27/03/2018, 23:41

Thuyết minh về Tranh Đông Hồ một loại hình văn hóa tiêu biểu của Việt Nam

Bài làm Người Việt có kho tàng văn hóa, nghệ thuật dân gian nhiều màu sắc và giàu giá trị. Bên cạnh những loại hình văn hóa nghệ thuật dân gian tiêu biểu như đổ gốm Bát Tràng, tranh Sơn Mài, tò he Phú Xuyên, múa rối nước, các làn điệu dân ca Quan Họ, Hát Xoan… ...


Bài làm

Người Việt có kho tàng văn hóa, nghệ thuật dân gian nhiều màu sắc và giàu giá trị. Bên cạnh những loại hình văn hóa nghệ thuật dân gian tiêu biểu như đổ gốm Bát Tràng, tranh Sơn Mài, tò he Phú Xuyên, múa rối nước, các làn điệu dân ca Quan Họ, Hát Xoan… còn phải kể đến dòng tranh Đông Hồ nổi tiếng.

Tranh Đông Hồ có tên gọi đầy đủ là tranh khắc gỗ dân gian Đông Hồ xuất xứ từ làng nghê' nổi tiếng thuộc xã Song Hồ, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh. Mặc dù có truyền thống lâu đời, nghề in tranh có từ thời nhà Lê vào thế kỉ XVI nhưng do dân làng không thờ tổ nghề và cũng không có tài liệu nào ghi chép cụ thể nên không ai biết rõ tranh Đông Hồ từ đầu mà có. Chỉ biết rằng trải qua bao thăng trẩm của lịch sử, tranh Đông Hồ vẫn tồn tại với những nét độc đáo, tiêu biểu cho nghệ thuật dân gian nước ta.

Vể nguyên liệu, tranh dân gian Đông Hồ truyền thống sử dụng nguyên liệu hoàn toàn tự nhiên, từ bản khắc gỗ, gỉẩy dó, màu sắc đến lớp hồ điệp. Giấy in tranh làm từ vỏ cây dó nên được gọi là giấy dó. vỏ cầy được nấu và ngâm trong nước vôi từ ba tháng đến nửa năm để lớp vỏ đen bên ngoài bong ra. Sau khi bóc hết lớp vỏ đen, vỏ cầy dó được cho vào cối giã rổi lấy chất nhẩy từ cây mò tạo thành hỗn hợp kết dính gọi là “huyền phù” mà người thợ sẽ pha với nước để seo giấy. Người thợ sẽ dùng chổi quét “huyền phù” đã pha với nước theo tỉ lệ phù hợp lên khuôn có mành trúc, mành nứa thật đểu, thật mỏng sau đó mang đi ép, nén cho thật phẳng và phơi dưới ánh mặt trời. Sau khi khô, xơ dó kết lại với nhau như cái mạng nhện nhiều lớp, tạo nên tờ giấy dó. Sự kết mạng ấy tạo độ xốp và nhẹ cho giấy, nhờ thế mà giấy dó rất dễ hút màu, không bị nhòe khi in. Đặc biệt hơn, trên lớp giấy dó còn được quét một lớp hổ điệp tạo nét óng ánh đặc thù chỉ riêng tranh Đông Hồ mới có. Hổ điệp cũng được tạo nên bởi nhiểu công đoạn, từ nghiền mịn vỏ điệp đến trộn bột nấu hồ đều yêu cầu sự cần mẫn, tỉ mỉ của nghệ nhân.

Cùng với giấy điệp, màu sắc của tranh Đông Hồ cũng là quà tặng của thiên nhiên kì thú và bàn tay khéo léo, sự tìm tòi của nghệ nhân làm tranh. Màu đỏ rực rỡ chiết từ gỗ vang hay sỏi son trên núi Thiên Thai; màu vàng ấm lấy từ hoa giành giành hay hoa hòe; màu xanh mát lấy từ gỉ đổng hay lá chàm – loại lá vẫn được dùng để nhuộm áo chàm; màu đen xốp, êm nhẹ lấy từ than gỗ xoan, rơm nếp hay than lá tre được ngầm kĩ trong chum vại vài tháng. Mặc dù lấy từ nguyên liệu giống nhau nhưng mỗi gia đình lại có một cách chế màu, đồ màu và hãm màu riêng đã trở thành bí kíp tạo nên sự tươi tắn, tự nhiên. Cũng nhờ vậy những người sành chơi tranh khi nhìn vào màu sắc của tranh có thể đoán ra được đó là tranh của nhà nào. Sự cầu kì, cẩn thận từ cách tạo giấy đến chế màu ấy đã làm nên tuổi thọ dài lâu và vẻ đẹp bền vững của tranh Đông Hổ. Giấy điệp có thể tổn tại hơn năm trăm năm còn màu sắc tranh Đông Hồ luôn rực rỡ, tươi sáng như lúc vừa mới in xong, không bị phai hay bay màu.

