03/06/2017, 23:21
Hãy thuyết minh về một loại cây của quê hương em (Cây cọ)
Cây cọ là một loại cây không thể thiếu với người dân quê tôi. Nếu các bạn về miền trung du quê tôi sẽ thấy “rừng cọ, đồi chè” mát tầm mắt bởi màu xanh của rừng cọ bạt ngàn như ngàn cánh tay vẫy chào từ ngút ngàn xa như mời gọi khách lạ, như chào đón những đứa con quê hương trở về sau bao ngày bôn ...
Cây cọ là một loại cây không thể thiếu với người dân quê tôi. Nếu các bạn về miền trung du quê tôi sẽ thấy “rừng cọ, đồi chè” mát tầm mắt bởi màu xanh của rừng cọ bạt ngàn như ngàn cánh tay vẫy chào từ ngút ngàn xa như mời gọi khách lạ, như chào đón những đứa con quê hương trở về sau bao ngày bôn xa, xa cách.
Cây cọ như một đặc sản tạo ra nét riêng cho quê hương. Ngày còn nhỏ chúng tôi thường đi chăn thả trâu trên những đồi cọ, thoả sức nô đùa mà không sợ nắng, lá cọ như chiếc ô xoè bóng mát, che chở cho lũ trẻ. Nội tôi kể lại, ngày còn đánh Mĩ cây cọ cũng góp công lớn trong việc bắn máy bay của địch. Bên dưới những đồi cọ xanh rợp trời là nơi trú ẩn và mai phục của dân quân, du kích và bộ đội địa phương. Hoà bình lập lại, người dân quê tôi trở lại với cuộc sống ruộng đồng, lá cọ lại làm thành những chiếc ô che nắng cho mẹ nhổ mạ; làm thành chiếc nón lá cho ba lên nương.... Lá cọ còn có thể dùng lợp nhà rất tốt: nhà bằng lá cọ vừa bền lại rất mát. Thân cọ thẳng đứng với những chiếc bi cọ sắc nhọn như chiếc chông...
Tuy bề ngoài sù sì và gớm ghiếc nhưng bên trong lại là một món ăn đặc sản rất ngon đó là món củ ngũ cọ. Củ ngũ cọ là phần lõi gần búp cọ, nơi phình ra to nhất của thân cọ. Phải là người dân đã gắn bó với cây cọ như người dân quê tôi mới biết cách lấy được món đặc sản này. Cọ được chặt đổ rồi lấy búa bổ từng lớp bi, tách ra làm lộ lớp lõi tráng, khoét lấy phần non. Sau đó có thể ăn sống có vị giòn ngọt và rất mát, còn nếu xào lên thì lại có vị béo ngậy, bùi rất riêng. Nhưng đó là món ăn ngon nhưng rất lãng phí vì mỗi lần muốn thưởng thức món ăn này thì lại phải chặt cọ. Vì thế chỉ những khi có khách quý đến chơi, món củ ngũ cọ này mới có dịp xuất hiện. Lá cọ là một vật liệu rất tốt để đan nón. Chiếc nón được các cô thôn nữ đan rất đẹp đã có mặt trên mọi miền đất nước. Có thể nói, rừng cọ đối với người dân quê tôi như là cây tre đối với người dân Việt Nam vậy.
Nhớ lúc bé, chị em chúng tôi vẫn thường ngóng mẹ đi chợ về để đòi qua. Mỗi mùa mỗi thứ quà khác nhau nhưng đều mang mùi vị năm tháng quê nhà mà suốt cuộc đời không bao giờ tôi quên được. Cứ vào cuối tháng hai là đã có cọ ỏm rồi, mấy chị em chia nhau túi cọ mẹ mua, ăn nhồm nhoàm thật ngon. Cũng có lúc mẹ tôi mua cọ tươi về nhà tự ỏm, việc chọn cọ - nói như lũ thanh niên chúng tôi vẫn trêu nhau thì là “cả một nghệ thuật” đấy. Quả cọ ngon là quả được lấy từ cây cọ chưa bao giờ bị chặt lá, vì thường thường người ta vẫn trồng cọ lấy lá lợp nhà, làm chổi. Nếu cây cọ bị chặt lá một lần thì quả cọ sẽ còi cọc, hạt to và ăn rất chát, mất hết mùi vị đặc trưng của nó. Chọn cọ làm sao cho quả cọ dài, hạt nhỏ, lõi dày, bấm ngón tay thấy màu vàng ngậy như mỡ gà. Cọ đấy mà ỏm lên chắc chắn sẽ bùi ngon phải biết, cọ càng già ăn càng bùi, càng béo.
Ỏm cọ phải biết kĩ thuật, lấy nước giếng khơi đun nóng lên vừa phải. Om cọ từ 15 đến 20 phút, khi bóp thấy cọ mềm, nước váng nổi vàng sóng sánh như mờ gà là được. Cọ ỏm có lớp vỏ mỏng màu nâu sẫm, lõi cọ màu vàng, càng dầy càng ngon. Nếu ỏm bằng nước sôi hẳn thì thời gian nhanh hơn, khi ỏm nhớ đậy kín vung. Thường thì trước khi ỏm mang cọ rửa sạch rồi đem xóc lẫn vật sắc, nhọn như cật nứa hay mảnh chai để bong hết vỏ ngoài của cọ cho bớt chát. Khi ỏm cọ phải chú ý thời gian cho phù hợp, nếu không khéo cọ sẽ bị tóp lại, cứng chát không ăn được. Thế nên ỏm được một mẻ cọ ngon là phải khéo léo lắm, kì công lắm.
