04/06/2017, 23:36

Thuyết minh về Tết trung thu.

Hằng năm, tới ngày rằm tháng tám âm lịch, trẻ con khắp nước ta được người lớn cho rước đèn, ăn bánh nướng, bánh dẻo và múa lân thật là vui. Ngày ấy chinh là tết Trung thu - cái tết gắn bó với người Việt Nam, trẻ em Việt Nam đã từ lâu. Tết Trung thu rất gắn bó với người Việt Nam ta nhưng chắc ít ...

Hằng năm, tới ngày rằm tháng tám âm lịch, trẻ con khắp nước ta được người lớn cho rước đèn, ăn bánh nướng, bánh dẻo và múa lân thật là vui. Ngày ấy chinh là tết Trung thu - cái tết gắn bó với người Việt Nam, trẻ em Việt Nam đã từ lâu.

Tết Trung thu rất gắn bó với người Việt Nam ta nhưng chắc ít ai biếi rằng tết Trung thu có nguồn gốc từ đâu. Từ thế kỉ VIII (713 — 755), thời Đường Minh Hoàng đã có tục vui tết Trung thu. Sách xưa chép rằng: nhân một rằm tháng tám, khi cùng các con ngắm trăng tròn, vua Đường ao ước được lên trên trời một lần. Diệp Pháp Thiên đã tâu xin làm phép đưa vua lên cung trăng. Sau khi lên cung trăng, Minh Hoàng đã được Chúa trời tiếp rước, bày tiệc đãi đằng và cho hàng trăm tiên nữ xinh tươi mặc áo lụa nhiều màu sắc rực rỡ, tay cầm tấm lụa trắng tung múa trên sân, vừa múa vừa hát khúc Nghê Thường vũ y. Vua Đường rất thích, nhờ có khiếu thẩm âm nên vừa khen ngợi vừa lẩm nhẩm học thuộc bài hát và điệu múa, đem về hoàng cung bày cho cung nữ trình diễn. Cuối năm đó, quan Tiết độ sứ cai trị xứ Tây Lương mang về triều tiến dâng một đoàn vũ nữ với điệu múa Bà La Môn. Vua thấy điệu múa nhiều chỗ giống Nghê Thường vũ y, liền chỉnh đốn hai bài hát và hai bài múa làm thành Nghê Thường vũ y khúc. Về sau, tục ngắm trăng, xem ca múa đã phổ biến khắp nhân gian trong ngày rằm tháng tám. Sau đó biến thành tục lệ vui chơi đêm Trung thu. Sau khi hình thành ở Trung Hoa, tết Trung thu đã lan rộng ra khắp các nước láng giềng và thuộc địa của Trung Quốc. Sách sử Việt không nói tết Trung thu có từ nước ta vào năm nào, chỉ biết rằng từ hàng mấy trăm năm trước, tổ tiên ta đã theo tục lệ này. Tết Trung thu phải có bánh dẻo và bánh nướng như bánh chưng ngày tết Nguyên đán. Nhà nào cũng phải có bánh dẻo và bánh nướng. Không có hai thứ bánh này nghĩa là không có tết. Chiếc bánh hình tròn gợi hình mặt trăng tròn đầy, biểu hiện cho sự ấm no và hạnh phúc. Vì thế mọi người làm quà bánh dẻo và bánh nướng để tặng người thân... Chiếc bánh dẻo gồm hai phần: phần áo và phần nhân. Chiếc bánh dẻo muốn ngon phải qua những khâu chế biến phức tạp. Áo bánh phải chọn gạo nếp vàng vùng Trôi hoặc vùng Bắc Ninh, Bắc Giang. Gạo rang rồi xay hoặc giả nhỏ mịn, nhào với nước đường ngan ngát mùi hoa bưởi. Tất cả các công đoạn trên đều do tay người thợ “nghệ” đảm nhiệm. Người thợ không được sai sót một khâu nào. Bột được cho vào khuôn. Dỡ khuôn là chiếc bánh hiện rõ những hoa văn chìm nổi của bông hồng nở tám cánh hoặc mười cánh. Khuôn mặt áo bánh dẻo, ngọt đậm, thơm dịu. Phần nhân bánh nhất thiết do thợ cả quản xuyến với những khâu quan trọng: rang và ủ vừng, xử lí mứt bí khẩu, mứt sen, hạnh nhân, hạt dưa, ướp nhân, tạo hương cho nhân... Mãi về sau này người ta mới phá cách cho lạp xưởng vào. Nhân bánh được cải tiến với nhiều sáng kiến. Bánh nướng và bánh dẻo cũng có hai loại nhân chay bằng đậu xanh mịn, hạt sen... ăn rất dịu và thoảng hương đồng gió nội. Chúng mang hương vị, thanh sắc Việt Nam thanh cao, thanh nhã.

Tết Trung thu còn có rất nhiều trò chơi không chỉ cho trẻ em, mà còn làm cho cả người lớn vui vẻ và thoải mái hơn sau những ngày làm việc vất vả. Trò múa sư tử, múa lân không thể thiếu được trong những ngày này. Đầu lân bằng giấy và có một đuôi dài bằng vải màu, có một người cầm đuôi ấy phất phất theo nhịp múa của lân. Ngoài ra còn thanh la, đèn màu, cờ ngũ sắc, có người cầm côn đi hộ vệ đầu lân... Đám múa lân đi trước, người lớn và trẻ con theo sau. Trước đây, tại các tư gia thường treo giải thưởng bằng tiền. Sau một hồi múa, lân nhảy lên lấy thưởng. Thật là vui nhộn, náo nhiệt. Người ta bày cỗ với bánh trái hình mặt trăng, treo đèn kết hoa, nhảy múa ca hát theo nhịp trống. Những cuộc rước đèn với bao loại đèn đặc sắc, rực sáng trong đêm như để các em vui chơi với chị Hằng: đèn ông sao, đèn lồng, đèn con thỏ, đèn kéo quân rực sáng làm mất đi cái ảm đạm, tăm tối của ban đêm. Sau khi chơi cỗ, trông trăng các em cùng nhau phá cỗ. Một đêm Trung thu vui vẻ đã kết thúc.
 
Tết Trung thu đã trở thành tập tục văn hóa của người Việt Nam trong mỗi làng, mỗi xóm, mỗi phường... Nó rất gắn bó với mỗi người Việt Nam ta. Chúng ta cần giữ gìn tập tục văn hóa này sao cho cả thế giới đều biết đến để Tết Trung thu ngày càng rực rỡ, không bị mai một theo thời gian.

huynh hao

0 chủ đề

23969 bài viết

Có thể bạn quan tâm
0