Thuyết minh về truyền thống giỗ tổ Hùng Vương, Tại đền thờ chính ở Phú Thọ ngày giỗ tổ rất đông vui, dân chúng các nơi trên toàn quốc...
Văn Thuyết Minh lớp 8 – Thuyết minh về truyền thống giỗ tổ Hùng Vương. Tại đền thờ chính ở Phú Thọ ngày giỗ tổ rất đông vui, dân chúng các nơi trên toàn quốc đổ về (kể cả các em tráng nhi cũng được đi theo). DÀN Ý CHI TIẾT I. MỞ BÀI Dù ai đi ngược ...
DÀN Ý CHI TIẾT
I. MỞ BÀI
Dù ai đi ngược về xuôi
Nhớ ngày Giỗ Tổ mùng mười tháng ba.
– Câu ca dao quen thuộc nhắc nhở bất kì người con đất Việt nào nhớ về ngày giỗ Tổ Hùng Vương.
– Ngày này đã từ lâu là một ngày quốc lễ của đất nước Việt Nam.
II. THÂN BÀI
– Tại đền thờ chính ở Phú Thọ ngày giỗ tổ rất đông vui, dân chúng các nơi trên toàn quốc đổ về (kể cả các em tráng nhi cũng được đi theo), đội lễ vật lên đền dâng lễ nườm nượp, trước là dâng lễ tại đền thờ hai bà Công chúa (Tiên Dung và Ngọc Dung) ờ chân núi Nghĩa Lĩnh (còn gọi là núi Đen).
– Đó là đều Hạ (còn gọi là đền Giếng vì có một giếng mạch nước trong và mát). Sau mới lên dâng lễ đền thờ Quốc tổ ở lưng chừng núi là đền Trung (trước đền có nhà Bia và gần đền có chùa của xã Hy Cương) và cuối cùng là lên dâng lễ ở đền Thượng, tại dinh núi thờ 18 vị vua Hùng Vương, trước đền có bức hoành phi đề Nam triều tổ. cạnh đền là Ngôi mộ tổ Hùng Vương (không rõ của vị vua nào).
– Từ đền Hạ lên đến Thượng phải leo 296 bực (bậc) đá.
– Hội đền Hùng mở từ đầu tháng đón hết mùng 10 tháng 3 mới rã đám.
– Trong thời gian Hội có rước sách và các buổi tế lễ. mà lễ chính là buổi Quốc tế (Tế chính của Ọuốc gia) do đại diện của triều đình thường là vị chủ tỉnh Phú Thọ chủ tế có đông đủ quan chức địa phương tham dự và có các cuộc bách hí cố tri. gồm leo dây, múa roi, đánh cờ, thi diều sáo, treo đèn (thấp đèn dọc từ đền Hạ tới Thượng tại chùa và các lăng miếu, ban đêm rất rực rỠ), đu tiên và đánh còn.
– Tại lễ hội quốc Tổ, đặc sắc nhất là có các tục nam thanh nữ tú trẩy hội vui vẻ tha hồ.
Nhưng nếu có thanh niên nào bờm som làm trò khiếm nhã để trêu chọc phụ nữ, nhất là các cô thôn nữ ở Phú Thọ, sẽ bị bắt bỏ rọ lợn vứt trước cửa đền Hạ 2 giờ trong ngày.
– Sau 1975 một thời gian dài, lễ giỗ Tổ Hùng Vương không được coi là quốc lễ, nhưng kể từ năm 2003, Ọuốc hội thông qua việc coi giỗ tổ Hùng Vương là ngày Giỗ quốc tỔ và đến 2007 nhà nước mới có nghị định chính thức coi lễ Giỗ tổ Hùng Vương là quốc lễ được nghỉ làm việc một ngày.
– Bây giờ ngày giỗ này lại được chính quyền địa phương (Phú Thọ) tổ chức long trọng vừa để thu hút khách du lịch vừa để dân chúng kể cả giới chức chính quyền (UBND tỉnh) có dịp đến chính thức kính lễ Quốc tổ như trước.
Ai về Phủ Thọ Phủ Lâm Thao
Gửi nén tâm hươn thoaước ao
Rừng núi Hy Cương còn vẫn đó
Cháu con Hồng Lạc há quên sao Dân hai nhảm triệu dân như một.
Nước bổn ngàn năm nước khác nào Rạng với năm châu nòi giống Việt Công ơn Quôc tổ sánh trời cao
III. KẾT BÀI
– Lễ giỗ Tổ là biểu hiện cùa sự nhớ ơn tổ tiên của mọi người dân Việt Nam.
– Cần phải giữ gìn và phát huy nó nhiều hơn.
