Thuyết minh về mắt kính
– Bài số 1 Chiếc mắt kính là một vật dụng quen thuộc với đời sống hằng ngày. Không chỉ có khả năng điều trị các tật khúc xạ, kính còn đem lại thẩm mỹ qua nhiều lọai có kiểu dáng, màu sắc phong phú. Tuy chỉ đóng vai trò phụ nhưng kính ...
– Bài số 1
Chiếc mắt kính là một vật dụng quen thuộc với đời sống hằng ngày. Không chỉ có khả năng điều trị các tật khúc xạ, kính còn đem lại thẩm mỹ qua nhiều lọai có kiểu dáng, màu sắc phong phú.
Tuy chỉ đóng vai trò phụ nhưng kính có ảnh hưởng lớn đến vẻ đẹp của bạn. Hãy chọn lọai kính phù hợp để tôn lên vẻ đẹp của “cửa sổ tâm hồn”. Nếu khéo chọn, một chiếc kính vừa có thể che lấp khuyết điểm mà vẫn làm nổi bật đường nét riêng.
Chiếc gọng kính chiếm 80% vẻ đẹp của kính. Gọng kính là bộ phận nâng đỡ tròng kính và là khung cho mỗi chiếc kính, giữa phần gọng trước và sau có một khớp nối bằng sắt nhỏ. Chúng được làm bằng nhiều chất liệu khác nhau nhưng phổ biến nhất vẫn là gọng nhựa bền, nhẹ. Sở hữu làn da trắng, khuôn mặt trái xoan, bạn thật hạnh phúc khi phù hợp với tất cả kiểu và màu sắc gọng. Nhưng với làn da bánh mật và khuôn mặt tròn, hãy thử dùng kính màu lạnh và có thành gọng đậm nét vuông. Mắt kính mỏng làm cho gương mặt hẹp lại và gọng kính dài làm cho gương mặt có độ sâu. Chiếc kính thể hiện cá tình của mỗi người qua màu sắc và kiểu dáng. Mỗi lần chọn kính là bạn lại bạn lại có dịp làm mới cho khuôn mặt của mình, bạn nên tận dụng triệt để cơ hội này để sở hữu khuôn mặt như ý với chiếc kính thời trang.
Thế nhưng, đây chỉ đơn thuần về mặt hình thức bên ngòai, có thể thay đổi tùy theo ý thích cá nhân. Bộ phận còn lại của kính – tròng kính – không thể thay đổi cấu tạo gốc và có hẳn 1 tiêu chuẩn quốc tế riêng.
Cấu tạo của tròng kính nói cung không xa lạ gì với chúng ta. Tròng kính ban đầu có hình tròn, vuông, sau khi chọn được lọai gọng phù hợp sẽ được mài, cắt cho vừa khít với gọng đó. Tròng kính có thể làm bằng nhựa chống trầy hay thủy tinh nhưng đều cần tuân theo quy tắc chồng tia UV (một lọai tia gây hại cho mắt) và tia cực tím.
Những lọai kính chống tia UV được tráng một lớp chất đặc biệt có màu ánh xanh, khả năng chống tia UV hơn hẳn lọai kính chỉ có plastic hay thủy tinh. Có những lọai kính có thể thay đổi màu cho phù hợp với môi trường ánh sáng bên ngòai (hay còn gọi là kính đổi màu), làm giảm độ chói và ảnh hưởng của tia cực tím. Người ta còn đặt hẳn 1 bảng xếp hạng cho khả năng ngăn chặn tia UV và ánh nắng trên thế giới (tiêu chuẩn của Australia là AS 1067 và tiêu chuẩn của Hoa Kỳ là ANSI Z80.3-1972, châu Âu là EN 1836:2005). Tuy cách thức xếp hảng ở mỗi nước khác nhau nhưng vẫn thông qua cơ chế phân tích khả năng giữ cho tầm mắt tránh được những tia độc hại ấy trong một khỏang cách ít nhất là bao nhiêu mét.
