liệu, kỹ thuật thiết bị... thì tùy chất lượng sản phẩm và tùy từng trường hợp cụ thể mà người lao động được trả đủ hoặc với tỷ lệ nhất định.
  • Nếu do lỗi của người lao động gây nên thì tùy từng trường hợp mà người lao động được trả lương một phần hoặc không được trả lương.
  • Do thiếu tinh thần trách nhiệm hoặc do vi phạm kỷ luật lao động thì ngoài việc không được trả lương hoặc trả lương ít, người lao động có thể phải bồi thường thiệt hại về nguyên vật liệu.

Trả lương khi ngừng việc

Trong trường hợp phải ngừng việc, người lao động được trả lương như sau:

  • Nếu do lỗi của người sử dụng lao động thì người lao động phải được trả đủ tiền lương.
  • Do nguyên nhân khách quan như sự cố về điện, nước, kỹ thuật, máy móc, hoặc vì những nguyên nhân bất khả kháng mà phải ngừng việc thì tiền lương do ai bên thỏa thuận, nhưng không được thấp hơn mức lương tối thiểu.
  • Trường hợp do lỗi của người lao động thì người đó không được trả lương, những người lao động khác trong cùng một đơn vị phải ngừng việc được trả lương theo mức do hai bên thỏa thuận, nhưng không được thấp hơn mức lương tối thiểu.

Trả lương khi người lao động nghỉ chế độ theo quy định của pháp luật

Thời gian nghỉ lễ, tết và nghỉ hàng năm người lao động được hưởng nguyên lương.

Trong trường hợp vì lý do thôi việc hoặc vì công việc mà người lao động chưa nghỉ hàng năm hoặc chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hàng năm thì được trả lương những ngày chưa nghỉ.

Trả lương khi đi học

Người lao động trong quá trình lao động có quyền được nâng cao trình độ nghiệp vụ, chuyên môn, kỹ thuật, văn hóa để thể hiện công việc được giao. Tuy nhiên, trong từng trường hợp cụ thể và tùy từng loại hình đào tạo khác nhau mà người lao động có thể hưởng nguyên lương, hoặc hưởng theo tỷ lệ nhất định, hoặc không được hưởng lương.

  • Trường hợp do nhu cầu công việc và yêu cầu của người sử dụng thì trong thời gian đi học, người lao động có thể hưởng nguyên lương hoặc theo tỷ lệ nhất định do hai bên thỏa thuận hoặc đã được quy định trong thỏa ước lao động tập thể
  • Trường hợp theo nguyện vọng cá nhân, người lao động có thể được nghỉ việc để đi học nhưng không được hưởng lương thì do người sử dụng lao động và người lao động thỏa thuận.

Khái niệm và quá trình hình thành chế độ tiền thưởng

Tiền thưởng
Tiền thưởng là một loại thù lao lao động bổ sung cho lương theo thời gian hoặc lương theo sản phẩm, nhằm tăng thêm thu nhập cho người lao động, kích thích người lao động nỗ lực thường xuyên, là một hình thức khuyến khích vật chất có tác dụng tích cực.

Ở nước ta bắt đầu thực hiện khen thưởng trong phong trào thi đua, chủ yếu là khen thưởng tinh thần (giấy khen, bằng khen, huân chương...). Việc khen thưởng vật chất lúc đầu kết hợp với thăng thưởng. Chế độ tiền thưởng tăng năng suất bắt đầu thực hiện từ năm 1951.

Năm 1957 có thêm chế độ thưởng thường xuyên từ quỹ lương. Theo chế độ kế hoạch hóa tập trung bao cấp thì quỹ lương do nhà nước xét duyệt, được tăng thêm một tỷ lệ nhất định để làm quỹ khen thưởng, và nếu tiết kiệm được quỹ lương đã duyệt thì được dùng để bổ sung vào quỹ khen thưởng.

Năm 1958 có chế độ trích lãi thưởng cho công nhân viên xí nghiệp tư doanh, chế độ thưởng cuối năm cho chiến sĩ thi đua, lao động xuất sắc...

Từ thập kỷ 60 có thêm các chế độ tiền thưởng khác : thưởng tiết kiệm nguyên vật liệu, điện năng, vật tư nhập khẩu; thưởng phát minh, sáng kiến, cải tiến hợp lý hóa; thưởng an toàn (chạy tàu xe, an toàn lao động...); thưởng hoàn thành hoặc vượt mức tiến độ, định mức, thời hạn; thưởng phát hiện tham ô lãng phí (theo giá trị thu hồi); thưởng chất lượng, thưởng tìm được nơi cung ứng, tiêu thụ; thưởng chuyên cần (bảo đảm ngày công, giờ công), thưởng hoàn thành nhiệm vụ cuối năm; thưởng theo chế độ phân phối lợi nhuận của xí nghiệp quốc doanh,v.v...

Chế độ tiền thưởng được áp dụng qua nhiều năm đã có tác dụng tích cực nhất định, động viên người lao động nỗ lực hoàn thành tốt công việc, nhưng việc thực hiện thường có những khuyết điểm như diện thưởng tràn lan (phần vì thiếu chỉ tiêu và điều kiện cụ thể, nhưng chủ yếu vẫn do đời sống nói chung là khó khăn, mức lương thấp), thưởng không tập trung vào những khâu trong yếu, mức thưởng thấp (nhất là thưởng tiết kiệm và thưởng phát minh, sáng kiến).

Quy định về tiền thưởng trong luật lao động

Các chế độ phụ cấp, tiền thưng, nâng bậc lương, các chế độ khuyến khích khác có thể được thoả thuận trong hợp đồng lao động, thoả ước tập thể hoặc quy định trong quy chế của doanh nghiệp.

Căn cứ vào kết quả sản xuất, kinh doanh hàng năm của doanh nghiệp và mức độ hoàn thành công việc của người lao động, người sử dụng lao động thưởng cho người lao động làm việc tại doanh nghiệp.

Quy chế thưởng do người sử dụng lao động quyết định sau khi tham khảo ý kiến Ban chấp hành công đoàn cơ sở.

Đối với doanh nghiệp, tổ chức kinh doanh, dịch vụ thuộc thành phần kinh tế quốc doanh

Mức thưởng đối với người lao động đã ký hợp đồng lao động không quá 6 tháng lương theo hợp đồng lao động.

Đối với công nhân viên chức thuộc lực lượng thường xuyên trong các doanh nghiệp chuyển sang giao kết hợp đồng không xác định thời hạn thì mức tiền thưởng tối đa không quá 6 tháng lương cấp bậc, chức vụ, phụ cấp chức vụ được hưởng theo hệ thống thang lương, bảng lương Nhà nước

Đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh

Mức trích thưởng ít nhất là 10% lợi nhuận còn lại của doanh nghiệp.

Cách xác định lợi nhuận còn lại của doanh nghiệp ngoài quốc doanh do Bộ

tài chính qui định.

4 Khoản 1 Điều 71 Luật giáo dục qui định: “Thang, bậc lương của nhà giáo là một trong những thang, bậc lương cao nhất trong hệ thống thang lương hành chính sự nghiệp của Nhà nước”

5 Hạng doanh nghiệp được xác định dựa vào mức độ phức tạp quản lý (thể hiện qua chỉ tiêu vốn, trình độ công nghệ, phạm vi hoạt động hoặc các đầu mối quản lý, số lượng lao động trong doanh nghiệp..)và hiệu quả sản xuất kinh doanh (doanh thu, thuế, lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận/vốn)

0