03/06/2017, 23:21

Thuyết minh về phong tục trong ngày Tết cổ truyền

Nếu cuộc sống thường nhật đầy tất bật không cho người ta nhiều thời gian đế chú ý tới nó thì "đến hẹn lại lên", mỗi độ xuân sang, những ước vọng, niềm tin về một khởi đầu tốt đẹp, may mắn vào năm mới lại đưa mọi người tìm về với những phong tục Tết truyền thống. Một trong những phong tục ...

Nếu cuộc sống thường nhật đầy tất bật không cho người ta nhiều thời gian đế chú ý tới nó thì "đến hẹn lại lên", mỗi độ xuân sang, những ước vọng, niềm tin về một khởi đầu tốt đẹp, may mắn vào năm mới lại đưa mọi người tìm về với những phong tục Tết truyền thống. Một trong những phong tục cổ xưa nhất của người Việt làm trong những ngày lề Tết Nguyên đán chính là trồng cây nêu:

Cu kêu ha tiếng cu kêu
Trông mau đến Tét dựng nêu ăn chè
Ăn chè rồi lại ăn xôi.
Còn ba đòn bánh tét để dành hạ nêu
 
Tại miền Bắc thời đã xa, cây nêu thường được dựng vào ngày 23 tháng Chạp âm lịch, là ngày Táo quân về trời. Truyền thuyết cho rằng, từ ngày này cho đến đêm giao thừa, vắng mặt Táo quân, ma quỷ thường nhân cơ hội này lẻn về quây nhiều, cho nên cây nêu dựng lên để chặn ma quỷ. Cây nêu được thênh thang giữa trời đất suốt thời gian từ lễ dựng nêu cho đến ngày hạ nêu, thường thường là ngày 7 tháng giêng âm lịch. Trước khi dựng nêu, người ta lập bàn thờ trang nghiêm đề cúng tế, cầu Trời Phật, cầu mưa thuận gió hòa, cầu tổ tiên phù hộ độ trì cho con cháu.
 
Cây nêu của người Việt (Kinh) là một cây tre, cao hơn nóc nhà, từ gốc đến ngọn phải róc cành cho trơn tru. Cây tre càng thẳng càng quý. Trên ngọn cây, treo một cái giỏ trong có sẵn trầu cau, vàng mã... gắn quanh cái giỏ ấy có thêm một chùm lá dứa, những cái đèn xếp và những tua giấy màu đỏ, màu vàng. Cây nêu hiên ngang, cao vút, chiếm lĩnh không gian của cả nhà, cả vườn, thể hiện vẻ huy hoàng và cao đẹp.
 
Cây nêu của người Mường cũng là cây tre, nhỏ hơn, có nhiều lá hơn cây nêu Việt một chút. Ngọn nêu buộc một que ngang, treo hai chuỗi vòng, người ta gọi là hoa nêu. Các vòng này đều là vòng tre tiện mỏng. Người ta gọi đó là chuỗi "của", tượng trưng cho của cải sung túc của gia đình.
 
Cây nêu của người Co (Tây Nguyên) thường cắm trong các đám lễ hội Đâm trâu. Cây nêu phải là một đoạn của cây trò, nôi với một đoan của cây lồ ô. Ngọn nêu treo một lá phướn. Trên lá phướn lại là hình một con chim (đan bằng tre). Con chim ấy phải là chim chèo bẻo, tượng trưng cho sự hùng mạnh.
 
Nêu của người Hoa, chịu ảnh hưởng của lí thuyết Đạo giáo nhiều hơn. Nêu được gọi là cây phù đào (phù có nghĩa là bùa). Chuyện kể là cung cúa bà Tây Vương Mẫu có trồng cây đào. Thần ngự ở cây này chuyên bắt các loại quỷ dữ. Có cây phù đào, là có thần trấn giữ, quỷ không dám đến. Vi vậy, mà nhà người Hoa không có điều kiện trồng nêu, người ta có thể bẻ cành đào treo trước cửa.
 
Có thể kể thêm tập tục nhiều dân tộc nữa. Nhưng có thế thấy một khuynh hướng tâm linh chung: trừ tà, ma và cầu mong một năm mới đến với nhiều điều tốt đẹp, an lành và hạnh phúc cho gia chủ.
 