Đặc biệt, đối với những người bị cận thị,thấu kính lõm sẽ là lựa chọn thích hợp để giảm lượng hội tụ đưa hình ảnh từ trước võng mạc về ngay trọng tâm như người bình thường.
Ngược với kính cận chủ yếu dành cho học sinh, kính viễn chủ yếu dành cho người lớn tuổi bởi khả năng nhìn xa của họ kém dần đi. Hình ảnh được hội tụ phía sau võng mạc và điều này làm cho thấu kính lồi sẽ trở nên hữu ích với khả năng hội tụ của nó để đưa hình ảnh về đúng vị trí. Nhưng nếu họ còn mắc thêm bệnh cận thị (hiện tượng khá phổ biến nếu để cho tình trạng cận nặng kéo dài đến lúc già )những hình ảnh họ nhận được chỉ nắm ở cực ly trung bình và ko thể thấy những hình ở cự ly xa hoặc gần. Để khắc phục,người bị bệnh cận-viễn cần đeo kính 2 tròng với mắt kính ghép, nửa lồi, nửa lõm.
Trong một số trường hợp, nhất là những người thường xuyên chơi thể thao hay là ca sĩ, diễn viên đòi hỏi phải có sự năng động, tình thẩm mỹ cao về mọi mặt. Việc sở hữu 1 chiếc mắt kính tuy thời trang nhưng khá bất tiện trong sinh họat. Kính áp tròng (còn gọi là contact lense hay gọi tắt là lens hoặc kính tiếp xúc) vừa có khả năng điều trị tật khúc xạ, đem lại sự tiện lợi, vừa mang lại tính thẩm mỹ cao sẽ là lựa chọn tốt nhất. Kính áp tròng có hình lòng chảo, với kích thước to hơn lòng đen của mắt một chút đảm bảo bao trọn lấy mống mắt. Độ lõm của kính được thiết kế bằng đúng độ lồi cầu mắt, do đó khi đưa vào mắt, kính sẽ tự động hút vào đúng vị trí và nằm nguyên tại đó, làm cho người mang kính có cảm giác như nhìn bắng mắt thật. Kính điều trị tật khúc xạ có màu trong suốt, còn lại là nhiều màu sắc phong phú thời trang, dần dà trở thành trào lưu cho giới trẻ. Kính áp tròng làm bằng chất liệu Plastic đặc biệt mềm để không gây tổn thương mắt. Nhưng nếu lắp kính không đúng sẽ làm rách kính và có thể trầy xước mắt hoặc chọn size không đúng dẫn đến đỏ, cộm mắt.Lưu ý, lọai kính này cần được tẩy trùng thường xuyên bằng dung dịch nhỏ mắt để tránh bị khô và nhiễm khuẩn.
Cũng chính vì sự phong phú về chủng lọai và tính năng nên kính được bày bán khá phổ biến ở nhiều nơi. Nếu chọn kính ở những nơi kém chuyên môn, ngoàii việc nảy sinh nhiều quan niệm sai lầm còn làm kính trở thành con dao hai lưỡi.