BÀI VĂN THAM KHẢO BÀI VIẾT 1
Ngoài lề chính ở đền thờ tại Phủ Lâm Thao, tinh Phú Thọ rất đông vui, trước đây toàn quốc đều làm lỗ giõ Tổ; báo chí cũng như đài phát thanh đều có các chương trình đặc biệt về Giỗ Ọuốc Tổ, có các cuộc thi thơ văn và giải thể thao… Làm lễ giỗ Tô tại các trường với tổ chức các buổi văn nghệ liên quan đến giỗ quốc tổ và trước ngày giỗ tổ tại sân trường có lễ dâng hương kỷ niệm nhắc nhở về công đức của quốc Tổ và lòng biết ơn của toàn con dân. Ngày này đã từ lâu là một ngày quốc lễ và mọi người được nghỉ làm, nghỉ học.
Tại đền thờ chính ở Phú Thọ ngày giỗ Tổ rất đông vui, dân chúng các nơi trên toàn quôc đổ về (kê cả các em tráng nhi cũng được đi theo), đội lễ vật lên đền dâng lễ nườm nượp, trước là dâng lễ tại đền thờ hai bà công chúa (Tiên Dung và Ngọc Dung) ở chân núi Nghĩa Lĩnh (còn gọi là núi Đền) đó là đền Hạ (còn gọi là đền Giếng vì có một giếng mạch nước trong và mát). Sau mói lên dâng lễ đền thờ Quốc lễ ờ lưng chừng núi là dền Trung (trước đền có nhà Bia và gần đền có chùa của xã Hy Cương) và cuối cùng là lên dâng lễ ở đền Thượng, tại đỉnh núi thờ 18 vị vua Hùng Vương, trước đền có bức hoành phi đề Việt Nam triều tổ, cạnh đền là Ngôi mộ tổ Hùng Vương (không rõ của vị vua nào). Từ đền Hạ lên đen Thượng phải leo 296 bực (bậc) đá.
Hội đền Hùng mở từ đầu tháng đến hết mùng 10 tháng 3 mới rã đám. Trong thời gian Hội có rước sách và các buổi tế lễ, mà lễ chính là buổi Ọuốc tế (Tế chính của Quốc gia) do đại diện của triều đình thường là vị chủ tỉnh Phú Thọ làm chủ tế có đông đủ quan chức địa phương tham dự và có các cuộc bách hí cổ truyền gồm leo dây, múa rối, đánh cờ, thi diều sáo, treo đèn (tháp đèn dọc từ đền Hạ tới đền Thượng tại chùa và các lăng miếu, ban đêm rất rực rỡ), đu tiên và đánh còn. Có ba thơ của cụ Văn Toàn Dương Tư Như, một bậc khoa bàng.
Ai ơi tới Hội mà xem,
Nơi tung diều sáo, nơi trồng đu tiên
Nào cờ, nào trống, nào đèn
Nào xe nào ngựa như len chật đường,
Leo dây, múa rỏi đu phương
Đánh cờ treo giai lạ thường vui thay.
Tại lễ hội quốc Tổ, có các trò bách hí rất vui kể trên mà mọi người đều có thể tham dự nhưng đặc sắc nhất là có các tục nam thanh nữ tú trẩy hội vui vẻ tha hồ. nhưng nếu có thanh niên nào bờm sơm làm trò khiếm nhã để trêu chọc phụ nữ, nhất là các cô thôn nữ ở Phú Thọ, sẽ bị bắt bỏ rọ lợn vứt trước cửa đền Hạ 2 giờ trong ngày.
Sau 1975 một thời gian dài, lễ giỗ Tổ Hùng Vương không được coi là quốc lễ. nhưng kể từ năm 2003, Ọuốc hội thông qua việc coi giỗ tổ Hùng Vương là ngày Giỗ quốc tổ và đến 2007 nhà nước mới có nghị định chính thức coi lễ Giỗ tổ Hùng Vương là quốc lễ được nghỉ làm việc một ngày. Bây giờ ngày giỗ này lại được chính quyền địa phương (Phú Thọ) tổ chức long trọng vừa để thu hút khách du lịch vừa để dân chúng kể cả giới chức chính quyền (UBND tỉnh) có dịp đến chính thức kính lễ Quốc tổ như trước.
Gửi nén tâm hương thoa ước ao Rừng núi Hy Cương còn vẫn đó Cháu con Hồng Lạc hú quên sao Dân hai nhăm triệu dân như một.
Nước bốn ngàn năm nuớc khác nào Rạng với năm châu nòi giống Việt Công ơn Quốc tổ sánh trời cao
BÀI VIẾT 2
“Dù ai đi ngược về xuôi
Nhớ ngày Giỗ Tổ mồng mười tháng ba
Khắp miền truyền mãi câu ca
Nước non vân nước non nhà ngàn năm ”
Câu ca dao đậm đà tình nghĩa đã đi vào lòng mồi người dân Việt Nam từ thế hệ này sang thế hệ khác. Hàng ngàn năm nay, Đền Hùng – nơi cội nguồn của dân tộc, của đất nước luôn là biểu tượng tôn kính, linh nghiêm quy tụ và gắn bó với dân tộc Việt Nam.