Về quy trình, khâu đẩu tiên trong làm tranh Đông Hô là vẽ mẫu. Tuy việc này chỉ do một người đảm nhận nhưng từ ý tưởng sáng tác đến khi hoàn thiện mẫu để khắc ván được mọi người tham gia bình luận, góp ý để sửa lại sao cho phù hợp nên khi hoàn thành, tranh Đông Hồ trở thành sáng tác của tập thể. 

Mẫu vẽ xong sẽ được khắc lên ván in. Không phải khắc toàn bộ tranh mẫu lên một tấm ván in mà một bức tranh khắc lên nhiều tấm ván in khác nhau và mỗi ván tương ứng với một màu riêng biệt. Đây là công đoạn đòi hỏi sự khéo léo, bền bỉ của nghệ nhân điêu khắc, chỉ những người thợ lành nghê' mới có thể khắc được ván in đạt đến trình độ tinh xảo. Hơn nữa, không phải gỗ nào cũng có thể làm ván in, chỉ có gỗ thị, gỗ dổi hay gỗ vàng tâm là đạt yêu cầu. Vì những loại gỗ này vừa mềm, vừa chắc, thịt gỗ lại mịn. Ván khắc xong được dùng để in tranh. Khi in, người ta dùng ván in đã phết màu lên giấy điệp. Mỗi lần in một màu, các màu phải khít với nhau. Quy trình in màu cũng phải theo trình tự nhất định. Tranh Đông Hồ bao giờ cũng phải in màu đỏ đầu tiên và màu đen cuối cùng. Trải qua những khâu đoạn kì công được làm hoàn toàn từ chất liệu thiên nhiên và đôi tay khéo léo của nghệ nhân, những bức tranh Đông Hồ thấm đẫm tình cảm và sự chăm chút của nghệ nhân mới ra đời.

Về lịch sử phát triển, dòng tranh Đông Hổ cũng có nhiều thăng trầm, biến cố. Thời kì hoàng kim của tranh Đông Hồ là từ cuối thế kỉ XIX đến năm 1944, trong làng có mười bảy dòng họ thì cả mười bảy dòng họ đều theo nghê' làm tranh. Cứ khoảng tháng bảy, tháng tám hàng năm là cả làng tất bật chuẩn bị cho mùa tranh Tết, khắp làng rực rỡ sắc màu của giấy điệp, không một mảng đất trống nào không được người dân tận dụng để phơi giấy: từ sân đình, ven các ngõ xóm, đường làng, dọc theo triền đê đến các nóc nhà, nóc bếp. Cũng như bất cứ loại hình văn hóa dân gian nào, tranh Đông Hổ nảy sinh, tổn tại dưới dạng nguyên hợp, các bộ phận gắn bó chặt chẽ với nhau mà như Hoài Thanh đã nói: Từ thuở sơ sinh, nhạc, thơ, múa và kịch đều chung một mâm. Đến khi lớn lên thì các loại hình tách bạch ra, nhưng vẫn phải nương tựa vào nhau. Thơ dân gian tồn tại, phát triển và lưu truyền bằng hát đối đáp. Nếu bỏ nhạc thì múa khó thành. Mất sự tích văn học, mất làn điệu, mất múa thì chèo củng mất. Tranh Đông Hồ cũng phải đi liền với hội Tết. Cũng bởi được bán chủ yếu vào các phiên chợ Tết và tục lệ mua tranh treo Tết, qua một năm thì bóc đi mua tranh mới treo lên nên tranh Đông Hồ trước đây còn được gọi là tranh Tết.

Trải qua thời gian, tranh Đông Hổ bị mai một ít nhiều. Trong chiến tranh, nhiểu ván in bị thất lạc, nghề làm tranh bị gián đoạn. Sau chiến tranh, dưới áp lực của kinh tế thị trường, sự thay đổi của thị hiếu thẩm mĩ, nhiều hộ gia đình ở Đông Hổ chuyển sang nghề hàng mã, chỉ còn hai nhà làm tranh là nhà của nghệ nhân Nguyễn Đăng Chế và nhà của nghệ nhân Nguyễn Hữu Sam. Tuy thế, dấu ấn hào hoa của làng Mái vẫn còn in đậm trong văn thơ, hội hè, đình đám, trong kí ức được lưu truyền vào mỗi dịp Tết đến, xuân về và tranh Đông Hồ vẫn còn nguyên sức sống lâu bển và có sức cuốn hút đặc biệt với nhiều thế hệ người dân Việt Nam cũng như du khách nước ngoài.

