03/06/2017, 23:12

Thuyết minh về thể thơ lục bát (Bài 2)

Trong kho tàng thi ca Việt Nam không biết bao nhiêu bài thơ hay được viết theo những thể thơ khác nhau. Có thể nói mỗi thể thơ có một cái hay khác nhau mọt cách diễn đạt riêng, nhịp điệu riêng nhưng trong số đó thể thơ lục bát có nguồn gốc lâu đời nhất và dễ sử ...

Trong kho tàng thi ca Việt Nam không biết bao nhiêu bài thơ hay được viết theo những thể thơ khác nhau. Có thể nói mỗi thể thơ có một cái hay khác nhau mọt cách diễn đạt riêng, nhịp điệu riêng nhưng trong số đó thể thơ lục bát có nguồn gốc lâu đời nhất và dễ sử dụng nhất.

Chẳng thế mà từ xa xưa người Việt ta đã sử dụng nó trong những câu ca dao, trong lời hát ru. Một bài hát ru mà ít nhiều người đã từng được nghe là:

“Đố ai nằm võng không đưa
Ru con không hát đò đưa không chèo
Đố ai đốt cháy ao bèo
Để tôi gánh đá Đông Triều về ngâm
Bao giờ cho đá nảy mầm
Sung kia nảy nụ cho hành ra hoa
Bao giờ trạch đẻ ngọn đa
Sáo đẻ dưới nước thì ta lấy mình
Bao giờ dâu biếc dựng đình
Lim kia làm kén thì mình lấy ta.”


Với ưu điểm của thể thơ này các bà các mẹ ngày xưa đã vận dụng sáng tạo vào hát ru cho con ngủ điều gì làm nên những điều đó. Bài ca dao này đã được vận dụng triệt để thể thơ lục bát này.

Bài thơ chứa đựng một nội dung quê hương đất nước, những sinh hoạt hằng ngày, những tình cảm của trai gái. Bài thơ như vẽ lên những nghịc lý để thấy được sự khó khăn trong tình yêu. “ Đố” được điệp nhiều lần như thách thức như gợi tả sự khó khăn. Một loạt các hình mang tính chất phản quy luật như: “ nằm võng không đưa”, “ ru con không hát”, “đò đưa không chèo”, nào là “ đốt cháy ao bèo”, “ đá nảy mầm”, “ trạch đẻ ngọn đa”… Những hình ảnh ấy vừa đem lại cảm giác vui khi nói lên nghịch lý hay nhưng cũng nói lên sự khó khăn trong tình yêu của đôi trai gái. Những hình ảnh rất đỗi quen thuộc của làng cảnh thôn quê mang đến cảm giác gần gũi dễ hiểu và nhẹ nhàng.

Qua bài ca dao hát ru này ta có thể thấy được cấu trúc nhịp điệu thơ của thể lục bát. Về cấu trúc của một bài thơ thể lục bát thì gồm nhiều câu , hai câu thành một cặp. Trong đó câu trên sáu tiếng, câu dưới tám tiếng, tiếng thứ sáu của câu đầu sẽ hiệp vần với tiếng thứ sáu của câu tám tiếng. Nói chung thể thơ này có cách hiệp vần chủ yếu là vần lưng và vần chân. Từ “ chèo” trong câu tám hiệp vần với từ “ bèo” trong câu sáu. Sau đó từ “ bèo” lại hiệp vần với từ “ Triều” trong câu sáu tiếng sau.  Cứ thế tiếp tục hiệp vần cho đến khi kết thúc bài.

Bài ca dao có nhịp điệu nhẹ nhàng vì thế cho nên mới trở thành những bài hát ru con của các bà các mẹ ta. Nhịp điệu du dương tha thiết như mang tất cả bình yên của tình thương yêu, của quê hương chôn rau cắt rốn để mang vào giấc mơ của những thiên thần bé nhỏ. Chính là nhờ nhịp điệu của thể thơ này, câu thơ đầu ngắt nhịp 2/2/2 kết hợp với câu sau nhịp 4/4 tạo nên âm hưởng ngọt ngào sâu lắng.

“Đố ai/ nằm võng/ không đưa
Ru con không hát/ đò đưa không chèo”


Nhịp thơ như cuốn lấy nhau như nhịp nhàng vỗ về giấc ngủ. Đến những câu thơ tiếp theo nhịp điệu có sự thay đổi:

"Bao giờ cho đá/ nảy mầm
Sung kia nảy nụ/ cho hành ra hoa
Bao giờ/ trạch đẻ/ngọn đa
Sáo đẻ dưới nước/ thì ta lấy mình”

         
Không chỉ có nhịp điệu nhẹ nhàng biến đổi linh hoạt mà bài ca dao còn mang đậm ngôn ngữ giản dị của người dân làng quê. Nhưng hình ảnh bình dị thân quen của cay ao bèo đầu làng, nó gợi tả một màu xanh và những đám nổi lềnh bềnh trên mặt nước trôi theo dòng chảy không biết đi về đâu. Rồi ngôn ngữ “ mình- ta”  nghe thân thiết quá, nó vốn đẹp như tình cảm của những con người làng quê. Và cũng vì thế cặp tư xưng hô này được sử dụng rất nhiều trong ca dao cũng như thơ mà tiêu biểu là bài Việt bắc của nhà thơ Tố Hữu.

Như vậy có thể thấy bài thơ thật đáng yêu và đáng quý, hình ảnh thân thuộc rất đỗi thân quen, mộc mạc mà giản dị. Thể thơ lục bát cũng góp phần làm nên sức hấp dẫn của bài ca dao này. Với nhịp điệu nhẹ nhàng du dương ấy nó trở thành một bài hát ru con khiến nhiều người được nghe phải xúc động. Thật vậy lớn rồi nhưng mỗi khi nghe ai đó- những người mẹ hát ru con bài ca dao này thì nỗi nhớ tuổi thơ lại ùa về trong trái tim của mỗi người.

0