Không biết trên thế giới có nhiều truyện kể về cây nêu không, chứ câu chuyện của Việt Nam thì quả là đặc sắc. Ngược dòng thời gian, ngày xưa Quỷ chiếm toàn bộ đất nước và con người chỉ làm thuê, phải nộp hoa màu cho Quỷ. Quỷ ngày càng bóc lột Người quá tay. Người quá khổ cực nên cầu cứu đức Phật giúp đỡ. Sau vài lần Người (được Phật chỉ dẫn) đánh lừa Quỷ khi trồng khoai, lúa, ngô để lấy phần thu hoạch về mình, Quỷ đòi lại đất, không cho Người làm thuê nữa. Phật bàn với Người điều đình với Quỷ, xin miếng đất bằng bóng chiếc áo cà sa treo trên ngọn cây tre. Quỷ thấy không thiệt hại gì nên đồng ý. Khi đó Phật dùng phép thuật để bóng chiếc áo cà sa đó che phủ toàn bộ đất đai khiến Quỷ mất đất phải chạy ra biển Đông. Do mất đất sống nên Quỷ huy động quân vào cướp lại. Trận đánh này bên Quỷ bị thua sau khi bị bên Người tấn công bằng máu chó, lá dứa, tỏi, vôi bột... và Quỷ lại bị Phật đày ra biển Đông. Trước khi đi, Quỷ xin Phật thương tình cho phép một năm được vài ba ngày vào đất liền viếng thăm phần mộ của tổ tiên cha ông. Phật thương hại nên hứa cho. Do đó, hàng năm, cứ vào dịp Têt Nguyên đán là những ngày Quỷ vào thăm đất liền thì người ta theo tục cũ trồng cây nêu đế Quỷ không bén mảng đến chỗ Người cư ngụ. Trên nêu có treo khánh đất, có tiếng động phát ra khi gió rung đế nhắc nhở bọn Quỷ nghe mà tránh. Trên ngọn cây nêu còn buộc một bó lá dứa hoặc cành đa mó hái để cho Quỷ sợ. Ngoài ra, người ta còn vẽ hình cung tên hướng mũi nhọn về phía đông và rắc vôi bột xuống đất trước cửa ra vào trong những ngày Tết để cấm cửa Quỷ. Thế nên mới có câu ca dao:
 
Cành đa lá dứa treo kiêu (cao)
Vôi hột rắc ngõ chớ trêu mọi nhà.
Quỷ vào thì Quỷ lại ra.
Cành đa lá dứa thì ta cứa mồm.
 
Như vậy, cây nêu trở thành biểu tượng của sự đâu tranh giữa thiện và ác, giữa thiên thần và quỷ dữ nhằm bảo vệ cuộc sống bình yên cho con người. Cây nêu biểu tượng cho vũ trụ, vống tròn biểu tượng cho mặt trời. Cây vũ trụ là nơi đậu của chim thần và mặt trời. Mùa xuân khí dương thịnh, mặt trời lóe sáng, tỏa nắng xuân ấm áp đem sự sống cho muôn loài. Ngày Tết thần linh về trời, tất nhiên con người cần có những "bảo bôi" của thần nhàm đề phòng cảnh giác, chông lại sự xâm nhập của ác quỷ lúc con người vui chơi. Đặc biệt, trong những ngày Tết cổ truyền, vào buổi tối trên cây nêu có nơi còn treo một đèn nhàm chỉ đường cho tổ tiên biết đường về ăn Tết với con cháu. Trong đêm trừ tịch cũng như ngày mồng một Tết người dân còn treo bánh pháo tại cây nêu đê đốt đón mừng năm mới, mừng tố tiên về với con cháu, xua đuổi ma quỷ hoặc những điều bất hạnh của năm cũ, cầu mong một năm mới tốt lành. Những vật treo đều tượng trưng về sự bảo vệ và hạnh phúc con người. Lá khóm đề dọa ma quý vì có gai, tiền mã là cầu tài, lông gà biểu tượng chim thần, cành đa biểu tượng điềm lành và trường thọ, vỏ ốc biểu tượng cho sự sinh nở “con đàn cháu lũ”. Gắn liền với một sự tích kì lạ, với những ý nghĩa sâu xa trong sự thế hiện đa dạng, phong phú mà đậm tính dân tộc và nhân văn, cây nêu được coi là biểu tượng thiêng liêng nhất của Tết Nguyên đán ở Việt Nam.
 
Ngày xưa, cây nêu là biểu tượng cho sự uy quyền, nhà nào có quyền thế nhất là nhà đó có cây nêu cao nhất. Hiện nay, phong tục trồng cây nêu ngày Tết đã dần mất đi trong cộng đồng người Việt thời hiện đại, và được thay thế với tục chơi hoa đào, hoa mai ngày Tết. Cây nêu chỉ còn bắt gặp lác đác tại một số vùng quê, trong cộng đồng các dân tộc thiểu số vùng thượng du Bắc Bộ hay Tây Nguyên. Mặc dù vậy truyền thuyết và biểu tượng của phong tục trồng cây nêu thì vần được truyền tụng và in sâu trong tâm trí người Việt.

0