Đối với kính cận (kể cả kính râm), việc chọn gọng kính không chỉ cần thời trang mà còn chú ý đến vật liệu và kích thước. Nếu chọn lọai kính kim lọai kém,gọng bản quá to, kính sẽ đè nặng khuôn mặt và chỗ tiếp xúc của gọng và da bị nổi mẩn đỏ, ngứa do dị ứng. Cũng không ít người chọn phải kính kém chất lượng nhưng được quảng cáo là kính thuốc đặc hiệu và “chém”giá đắt.Tròng kính ở đây thường qua lồi hoặc quá lõm sẽ ảnh hưởng đến độ chính xác của hình ảnh.Người mua kính sẽ nghĩ đây là lọai kính đặc biệt và tập điều chỉnh mắt theo chúng, và sau 1 khỏang thời gian, dĩ nhiên…..Người vốn có bệnh sẽ nặng thêm và người chưa có bệnh lại trở thành người mắc bệnh. Đáng nói hơn, khi xuất hiện nhiều triệu chứng như nhức đầu, mỏi mắt, người đeo chủ quan cho rằng vì mới đeo chưa quen. Thực ra đây là phản ứng tự nhiên của mắt với kính kém chất lượng, lâu dần, theo kiểu tích lũy, phản ứng mất đi đồng nghĩa với việc mắt đã tự điều tiết sai tiêu chuẩn. Đó là trường hợp của đa số người mua kính kém chất lượng ở vỉa hè hay mua theo cảm tính mà không có sự tư vấn của bác sĩ chuyên môn.
Đối với kính áp tròng. Các nhà chuyên môn cho rắng: Trước khi quyết định đeo kính áp tròng, cần phải đi khám mắt cẩn thận và chỉ nên đeo khi có sự chỉ định của bác sĩ. Và chỉ những trường hợp bị lọan dưỡng giác mạc (bị cườm nuớc họăc sẹo giác mạc) mới thật sự cần thiết dùng chúng. Người dùng kính áp tròng thường phải tiệt trùng kính trong những dung dịch chứa ôxy già (H2O2) như dung dịch đa chức năng, dung dịch một bước (gồm ôxy già 3%) và dung dịch 2 bước (gồm ôxy già 0,6%).
Người ta đã chứng minh được rằng, nước rửa kính có thể mang nhiều mầm bệnh cho mắt. Bởi những lọai dung dịch có khả năng sát trùng mạnh thì những tai biến với mắt cao hơn và ngược lại, dung dịch không gây hại cho mắt thì ít khả năng diệt trùng hơn. Các nhà khoa học tại Khoa Ký sinh trùng, Đại học Tổng hợp Vienna (Áo), nhận thấy rằng thể nang (thể kém hoạt động) của acanthamoeba vẫn có thể sống sót sau khi kính được ngâm trong những dung dịch nói trên 8 giờ liền. Dung dịch chứa ôxy già 0,6% hiệu quả hơn cả, trong khi dung dịch 3% thì tỏ ra bất lực. Nếu còn sống sót, acanthamoeba sẽ tiếp tục tồn tại và sinh sản trong lớp dịch bảo quản đọng lại ở kính áp tròng hết ngày này sang ngày khác, gây nhiễm trùng ở mắt. Chính vì thế không nên đeo kính sát tròng quá lâu có thể gây tai biến hoặc phổ biến là vi sang chấn tức chấn thương nhỏ mà mắt bình thường không nhìn thấy được nhưng gây đỏ,cộm mắt. Những vết xước này điều trị ngay có thể thành sẹo, nếu để lâu có thể gây viêm loét giác mạc, làm giảm thị lực, thậm chí dẫn đến mù lòa. Nên thay hộp rửa kính ít nhất 4 tuần /lần. Thường xuyên xử lý hộp ngâm kính bằng lò vi sóng hoặc đun sôi. Tuyệt đối không dùng nước muối, nước lã thông thường để rửa vì tính sát trùng hòan tòan không có.
Kính là một vật không thể thiếu trong đời sống hiện đại. Nếu biết cách sử dụng và bảo quản tốt, kính sẽ phát huy tối đa công dụng của mình. Hãy cùng biến “lăng kính”của “cửa sổ tâm hồn” mỗi người cùng trở nên phong phú và hòan thiện hơn. Nhưng hãy nhớ rằng: Cận thị là không tốt đâu nhé!
– Bài số 2
Trong những vật dụng mà chúng ta thường dùng thì chiếc kính đeo mắt rất cần thiết đối với mọi người thuộc các lứa tuổi khác nhau.
