Thuyết minh về một sản phẩm mang bản sắc văn hóa dân tộc (chiếu Cẩm Nê), Cái chiếu là một vật dụng giản dị nhưng chứa đựng ý nghĩa...
Văn Thuyết Minh lớp 8 – Thuyết minh về một sản phẩm mang bản sắc văn hóa dân tộc (chiếu Cẩm Nê). Cái chiếu là một vật dụng giản dị nhưng chứa đựng ý nghĩa lớn lao, Là hình ảnh tượng trưng cho hạnh phúc vợ chồng, hay dùng để chúc thọ theo từng loại và cách trang trí cho chiếu DÀN Ý CHI TIẾT ...
DÀN Ý CHI TIẾT
I. MỞ BÀI
– Cái chiếu là một vật dụng giản dị nhưng chứa đựng ý nghĩa lớn lao.
– Là hình ảnh tượng trưng cho hạnh phúc vợ chồng, hay dùng để chúc thọ theo từng loại và cách trang trí cho chiếu.
II. THÂN BÀI
1,Nguồn gốc, xuất xứ
– Nếu trở lại trang sử xưa, nghề dệt chiếu ở vùng Quảng Nam có từ kha dời, cùng thời với nghề chiếu ở Quảng Bình và Thừa Thiên.
– Ở Ọuảng Nam có hai làng làm nghề dệt chiếu nổi tiếng. Ngoài làng Cẩm Nê còn có làng Bàn Thạch.
– Nhưng về nguồn gốc nghề chiếu ở vùng này, khi đến Cẩm Nê gặp các cụ cao tuổi hỏi chuyện, thì các cụ có kể lại rằng: Câu chuyện truyền miệng từ xa xưa cho tới đời các cụ thì nghề chiếu của vùng này gốc tích từ vùng Nga Sơn – Thanh Hoá đưa vào.
2. Cách làm
– Muốn có nguyên vật liệu để dệt chiếu như đay, lác phái đi đến các vùng xa trong tỉnh mua về sử dụng.
– Cẩm Nê dệt nhiều loại chiếu, khổ rộng, khổ hẹp. dệt chiếu trơn và dệt chiếu hoa.
– Chiếu dệt xong đem phơi Hẩng, vừa để cho lá chiếu trang sáng bóng, vừa cho khô giòn những dầu thừa thòi ra trên mặt lá chiếu của sợi lát, sợi đay, để dùng dao sắc, phạt cho đút hết.
– Loại chiếu hoa ở cẩm Nê không phải dệt chiếu trắng xong mới dùng khuôn in hoa lên trên nên như một số vùng khác mà phải chọn sợi lác về nhuộm phẩm, màu sắc tuỳ theo người chủ.
– Màu đỏ, màu xanh, màu lục, màu vàng… Phẩm nấu lên và nhúng sợi lác vào, nhúng từng nạm một và đem phơi.
– Một nạm lác có thể nhuộm một hoặc hai ba lần tùy màu phẩm và độ pha chế đậm nhạt.
– Những sợi lác màu sau khi phơi khô được đem dệt chiếu hoa.
– Dệt chiếu hoa nhiều công phu. Ngoài việc chọn và nhuộm sợi lác công phu còn phải dùng sợi đay mắc canh cửi thật khéo léo.
– Mắc cửi đơn hay kép, mặt cửi chạm khô (go) dệt sẽ điều khiển khổ cho nổi lên những hình hoa vãn trên mặt chiếu. Công phu nữa là người cầm khổ dệt ngồi trên và giữa mặt cửi đay.
– Với sự sắp xếp hình dáng hoa văn và bông hoa hoặc chữ nghĩa (như chữ Thọ, chữ Song Hỷ) trong đầu, khi ngồi vào khung dệt, tay cầm khổ dệt đồng thời các ngón tay phải điều khiển các sợi đanh đay hoặc nâng lên đè xuống, hoặc cái ba cài hai để khi con thoi đưa sợi lác vào cho ăn khớp tạo nên hoa trên mặt chiếu. có thể nói người cầm cái khổ dệt chiếu đồng thời là một họa sĩ trang trí trên mặt chiếu.
– Không phải bằng bút lông mà là bằng đôi tay điều khiển cái khổ và mùi thoi của mình.
– thưòng thường trên một chiếc chiếu hoa, ở giữa là chữ Thợ, dùng trải ở đình ang, các phản nhà lớn… hoặc chữ Song Hỷ nếu dệt cho đám cưới… Còn ở bốn góc thì là tứ linh hoặc bốn hoa văn lớn, bốn góc chung quanh có hoa văn trang trí nhiều kiểu, nẹp ngoài hai đường kẻ hoặc đỏ hoặc xanh, trông rất trang nhà hài hoà. Chiếu hoa dệt lát nhuộm sần, hoa văn nối cả hai mặt chiếu, một mặt chính một mặt phụ chứ không như chiếu in hoa chỉ có hoa ở một mặt trên.
