31/03/2021, 15:29

Thuyết minh về thể thơ thất ngôn tứ tuyệt - 5 bài văn thuyết minh về thể thơ em yêu thích nhất

Thất ngôn tứ tuyệt là thể thơ mỗi bài có 4 câu và mỗi câu 7 chữ, trong đó các câu 1, 2, 4 hoặc chỉ các câu 2, 4 hiệp vần với nhau ở chữ cuối. Thể thơ này ra đời vào thế kỉ 7 vào Nhà Đường, ở Trung Quốc. Thể thơ này cũng là thể thơ được các nhà thơ nổi tiếng của Việt Nam ưa chuộng và ...

Thất ngôn tứ tuyệt là thể thơ mỗi bài có 4 câu và mỗi câu 7 chữ, trong đó các câu 1, 2, 4 hoặc chỉ các câu 2, 4 hiệp vần với nhau ở chữ cuối. Thể thơ này ra đời vào thế kỉ 7 vào Nhà Đường, ở Trung Quốc. Thể thơ này cũng là thể thơ được các nhà thơ nổi tiếng của Việt Nam ưa chuộng và sử dụng nhiều ở những thế kỉ trước.

Thơ Thất ngôn tứ tuyệt được chia làm 2 loại: Thất ngôn tứ tuyệt Đường luật (một thể thơ khá được yêu thích trong Thơ Đường luật): Có quy luật nghiêm khắc về luật, niêm và vần (theo bằng trắc) và có bố cục rõ ràng. Thất ngôn tứ tuyệt Cổ phong không theo quy luật rõ ràng, có thể dùng một vần (độc vận) hay nhiều vần (liên vận) nhưng vần vẫn phải thích ứng với quy luật âm thanh, có nhịp bằng trắc xen nhau cho dễ đọc. Trong chương trình học cấp Trung học cơ sở chúng ta đã được làm quen và nhận biết thể thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật gồm có 4 câu, mỗi câu 7 chữ, về phối thanh hay luật bằng trắc hoàn toàn giống thơ thất ngôn bát cú.

Về cách gieo vần ta thường bắt gặp 3 cách gieo vần trong thể thơ Thất ngôn tứ tuyệt như sau: Cách 1: Gieo vần vào tiếng cuối các câu 1-2-4 (tiếng cuối câu 3 bắt buộc thanh trắc)

Ví dụ: Thân em vừa trắng lại vừa tròn
Bảy nổi ba chìm với nước non
Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn
Mà em vẫn giữ tấm lòng son
Cách này thường được các cao nhân thời xưa sử dụng nhiều nhất.

Cách 2: Gieo vần chéo: Vào tiếng cuối các câu 1-3 (tiếng cuối các câu 2-4 phải là thanh trắc) hay các câu 2-4 (tiếng cuối các câu 1-3 phải là thanh trắc).
Ví dụ: Trăng nhập vào dây cung nguyệt lạnh
Trăng thương, trăng nhớ, hỡi trăng ngần
Đàn buồn, đàn lặng, ôi đàn chậm
Mỗi giọt rơi tàn như lệ ngân
Bốn câu thơ trên ta thấy reo vần "ân" của câu 2,4 như vậy tiếng cuối của câu 1,3 phải là thanh trắc "lạnh, chậm"

Cách 3: Gieo vần ôm: Tiếng cuối câu 1 vần với tiếng cuối câu 4, tiếng cuối câu 2 vần với tiếng cuối câu 3.

Ví dụ: Tiếng đàn thầm dịu dẫn tôi đi
Qua những sân cung rộng hải hồ
Có phải A Phòng hay Cô ?
Lá liễu dài như một nét mi.

Bố cục thường thấy của một bài thớ bao gồm 4 phần: Đề, thực, Luận, Kết. "Đề" gồm 2 câu đầu,câu đầu gọi là câu phá đề, câu thứ 2 gọi là câu thừa đề, chuyển tiếp ý để đi vào phần sau. "Thực" gồm 2 câu tiếp theo, giải thích rõ ý đầu bài. "Luận" gồm 2 câu tiếp theo nữa, phát triển rộng ý của đầu bài. "Kết" là 2 câu cuối, kết thúc ý toàn bài.

Tóm lại thất ngôn tứ tuyệt là thể thơ có sự kết hợp hài hoà cân đối cổ điển nhạc điệu trầm bổng đăng đối nhịp nhàng. Có nội dung rất đa dạng và phong phú dễ đi vào lòng người. Chúng ta cần gìn giữ những bài thơ mà những nghệ sĩ xưa để lại.
Thuyết minh về thể thơ thất ngôn tứ tuyệt
Thuyết minh về thể thơ thất ngôn tứ tuyệt
Thuyết minh về thể thơ thất ngôn tứ tuyệt
Thuyết minh về thể thơ thất ngôn tứ tuyệt
huyentrang09 viết 20:18 ngày 25/12/2022

âu sịt men:))

Trịnh Ngọc Trinh

226 chủ đề

43560 bài viết

Có thể bạn quan tâm
0