Cấu tạo của chiếc kính gồm hai bộ phận chính là gọng kính và mắt kính. Gọng kính được làm bằng nhựa cao cấp hoặc kim loại quý. Gọng kính chia làm hai phần: phần khung để lắp mắt kính và phần gọng để đeo vào tai, nối với nhau bởi các ốc vít nhỏ, có thể mở ra, gập lại dễ dàng. Chất liệu để làm mắt kính là nhựa hoặc thủy tinh trong suốt. Gọng kính và mắt kính có nhiều hình dáng, màu sắc khác nhau.
Kính đeo mắt có nhiều loại. Loại thường như kính râm, kính trắng không số dùng che nắng, che bụi khi đi đường. Loại kính thuốc gồm kính cận, kính viễn, kính loạn thị, kính dùng sau khi mổ mắt… Muốn sử dụng, người có bệnh về mắt phải đi đo thị lực để kiểm tra, từ đó mới có thể chọn kính chính xác, không gây ra các tác dụng phụ như nhức đầu, chóng mặt, buồn nôn… Không nên vì lí do thẩm mĩ mà ngại đeo kính thuốc khi bị bệnh. Nếu vậy sẽ làm độ cận hoặc độ viễn của mắt tăng rất nhanh. Lúc sử dụng kính, nên nhẹ nhàng mở bằng hai tay. Dùng xong nên lau sạch tròng kính bằng khăn lau mềm, mịn.
Cất kính vào hộp để ở nơi cố định dễ tìm như trong ngăn tủ, ngăn bàn, mặt bàn… tránh các vật nặng đè vỡ hoặc làm trầy xước mặt kính. Thường xuyên rửa kính bằng nước, lau sạch tròng kính bằng khăn chuyên dùng. Để mặt kính không biến dạng, khi đeo và tháo kính nên dùng hai tay cầm hai gọng kính. Đối với gọng kính kim loại, nên thường xuyên kiểm tra, vặn chặt các ốc vít để giữ chặt tròng kính. Phải dùng kính đúng độ thì thị lực đỡ suy giảm.
Kính đeo mắt ngoài tác dụng giúp cho chúng ta nhìn nhận sự vật chính xác, tăng cường hiệu quả học tập và lao động thì còn là vật trang sức làm tăng thêm vẻ duyên dáng, thanh lịch cho mỗi người.
Con người có năm giác quan thì thị giác là giác quan hoàn hảo nhất và quan trọng nhất. Vì vậy, việc giữ gìn để có đôi mắt trong sáng và tinh tường đồng nghĩa với bảo vệ cuộc sống của chính mình.
– Bài số 3
Nếu nói rằng đôi mắt là cửa sổ tâm hồn của mỗi chúng ta thì ắt rằng những cặp kính chính là những người giúp việc tận tâm, những người bảo vệ vững chắc, những vật trang trí duyên dáng cho khung cửa mộng mơ ấy.
Quả không quá khi nói như vậy về cặp kính đeo mắt bởi kính có rất nhiều loại và rất nhiều tác dụng, phù hợp với hầu hết nhu cầu của mọi người. Với những người bị bệnh về mắt như cận thị, viễn thị, loạn thị kính giúp họ khắc phục được điểm hạn chế của bản thân. Người cận thị có thể nhìn được những vật ở xa, người viễn thị thì nhờ kính mà nhìn được những vật ở gần… Đối với người làm những công việc đặc thù như bơi, trượt tuyết, đi xe máy tốc độ cao,… kính lại giúp mắt họ tránh khỏi nước, tuyết, gió, bụi,… Những người không bị bệnh về mắt, không có những hoạt động trên, khi ra đường cũng nên mang theo một cặp kính để tránh nắng chói và gió bụi. Thậm chí, có những người sử dụng kính như một vật trang trí đơn thuần. Giá trị thẩm mĩ của kính có được bởi sự đa dạng của kiểu dáng và màu sắc.