– Một công phu cùa nghề dột chiếu ở dây nữa là chọn cây để làm khố (go) và thoi dệt. Phải chọn loại cây nào thật thẳng, nhẹ và bền… Vùng Cẩm Nê, người ta thường dùng cây cau già đè làm go và thoi dệt.
Hai người, một người giữ khổ, một người cầm thoi, dệt liên tục trong mười tiếng đồng hồ được một đôi rưỡi hoặc hai đôi chiếu, tùy loại đỏ là chiêu hoa hay chiếu trơn, khố rộng hav khổ hụp.
– Chiếu dệt xong đem trải khắp sân; khắp vườn, phoi để cho chiếu nguội và hoàn tất một phần việc cuối cùng: ghim các đầu dây đay để cho các sợi lác hai đầu chiếu khôi bung ra. Công việc này cũng phải khéo tay và có cặp mắt mỹ thuật, không thì chiếc chiếu sẽ lệch.
– Ngoài những loại chiếu người ta đặt dệt hoặc chiếu thường để bán quanh vùng, trong làng có một số người mua sỉ chiếu để dồn lại và đóng gói từng bó mười đôi một, thuê ghe bầu hoặc tàu hỏa chở ra vùng Thừa Thiên, Quáng Trị bán. Nếu thị trường Quảng Trị ưa thích chiếu cẩm Nê trơn, thì thị trường Thừa Thiên, nhất là Huế lại thích dùng chiếu hoa có chữ Thọ.
Trải qua bao thăng trầm của lịch sư. làng chiếu Cẩm Nê cùng bao phen lận đận với nghề. Tuy nhiên, đến nay, nhờ những đôi bàn tay khéo léo, đức tính cần cù và sự sáng tạo của người dân Hòa Tiến, làng chiếu Cẩm Nê vẫn ngày một phát triển và sản phẩm chiếu cầm Nê vẫn là một trong những sản phấm được người dân miền Trung nói riêng, nhân dân ca nước nói chung rất ưa chuộng, tin dùng.
III. KẾT BÀI
– Một vật dụng rất lắm ích dối với con người.
– Để làm được một cái chiếu đòi hỏi lảm công phu cùa người thợ. Vì vậy, chúng ta cần phải trân trọng và gìn gìn.
BÀI VIẾT THAM KHẢO
Nếu trở lại trang sử xưa, nghề dệt chiếu ở vùng Quáng Nam có từ khá lâu đời cùng thời với nghề chiếu ở Quảng Bình và Thừa Thiên. Trong “Phú biên tạp lực của Lê Ọuý Đôn có ghi: ... Xã Hòa Sơn, huvện Tân Phúc, phủ Điện Bàn nộp chiếu hoa thay cho sưu lính, hàng năm trước ngày mồng một tết, dinh Quảng Nam thu chiếu miến lớn 25 dôi, chiếu miến nhỏ năm đôi, chiếu thảm tám đôi, chiếu phản dài tám đôi, chiếu phản ngắn một đôi. chiếu nho dày bốn đôi, chiếu cầu trơn trải ở Văn Miếu một đôi. chiếu thảm cạp lục huyền một đôi. cộng năm mươi ba đôi. lại các hạng chiểu trơn phát ở cộng đường phủ và các chùa miếu xứ ấy là 75 đôi”…
ở Quảng Nam có hai làng làm nghề dệt chiếu nổi tiếng. Ngoài làng Cẩm Nê còn có làng Bàn Thạch. Nhưng làng nào có nghề dệt chiếu trước thì cho đến nay cũng chưa ai rõ. Nhưng về nguồn gốc nghề chiếu ở vùng này, khi đến Cẩm Nê gặp các cụ cao tuổi hỏi chuyện, thì các cụ có kể lại rằng: Câu chuyện truyền miệng từ xa xưa cho tới đời các cụ thì nghc chiếu của vùng này gốc tích từ vùng Nga Sơn Thanh Hóa đưa vào.
Nhân dân Cẩm Nê ngoài nghề dệt chiếu cũng có trồng lúa. Nhung nguồn sống chính là nghề chiếu vì làng ít ruộng đất. Có điều lạ nữa là quanh cận vùng Cẩm Nê không có chỗ nào trồng cây đay và lác (cói) mà lại cỏ nghề dệt chiếu nổi tiếng và phát đạt. Muốn có nguyên vật liệu để dệt chiếu như đay, lác phái đi đến các vùng xa trong tỉnh mua về sử dụng, Cẩm Nê dệt nhiều loại chiếu, khổ rộng, khổ hẹp, dệt chiếu trơn và dệt chiếu hoa. Chiếu trơn là loại chiếu để nguyên sợi màu trắng không nhuộm màu. Chiếu trơn dệt loại lác dài không chắp, sợi nho bán đắt tiều hơn loại dệt lác chắp, dệt hai sợi lác ngắn tiếp nối nhau. Loại chiêu trơn trắng này dùng loại lác phơi khô vừa phải, khi khô còn ưng màu xanh, đem vào dệt. Chiếu dệt xong đem phơi nắng, vừa để cho lá chiếu trăng sáng bóng, vừa cho khô giòn những đầu thừa thòi ra trên mặt lá chiếu của sợi lác, sợi đay ,để dùng dao sắc. phạt cho đứt hết.