Dựa vào để tài, có thể phân tranh Đông Hổ thành năm loại: tranh thờ, tranh lịch sử, tranh chúc tụng, tranh sinh hoạt và tranh truyện. Từ những câu chuyện cổ tích như Thạch Sanh đến tác phẩm của đại thi hào Nguyễn Du là Truyện Kiều hay tác phẩm Lục Vân Tiên của ông đổ Nguyễn Đình Chiểu đều được thể hiện trong tranh Đông Hổ một cách sống động. Những trận đánh đi vào lịch sử cùng các nhân vật như Bà Trưng, Bà Triệu, Phù Đổng Thiên Vương, Ngô Quyền,… không chỉ sống mãi trong lòng dân mà còn hiện hữu trên từng trang giấy điệp. Tranh chúc tụng không chỉ là những lời may mắn trao nhau dịp Tết mà còn là ước mong một năm mới bình an, hạnh phúc. Tranh Đàn gà ngụ ý con cháu đầy nhà, tranh vẽ gà bên trên có chữ “Đại kê” thể hiện ước mong may mắn, bởi âm đọc đại kê gần giống với đại cát, bộ tranh tứ quý: Vinh hoa – Phú quý – Nhân nghĩa – Lễ trí mà tên mỗi bức tranh đã thể hiện rất rõ mong muốn của con người. Hơn thế nữa, cùng với sự biến đổi của lịch sử, để tài của tranh Đông Hổ cũng ngày càng đa dạng, phong phú. Dưới thời phong kiến có tranh Cóc, Chuột, Hái dừa, Đánh ghen, Khiêng trống, Đánh vật. Thời Pháp thuộc có Cóc Tây múa Kì Lân, Văn minh tiến bộ, Phong tục cải lương, Nhảy đầm. Thời kháng chiến có Việt Nam độc lập, Sản xuất tự túc, Bình dân học vụ…

Các con vật gần gũi với làng quê như gà trống, trâu, rồng và cá đều là biểu trưng cho hạnh phúc, thịnh vượng, sự chăm chỉ, chịu khó, cần cù, thông minh. Đằng sau bức Ngủ hổ là cả triết lí âm dương ngũ hành tương sinh, tương khắc. Đám cưới chuột tưng bừng rộn rã vẫn nơm nớp lo sợ và phải cống nạp cho mèo đã thể hiện tài tình quy luật cùng chung sống của nhân gian. Trên tranh Đông Hồ thường được khắc thêm những chữ Hán, chữ Nôm để người xem có thể nắm được ý nghĩa của bức tranh một cách đầy đủ và dễ dàng hơn.

Về giá trị, không chỉ có giá trị văn hóa, nghệ thuật, lịch sử, tranh Đông Hồ còn có giá trị kinh tế và giá trị du lịch to lớn. Dòng tranh dân gian tiêu biểu này được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia và thu hút được sự quan tầm của nhiều du khách trong nước và quốc tế. Ngày nay, tranh dân gian Đông Hổ còn được sử dụng và phát huy một cách hết sức sáng tạo. Đặc biệt, người Việt trẻ có những cách tiếp nhận tinh hoa của nền văn hóa dân gian thật sáng tạo. Chúng ta có thể bắt gặp những họa tiết tranh Đông Hổ kết hợp cùng thời trang hay được các nghệ sĩ trẻ vận dụng vào đời sống như trường hợp họa sĩ Bàng Nhất Linh vẽ tranh Đông Hổ lên chiếc xe Vespa hiện đại.

Khôi phục, tìm vể với tranh dân gian Đông Hồ là tìm về với những nét văn hóa, phong tục, tập quán xưa, tiếp nối truyền thống để vững bước hiện tại, hướng tới tương lai, để màu dân tộc mãi mãi sáng bừng trên giấy điệp quê hương. Không chỉ là một dòng tranh sáng bừng trên giấy điệp, đó còn là tâm tư, tình cảm, cách nhìn cuộc sống của người dân Đông Hổ và triết lí dân gian vui tươi, lạc quan, yêu đời.

0