Quả cọ ngoài mang ỏm thì người dân quê tôi còn chọn những quả cùi dày, béo rồi mang cạo sạch vỏ đem làm dưa. Dưa cọ có vị mặn của muối, vị ngậy béo bùi bùi của cọ, có thể ăn cùng với cơm hoặc ăn chơi đều rất ngon. Nếu bạn đến thăm bất cứ một gia đình nào quê tôi, khi thấy trong mâm cơm bày món dưa cọ thì hãy mở lòng thưởng thức và đón nhận. Em nghĩ bạn sẽ không bao giờ quên hương vị của nó cho dù sau này được đi khắp nơi nơi, được ăn đủ thứ sơn hào hải vị đi chăng nữa. Tôi trộm nghĩ phải chăng cây cọ quê mình là thiên sứ cho vùng đất trung du đầy nắng gió này?
Nếu bạn đã từng được đi thăm rừng cọ bạt ngàn, từng nhìn thấy cọ lớn lên trên khô cằn sỏi đá, bằng cái nắng miền trung du phỏng rát chân trần thì khi đứng dưới tán cọ xanh tự lòng đã thây yêu cây cọ lắm, chứ chưa nói gì đến việc ăn thứ quả thơm bùi mọc ra từ gian khó.
Tôi nghĩ về loài cọ mà lại nghĩ đến con người nơi đây bao thế hệ vẫn không quản mưa nắng nhọc nhằn mà vươn cao, vươn xa mãi. Lòng tự nhắc nhở mình - Một người con đất Tổ phải cố gắng thật nhiều dẫu cho cuộc sống này còn biết bao nhiêu gian khó.
Tuy bề ngoài sù sì và gớm ghiếc nhưng bên trong lại là một món ăn đặc sản rất ngon đó là món củ ngũ cọ. Củ ngũ cọ là phần lõi gần búp cọ, nơi phình ra to nhất của thân cọ. Phải là người dân đã gắn bó với cây cọ như người dân quê tôi mới biết cách lấy được món đặc sản này. Cọ được chặt đổ rồi lấy búa bổ từng lớp bi, tách ra làm lộ lớp lõi tráng, khoét lấy phần non. Sau đó có thể ăn sống có vị giòn ngọt và rất mát, còn nếu xào lên thì lại có vị béo ngậy, bùi rất riêng. Nhưng đó là món ăn ngon nhưng rất lãng phí vì mỗi lần muốn thưởng thức món ăn này thì lại phải chặt cọ. Vì thế chỉ những khi có khách quý đến chơi, món củ ngũ cọ này mới có dịp xuất hiện. Lá cọ là một vật liệu rất tốt để đan nón. Chiếc nón được các cô thôn nữ đan rất đẹp đã có mặt trên mọi miền đất nước. Có thể nói, rừng cọ đối với người dân quê tôi như là cây tre đối với người dân Việt Nam vậy.
Nhớ lúc bé, chị em chúng tôi vẫn thường ngóng mẹ đi chợ về để đòi qua. Mỗi mùa mỗi thứ quà khác nhau nhưng đều mang mùi vị năm tháng quê nhà mà suốt cuộc đời không bao giờ tôi quên được. Cứ vào cuối tháng hai là đã có cọ ỏm rồi, mấy chị em chia nhau túi cọ mẹ mua, ăn nhồm nhoàm thật ngon. Cũng có lúc mẹ tôi mua cọ tươi về nhà tự ỏm, việc chọn cọ - nói như lũ thanh niên chúng tôi vẫn trêu nhau thì là “cả một nghệ thuật” đấy. Quả cọ ngon là quả được lấy từ cây cọ chưa bao giờ bị chặt lá, vì thường thường người ta vẫn trồng cọ lấy lá lợp nhà, làm chổi. Nếu cây cọ bị chặt lá một lần thì quả cọ sẽ còi cọc, hạt to và ăn rất chát, mất hết mùi vị đặc trưng của nó. Chọn cọ làm sao cho quả cọ dài, hạt nhỏ, lõi dày, bấm ngón tay thấy màu vàng ngậy như mỡ gà. Cọ đấy mà ỏm lên chắc chắn sẽ bùi ngon phải biết, cọ càng già ăn càng bùi, càng béo.
Quả cọ ngoài mang ỏm thì người dân quê tôi còn chọn những quả cùi dày, béo rồi mang cạo sạch vỏ đem làm dưa. Dưa cọ có vị mặn của muối, vị ngậy béo bùi bùi của cọ, có thể ăn cùng với cơm hoặc ăn chơi đều rất ngon. Nếu bạn đến thăm bất cứ một gia đình nào quê tôi, khi thấy trong mâm cơm bày món dưa cọ thì hãy mở lòng thưởng thức và đón nhận. Em nghĩ bạn sẽ không bao giờ quên hương vị của nó cho dù sau này được đi khắp nơi nơi, được ăn đủ thứ sơn hào hải vị đi chăng nữa. Tôi trộm nghĩ phải chăng cây cọ quê mình là thiên sứ cho vùng đất trung du đầy nắng gió này?
Nếu bạn đã từng được đi thăm rừng cọ bạt ngàn, từng nhìn thấy cọ lớn lên trên khô cằn sỏi đá, bằng cái nắng miền trung du phỏng rát chân trần thì khi đứng dưới tán cọ xanh tự lòng đã thây yêu cây cọ lắm, chứ chưa nói gì đến việc ăn thứ quả thơm bùi mọc ra từ gian khó.
Tôi nghĩ về loài cọ mà lại nghĩ đến con người nơi đây bao thế hệ vẫn không quản mưa nắng nhọc nhằn mà vươn cao, vươn xa mãi. Lòng tự nhắc nhở mình - Một người con đất Tổ phải cố gắng thật nhiều dẫu cho cuộc sống này còn biết bao nhiêu gian khó.