Dù chủng loại phong phú như vậy nhưng về cơ bản, cấu tạo của các cặp kính rất giống nhau. Một chiếc kính đeo mắt gồm có hai bộ phận: Tròng kính vả gọng kính. Gọng kính làm khung cho kính và là bộ phận nâng đỡ tròng kính. Gọng kính cũng gồm hai phần được nối với nhau bởi một khớp sắt nhỏ. Phần sau giúp gá kính vào vành tai. Phần trước đỡ lấy tròng kính và giúp tròng kính nằm vững trước mắt. Gọng kính có thể được làm bằng kim loại nhưng phổ biến nhất vẫn là gọng nhựa bền, nhẹ. Bộ phận quan trọng nhất cùa kính – tròng kính – thì không thể thay đổi cấu tạo gốc và có một tiêu chuẩn quốc tế riêng. Hình dáng tròng kính rất phong phú, nó phụ thuộc vào hình dáng gọng kính: tròn, vuông, chữ nhật… Tròng kính có thể làm bằng nhựa chống trầy hay thủy tinh nhưng đều cần tuân theo quy tắc chống tia uv và tia cực tím (hai loại tia được phát ra bởi mặt trời, rất có hại cho mắt). Ngoài ra, một chiếc kính đeo mắt còn có một số bộ phận phụ như ốc, vít… Chúng có kích thước rất nhỏ nhưng lại khá quan trọng, dùng để neo giữ các bộ phận của chiếc kính.
Bên cạnh loại kính gọng còn có loại kính áp tròng. Đó là một loại kính đặc biệt, nhỏ, mỏng, được đặt sát vào tròng mắt. Riêng với loại kính này phải có sự hướng dẫn sử dụng tỉ mỉ của bác sĩ chuyên ngành.
Việc sử dụng kính tác động rất lớn đến sức khoẻ của mắt bởi vậy cần sử dụng kính đúng cách. Đễ lựa chọn 1 chiếc kính phù hợp với đôi mắt, cần phải theo tư vấn cùa bác sĩ. Không nên đeo loại kính có độ làm sần vì loại kính này được lắp hàng loạt theo những số đo nhất định nên chưa chắc đã phù hợp với từng người. Mỗi loại kính cũng cần có cách bảo quản riêng đề tăng tuồi thọ cho kính. Khi lấy và đeo kính cần dùng cả hai tay, sau khi dùng xong cần lau chùi cẩn thận và bỏ vào hộp đậy kín. Kính dùng lâu cần lau chùi bằng dung dịch chuyên dụng. Đối với loại kính tiếp xúc trực tiếp với mắt như kính áp tròng, cần phải nhỏ mắt từ sáu lần đến tám lần trong vòng từ mười đến mười hai tiếng để bảo vệ mắt.
Có hai mắt kính được buộc vào một cái gọng. Như vậy chúng ta chỉ có thể biết được rằng đôi kính được làm ra trong khoảng thời gian giữa năm 1266 và 1352. Sự ra đời của những cuốn sách in trở thành động lực của việc nghiên cứu, sản xuất kính. Vào thế kỳ XV những cặp kính chủ yếu được sản xuất tại miền bắc nước Ý và miền nam nước Đức – là những nơi tập trung nhiều người thợ giỏi. Năm 1629 vua C-harles I cùa nước Anh đã ký sắc lệnh thành lập hiệp hội của các thợ làm kính mắt. Đến năm 1784, ông Bedzamin Franklin người Đức đã sáng tạo ra những đôi kính có hai tiêu điềm.
Chiếc mắt kính đeo mắt là một vật dụng quen thuộc với đời sống hằng ngày. Nếu biết cách sử dụng và bảo quản tốt, kính sẽ phát huy tối đa công dụng của mình. Hãy cùng tìm hiểu về kính để có thể biến “lăng kính” của “cửa sổ tâm hồn” trở nên phong phú và hoàn thiện hơn.
Vũ Hường tổng hợp