Thuyết minh về chùa Một Cột – Văn mẫu lớp 8
Thuyết minh về chùa Một Cột – Văn mẫu lớp 8 4.8 (96%) 380 votes Thuyết minh về chùa Một Cột – Bài làm 1 của một bạn học sinh giỏi Văn tỉnh Hưng Yên Những năm về đây ngành du lịch của đất nước ta rất phát triển, đất nước ta được thiên nhiên ưu đãi có nhiều danh lam thắng cảnh đẹp, có rất ...
Thuyết minh về chùa Một Cột – Văn mẫu lớp 8 4.8 (96%) 380 votes Thuyết minh về chùa Một Cột – Bài làm 1 của một bạn học sinh giỏi Văn tỉnh Hưng Yên Những năm về đây ngành du lịch của đất nước ta rất phát triển, đất nước ta được thiên nhiên ưu đãi có nhiều danh lam thắng cảnh đẹp, có rất nhiều danh lam thắng cảnh nổi tiếng được cả du khách trong nước và ...
Thuyết minh về chùa Một Cột – Bài làm 1 của một bạn học sinh giỏi Văn tỉnh Hưng Yên
Những năm về đây ngành du lịch của đất nước ta rất phát triển, đất nước ta được thiên nhiên ưu đãi có nhiều danh lam thắng cảnh đẹp, có rất nhiều danh lam thắng cảnh nổi tiếng được cả du khách trong nước và nước ngoài đến thăm quan rất đông như Phong Nha Kẻ Bàng ở Quảng Bình, Vịnh Hạ Long ở Quảng Ninh, Côn Sơn Kiếp Bạc ở Hải Dương, Chùa Một Cột ở Hà Nội, hang Sơn – Đoòng ở Quảng Bình, trong rất nhiều danh lam thắng cảnh của Việt Nam Chùa Một Cột là một danh lam thắng cảnh có kiến trúc độc nhất vô nhị, và là điểm du lịch thu hút rất nhiều du khách.
Chùa Một Cột thuộc phố chùa Một Cột, Ba Đình, Hà Nội, ngôi chùa này còn có những tên gọi khác như ” Liên Hoa Đài”, “Diên Hựu Tự”, ” Chùa Mật”, ngôi Chùa được xây dựng vào năm 1049. Truyền Thuyết năm 1049 kể lại rằng Vua Lý Thái Tông có nằm mơ thấy Phật Bà Quan Âm ngồi trên tòa sen và dắt Vua lên tòa, sáng hôm sau dậy trong buổi Chầu Vua có kể lại với các bày tôi của mình, sau đó được nhà sư Thiền Tuệ khuyên dựng chùa , nhà sư cũng gợi ý thiết kế cho nhà vua, ngôi chùa được dựng giống như trong giấc mơ của vua Lê Thánh Tông, nhà vua cho dựng một cột sau đó làm tòa sen Phật Bà Quan Âm đặt lên côt và nhà vua cho các nhà sư đi vòng quanh tòa sen để tụng kinh cầu mong sự phù hộ của Phật Quan Âm chính vì thế mà lúc đó Chùa có tên là Chùa Diên Hựu, ngôi chùa có kết cấu được làm bằng gỗ.
Năm 6 năm xây dựng năm 1105 nhà vua Lý Thái Tông cho mở rộng kiến chúc ngồi chùa, xây thêm hồ Linh Chiểu. Ngày nay Chùa Một Cột chỉ còn lại ngôi chùa nhỏ trên cột đá, bao gồm đài Liên Hoa, có cột đá chồng lên nhau thành một khối, tầng bên trên là những đòn gỗ làm giá đỡ cho ngôi đài ở trên, Ngôi Chùa Một Cột có kiến trức vô cùng độc đáo, hình ảnh chiếc cột vươn lên khỏi mặt nước gợi đến hình ảnh những bông hoa sen vươn thẳng lên được bao bọc với hàng lan can với những viên gạch sách loáng.
Trải qua sự bào mòn của thời gian, thì Chùa Một Cột đã có những lần trùng tu, vào những năm 1840 – 1850 và năm 1920. Năm 1954 trùng tư chính điện chùa Diên Hựu, năm 1955 trùng tu sữa chữa đài Liên Hoa, năm 1995 trùng tu ngôi Tam Bảo, năm 1997 trùng tu nhà Mẫu.