Loại chiếu hoa ở Cẩm Nê không phải dệt chiếu trắng xong mới dùng khuôn in hoa lên trên nền như một số vùng khác mà phải chọn sợi lác về nhuộm phẩm, màu sắc tuỳ theo người chủ. Màu đỏ, màu xanh, màu lục, màu vàng… Phẩm nấu lên và nhúng sợi lác vào, nhúng từng nạm một và đem phơi. Một nạm lác có thể nhuộm một hoặc hai ba lần tuỳ màu phẩm và độ pha chế đậm nhạt. Những sợi lác màu sau khi phơi khô được đem dệt chiếu hoa. Dệt chiếu hoa nhiều công phu. Ngoài việc chọn và nhuộm sợi lác công phu còn phải dùng sợi đay mắc canh cửi thật khéo léo. Mắc cửi đơn hay kép, mặt cửi chạm khô (go) dệt sẽ điều khiển khổ cho nổi lên những hình hoa văn trên mặt chiếu. Công phu nữa là người cầm khô dệt ngồi trêu và giữa mặt cửi đay. Với sự sắp xếp hình dáng hoa văn và bông hoa hoặc chữ nghĩa (như chữ Thọ, chữ Song Hỷ) trong đầu, khi ngồi vào khung dệt, tay cầm khô dệt đồng thời các ngón tav phải điều khiển các sợi đanh đay hoặc nâng lên đè xuống, hoặc cải ba cải hai để khi con thoi đưa sợi lác vào cho ăn khớp tạo nên hoa trên mặt chiếu. Có thể nói người cầm cái khố dệt chiếu đồng thời là một họa sĩ trang trí trên mặt chiếu. Không phải bằng bút lông mà là bằng đôi tay điều khiển cái khô và mũi thoi của mình. Thường thường trên một chiếc chiếu hoa. ở giữa là chữ Thọ. dùng trải ở đình làng, các phản nhà lớn… hoặc chữ Song Hỷ nếu dệt cho đám cưới… Còn ở bốn góc thì là tứ linh hoặc bốn hoa văn lớn, bốn góc chung quanh có hoa văn trang trí nhiều kiểu, nẹp ngoài hai đường kẻ hoặc đỏ hoặc xanh, trông rất trang nhã hài hoà. Chiếu hoa dệt lát nhuộm sần. hoa văn nổi cả hai mặt chiếu, một mặt chính một mặt phụ chứ không như chiếu in hoa chi có hoa ở một mặt trên.
Một công phu của nghề dệt chiếu ở đây nữa là chọn cây để làm khố (go) và thoi dệt. Phải chọn loại cây nào thật thẳng, nhẹ và bền… Vùng Cẩm Nê, người ta thường dùng cây cau già để làm go và thoi dệt.
Hai người, một người giữ khổ, một người cầm thoi, dệt liên tục trong mười tiếng đồng hồ dược một đôi rưữi hoặc hai đôi chiếu, tùy loại đó là chiếu hoa hay chiếu trơn, khổ rộng hay khổ hẹp. Chiếu dệt xong đem trãi khắp sân: khắp vườn, phơi để cho chiếu nguội và hoàn tất một phần việc cuối cùng: ghim các đầu dây đay để cho các sợi lác hai đầu chiếu khỏi bung ra. Công việc này cũng phải khéo tay và có cặp mắt mỹ thuật, không thì chiếc chiếu sẽ lệch.
Ngoài những loại chiếu người ta đặt dệt hoặc chiếu thường để bán quanh vùng, trong làng có một số người mua sỉ chiếu để dồn lại và đóng gói từng bó mười đôi một, thuê ghe bầu hoặc tàu hỏa chở ra vùng Thừa Thiên. Quảng Trị bán. Nếu thị trường Ọuảng Trị ưa thích chiếu Cẩm Nê trơn, thì thị trường Thừa Thiên, nhất là Huế lại thích dùng chiếu hoa có chữ Thọ.
Trải qua bao thăng trầm của lịch sử, làng chiếu Cẩm Nê cũng bao phen lận đận với nghề. Tuy nhiên, đến nay, nhờ những đôi bàn tay khéo léo, đức tính cần cù và sự sáng tạo của người dân Hòa Tiến, làng chiếu Cẩm Nê vẫn ngày một phát triển và sản phẩm chiếu cẩm Nê vẫn là một trong những sản phẩm được người dân miền Trung nói riêng, nhân dân cả nước nói chung rất ưa chuộng, tin dùng.
(Theo Nhiều tác gia, Hỏi đáp về làng nghề truyền thống Việt Nam, 2009)