Theo truyền thuyết thì Lạc Long Quân và Âu Cơ được xem như là thủy Tổ người Việt, cha mẹ của các Vua Hùng. Lễ hội Đền Hùng còn được gợi là ngày Giỗ Tổ Hùng Vương.
Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương diễn ra vào ngày mồng 10 tháng 3 âm lịch hàng năm tại Đền Hùng, Việt Trì, Phú Thọ. Trước đó hàng tuần, lễ hội đã diễn ra với nhiều hoạt động văn hoá dân gian và kết thúc vào ngày 10 tháng 3 âm lịch với Lễ rước kiệu và dâng hương tại Đền Thượng.
Từ xa xưa Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương đã có vị thế đặc biệt trong tâm thức của người Việt. Bản ngọc phả viết thời Trần, năm 1470 đời vua Lê Thánh Tông và đời vua Lê Kính Tông năm 1601 sao chép đóng dấu kiềm để tại Đền Hùng, nói rằng: “…Từ nhà Triệu, nhà Đinh, nhà Lê, nhà Lý, nhà Trần đến triều đại ta bây giờ là Hồng Đức Hậu Lê vẫn cùng hương khói trong ngôi đền ở làng Trung Nghĩa. Những ruộng đất sưu thuế từ xưa để lại dùng vào việc cúng tế vẫn không thay đổi…”.
Như vậy, có thể hiểu từ thời Hậu Lê trở về trước các triều đại đều quản lý Đền Hùng theo cách giao thẳng cho dân sớ tại trông nom, sửa chừa, cúng bái, làm Giỗ Tổ ngày 10 tháng 3 âm lịch. Bù lại họ được miễn nộp thuế 500 mẫu ruộng, miễn đóng sưu, miễn đi phu đi lính.
Đến đời nhà Nguyễn vào năm Khải Định thứ 2 (1917), Tuần phủ Phú Thọ Lê Trung Ngọc đã trình bộ Lễ định ngày 10 tháng 3 âm lịch hàng năm làm ngày Ọuốc tế (Quốc lễ, Quốc giỗ). Điều này được tấm bia Hùng Vương từ khảo do Tham tri Bùi Ngọc Hoàn, Tuần phủ tỉnh Phú Thọ, lập năm Bảo Đại thứ 15 (1940) cùng đang đặt ở Đền Thượng trên núi Hùng, xác nhận: “Trước đây, ngày Quốc tế lấy vào mùa thu làm định kỳ. Đến năm Khải Định thứ hai (dương lịch là năm 1917), Tuần phủ Phú Thọ là Lê Trung Ngọc có công văn xin bộ Lễ ấn định ngày mồng Mười tháng Ba làng năm làm ngày Quốc tế, tức trước ngày giỗ tổ Hùng Vương đời thứ 18 một ngày. Còn ngày giỗ (11 tháng Ba) do dân sở tại làm lễ”. Kể từ đây, ngày Giỗ Tổ Hùng Vương ngày 10 tháng 3 âm lịch hàng năm được chính thức hóa bằng luật pháp.
Sau cách mạng tháng Tám (1945) Đảng, Nhà nước ta rất quan tâm tới Đền Hùng, Chủ tịch hồ Chí Minh, các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước đều đã về thăm viếng tại đây. Kế tục truvền thống cao đẹp cùa cha ông, nhất là đạo đức “uống nước nhớ nguồn”, ngay sau cách mạng thành công, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh của Chủ tịch nước sổ 22/SL – CTN ngày 18 tháng 2 năm 1946 cho công chức nghỉ ngày 10 tháng 3 âm lịch hàng năm để tham gia tổ chức các hoạt động Giỗ Tổ Hùng Vương – hướng về cội nguồn dân tộc.
Trong ngày Giỗ Tổ năm Bính Tuất (1946) – năm đầu tiên của Chính phủ mới được thành lập, cụ Huỳnh Phúc Kháng – Quyền Chủ tịch nước đã dâng một tấm bản đồ Tổ quốc Việt Nam và một thanh gươm quý nhằm cáo với Tổ tiên về đất nước bị xâm lăng và cầu mong Tổ tiên phù hộ cho quốc thái dân an, thiên hạ thái bình cùng nhau đoàn kết, đánh tan giặc xâm lược, bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ của đất nước.
Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng đã có hai lần về thăm Đền Hùng (19/9/1954 và 19/8/1962). Tại đây Người đã có câu nói bất hủ: “Các Vua Hùng đã có công dựng nước – Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”. Người còn nhắc: “Phải chú ý bảo vệ, trồng thêm hoa, thêm cây cối để Đền Hùng ngày càng trang nghiêm và đẹp đẽ. thành công viên lịch sử cho con cháu sau này đến tham quan”.
Năm 1995, ngày Giỗ Tổ Hùng Vương đã được Ban Bí thư ghi trong thông báo là ngày lỗ lớn trong năm. Ngành Văn hóa – Thông tin – Thể thao phối hợp với các ngành chức năng đã tổ chức lễ hội trong thời gian 10 ngày (từ 1/3 đến 10/3 âm lịch).
Tại Nghị định số 82/2001/NĐ-CP ngày 06/11/2001 về Nghi lễ Nhà nước, trong đó có nội dung quy định cụ thể về quy mô tổ chức Giỗ Tổ Hùng Vương, cụ thể như sau:
– “Năm chẵn” là số năm kỷ niệm có chữ số cuối cùng là “0”; Bộ Văn Hoá Thông tin và ủy ban Nhân dân tỉnh Phú Thọ tổ chức Lễ hội; mời đại diện lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quốc Hội, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể dự Lễ dâng hương.
– “Năm tròn” là số năm kỷ niệm có chữ sổ cuối cùng là “5″; Uỷ ban Nhân dân tỉnh Phú Thọ tổ chức lễ hội; mời đại diện lành đạo Đảng, Nhà nước. Quốc hội. Chính phủ, ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể dự lễ dâng hương.
– “Năm lẻ” là số năm kỷ niệm có các chữ số cuối cùng còn lại. Uy ban Nhân dân tỉnh Phú Thọ tổ chức lỗ hội; mời lãnh đạo Bộ Văn Hoá – Thông tiN dự lễ dâng hương và tổ chức các hoạt động trong lễ hội.
Ngày 02/4/2007, Quốc hội nước Cộng hòa xà hội chủ nghĩa Việt Nam đã phê chuẩn sửa đổi, bổ sung Điều 73 của Luật Lao động cho người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương ngày Giỗ Tổ Hùng Vương (10/3 âm lịch). Kế đây, ngày 10/3 âm lịch hàng năm đã trở thành ngày lễ lớn –Quốc Lễ mang nghĩa bản sắc văn hóa dân tộc.
Ngày giỗ Tổ Hùng Vương hằng năm là ngày hội chung cùa toàn dân, ngày mọi trái tim dù đang sống và làm việc ở muôn nơi vẫn đập chung một nhịp, cặp mắt đều nhìn về cùng một hướng. Trong ngày này. nhân dân cả nước còn điều kiện để tham gia vào các hoạt động văn hóa thể hiện lòng thành kính tri ân Vua Hùng đã có công dựng nước và các bậc tiên nhân đã vì dân giữ nước.
Trong hồ sơ đề trình UNESCO công nhận “Tín ngưởng thờ cúng Hùng Vương” là di sản văn hoá thế giới đã nêu rõ giá trị của di sản là thể hiện lòng tôn kính đối với tổ tiên, theo tinh thần “Uống nước nhớ nguồn” của dân tộc Việt Nam. Theo đánh giá của các chuyên gia UNESCO, “Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương” đã đáp ứng được tiêu chí quan trọng nhất trong 5 tiêu chí, đó là, di sản có giá trị nổi bật mang tính toàn cầu, khích lệ ý thức chung của mọi dân tộc trong việc thúc đây giá trị đó. Vì vậy, ngày 6/12/2012, UNESCO đã chính thức công nhận ‘Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Phú Thọ”, biểu tượng của tinh thần đại đoàn kết, truyền thống đạo lý “Uống nước nhớ nguồn” của dân tộc Việt Nam là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.
Giỗ Tổ Hùng Vương – Lễ hội Đền Hùng còn là dịp để giáo dục truyền thống ‘‘Uống nước nhớ nguồn”, lòng biết ơn sâu sắc các Vua Hùng đã có công dựng nước và các bậc tiền nhân kiên cường chống giặc ngoại xâm giữ nước, đồng thời còn là dịp quan trọng để chúng ta quảng bá ra thế giới về một Di sản vô cùng giá trị, độc đáo, đã tồn tại hàng nghìn năm, ăn sâu vào tâm hồn, tình cảm, trở thành đạo lý truyền thống của dồng bào cả nước, kiều bào ta ờ nước ngoài, là ngày để toàn Đàng, toàn quân, toàn dân ta cùng nguyện một lòng mãi mãi khắc ghi lời căn dặn của Chú tịch Hồ Chí Minh: “’Các Vua Hùng đã có công dựng nước – Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”.