Khái niệm – bản chất kiểm toán.
KN: Là một quá trình do các kiểm toán viên có đủ năng lực và độc lập tiến hành nhằm thu thập các bằng chứng về những thông tin có thể định lượng được của một tổ chức và đánh giá chúng nhằm them định và báo cáo về mức độ phù hợp giữa các thông ...
KN: Là một quá trình do các kiểm toán viên có đủ năng lực và độc lập tiến hành nhằm thu thập các bằng chứng về những thông tin có thể định lượng được của một tổ chức và đánh giá chúng nhằm them định và báo cáo về mức độ phù hợp giữa các thông tin đó với các chuẩn mực đó được thiết lập.
Phân loại hoạt động kiểm toán:
a/ Phân theo chức năng:
a.1 Kiểm toán hoạt động: là quá trình kiểm tra nhằm đánh giá về sự hữu hiệu và tính hiệu quả của các hoạt động từ đó đề xuất ra các phương án cải tiến.
Thẩm định và đánh giá các hoạt động trên 2 góc độ;
_ Sự hữu hiệu: nói đến khả năng hoàn thành mục tiêu
- Sự hiệu quả : Kết quả đạt đựơc và chi phí bỏ ra
Đối tượng đa dạng lấy từng các doanh nghiệp có hoạt động khác nhau, có thể bao gồm việc rà soát lại hệ thống kế toán, các hệ thống cơ chế kiểm tra kiểm soát, để tăng cường tính hiệu quả.
-Kiểm tra tính hiệu quả: Các hoạt động huy động phân phối và sử dụng nguồn lực đó NTN:
Tài lực + Nhân lực + Vật lực + Thông tin.
-Kiểm tra và đánh giá các hoạt động hiệu quả của các bộ phận chức năng hoặc hiệu quả qui trình sản xuất mới lắp đặt.
-Chủ thể tiến hành kiểm toán hoạt động : kiểm toán viên bên trong ( kiểm toán nội bộ) cũng có thể là kiểm toán nhà nước , hay độc lập :
-Chuẩn mực và thước đo: đa dạng và phù hợp với thông tin được kiểm toán, không có chuẩn mực chung và việc lựa chọn chuẩn mực dựa vào ý kiến chủ quan cũng như kinh nghiệm của kiểm toán viên.
Kết quả kiểm toán : Phục vụ cho các doanh nghiệp được kiểm toán và cho chính bản thân doanh nghiệp.
a.2 Kiểm toán tuân thủ:
Là việc kiểm tra nhằm đánh giá việc tuân thủ chấp hành pháp luật ,các chính sách chế độ , những quyết định.
Đối tượng :Chấp hành văn bản, các quyết định, nghị quyết của ban giám đốc, nội quy của cơ quan luật pháp, cơ chế quản lý , Kiểm tra tính chấp hành các nguyên tắc, quy trình nhiệm vụ.
-Các chuẩn mực để đánh giá : các văn bản pháp luật, các quy định hiện hành .
-Các chủ thể tham gia là kiểm toán nhà nước và kiểm tra nội bộ là chủ yếu .
- Kết quả kiểm toán phục vụ cho các cấp có thẩm quyền liên quan , và giám đốc .
a. 3 Kiểm tóan báo cáo tài chính
Là việc kiểm tra và đưa ra nhận xét về tính chung thực hợp lý của các báo cáo tài chính của đơn vị nào đó .
- Đối tượng là các báo cáo tài chính ;
+ Bảng cân đối tài sản .
+ Kết quả hoạt động kinh doanh .
+ Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
+ Thuyết minh các báo cáo tài chính .
+ Bảng cân đối tài khoản .
- Chủ thể chủ yếu là kiểm toán độc lập
- Chuẩn mực để đánh giá :Lấy các chuẩn mực kế toán là chế độ kế toán hiện hành.
-Kết quả kiểm toán phục vụ cho những người sử dụng báo cáo tài chính , cho bên thứ 3 đó là ngân hàng,bạn hàng , cổ đông .
b. phân theo chủ thể kiểm toán
b.1 kiểm toán nhà nước : là hoạt động kiểm toán được tiến hành bởi các cơ quan kiểm toán nhà nước.
-chủ thể là kiện toàn tính tuân thủ và đánh giá hoạt động của các cơ quan tổ chức có sử dụng vôn và kinh phí của nhà nước.
- về tổ chức : Kiểm toán nhà nước là một bộ phận trong bộ máy quản lý của nhà nước thường trực thuộc chính phủ .
- kiểm toán nhà nước có quyền góp ý và yêu cầu các đơn vị được kiểm toán sửa chữa những sai phạm , kiến nghị các cấp có thẩm quyền sử lý các sai phạm , đề suất với chính phủ để sửa đổi , cải tiến các cơ chế tài chính .
b.2 Kiểm toán nội bộ .
- Được thực hiện bởi các kiểm toán viên nội bộ của các doanh nghiệp theo yêu cầu của ban giám đốc hoặc hội đồng quản ttị . Thông thường tại các tập đoàn , công ty lớn có uỷ ban kiểm toán .
- Để có thể hoạt động một cách có hiệu quả mang tính khách quan thì bộ phận kiểm toán độc lập được tổ chức độc lập tách rời với các bộ phận hoạt động nghiệp vụ khác , tuy nhiên chỉ mang tính tương đối . vì họ chính là nhân viên của doanh nghiệp , chịu sự tác động của ban giám đốc , do vậy kết quả cuộc kiểm toán nội bộ, thường ít được sự tin cậy từ bên ngoàI mà chỉ phục vụ cho ban giám đốc .
b.3 Kiểm toán độc lập: là loại kiểm toán được tiến hành bởi các kiểm toán viên độc lập thuộc các tổ chức kiểm toán độc lập . Họ chủ yếu kiểm toán các báo cáo tài chính, ngoài ra theo yêu cầu của khách hàng họ cũng kiểm toán hoạt động của các dịch vụ khác về tài chính và kinh tế.
-Do độc lập và uy tín trong nền kinh tế nên họ được nhiều người tin cậy hay những bên thứ 3 những nhà đầu tư , chỉ tin cậy vào các báo cáo tài chính đó được kiểm toán độc lập kiểm toán .
1-Kiểm toán viên : là người tiến hành kiểm toán va đưa ra những kiến nghị nhận xét về tính chung thực hợp lý của các thông tin được kiểm tóan.
2- Các tiêu chuẩn kiểm toán viên :
- Phải có trình độ chuyên môn nghiệp vụ .
- Hiểu và tôn trọng pháp luật .
- Phải độc lập : Không có mối quan hệ chi phối khách quan , độc lập về thân nhân , độc lập về kinh tế .
- Tiêu chuẩn về đạo đức nghề nghiệp : Phải chính trực chung thực , thẳng thắn bất vụ lợi. Phải khách quan đánh giá đúng thực tế, không nóng vội, không áp đặt, phải công bằng , phải bảo mật thông tin thu thập được trong quá trình kiểm toán- Đạo đức ứng sử : Mỗi quan hệ giữa khách thể và chủ thể kiểm toán, kiềm chế các hoạt động ảnh hưởng đến uy tín nghề nghiệp, tôn trọng các chuẩn mực nghiệp vụ .