Chùa Một Cột chính là biểu tượng của Hà nội ngàn năm văn hiến, là một kiến trúc một danh lam thắng cảnh đẹp, nổi tiếng có ý nghĩa về lịch sử và thời đại, ngày 28/4/1962 Chùa Một Cột được bộ văn hóa xếp hạng di tích lịch sử, kiến trúc, nghệ thuật.
Chùa Một Cột – danh lam thắng cảnh đẹp, mang nét kiến trúc riêng, đã từ lâu Chùa Một Cột đã trở thành nết độc đáo, phong phú của văn hóa Việt, mỗi người dân nên có ý thức giữ gìn, bảo vệ Chùa Một Cột bởi đây chính là tài sản vô giá của Quốc Gia, chính vì những nét riêng, những nét độc đáo là danh lam thắng cảnh này đã thu hút được rất nhiều du khách trong và ngoài nước.
Chùa Một Cột từ lâu đã trở thành nét độc đáo của văn hóa Việt, ngôi chùa không lớn nhưng mang nét kiến trúc riêng. Chính sự độc đáo này đã thu hút rất nhiều lượng khách tham quan ở trong và ngoài nước. Mỗi người dân Việt Nam nên có ý thức giữ gìn và bảo vệ tài sản vô giá của quốc gia này.
Thuyết minh về chùa Một Cột – Bài làm 2
Chùa một cột là một quần thể kiến trúc gồm ngôi chùa và tòa đài giữa hồ, vốn có tên là chùa diên hựu và đài liên hoa. Đài này từ lâu quen gọi là chùa một cột. Chùa nằm ở phía tây thành thăng long, thuộc thôn ngọc thanh, ngọc hà, nay là địa điểm phía sau lăng bác.
Chùa được dựng trên một mô hình vuông, giữa hồ có một số cột đá, cao chừng hai trượng, chu vi chín thước, đầu trụ đặt lên một tòa chùa ngói nhỏ, hình như một đóa hoa sen dưới nước mọc lên, vì thế chùa có tên là chùa nhất trụ hay chùa một cột. Chùa được xây dựng từ năm 1049, niên hiệu đời sùng hưng đại bảo vua thái tông nhà lí. Tục truyền khi ấy vua thái tông tuổi đã cao mà chưa có con trai nên thường đến cầu tự ở các chùa. Một đêm vua nằm chiêm bao thấy đức phật quan âm hiện trên đài hoa sen trong một cái hồ vuông ở phía tây thành, tay bế một bé trai đưa cho nhà vua. Sau đó quả nhiên nhà vua có con trai. Thấy ứng nghiệm, vua liền sai lập chùa để thờ phật quân âm. Khi chùa làm xong vua triệu tập toàn bộ các tăng ni phật tử ở kinh thành đứng chầu xung quanh, tụng kinh suốt bảy ngày đêm và lập thêm một ngôi chùa lớn bên cạnh để thờ chư phật gọi là chùa diên hựu.
Năm 1105, vua lí nhân tông cho sửa lại chùa, dựng nên một cây tháp bằng đá trắng trước chùa diên hựu gọi là tháp bạch tuynh. Tháp cao 13 trượng. Từ tháp vào chùa một cột đi bằng một hành lang cầu vồng. Mỗi tháng hai ngày rằm, mồng một, nhà vua cùng hoàng hậu, phi, cung tần và cận thần tới chùa lễ phật. Đặc biệt cứ đến ngày8 tháng tư âm lịch hàng năm là ngày phật sinh, nhà vua lại ngự ra chùa trước một đêm, giữ mình chay tịnh để làm lễ tắm phật ngày hôm sau. Ngày này rất đông các tăng ni phật tử và nhân dân các nơi tới dự, làm nên ngày hội lớn ở kinh đô. Trong ngày này, tại chùa có lễ phóng sinh. Lễ phóng sinh bắt đầu ngay sau lễ tắm phật, nhà vua đứng trên đài cao, tay cầm một con chim thả cho bay đi, sau đó đến các tăng ni và các thiện nam tín nữ đua nhau mỗi người thả một con, bóng chim bay rợp trời.
Sử cũ chép vào năm long phù thứ tám (1088), nhà vua xuất kho một vạn hai ngàn cân đồng để đúc một quả chuông lớn gọi là giác thế chung (chuông thức tỉnh người đời) để treo ở chùa diên hựu. Lại xây một tòa phương đình bằng đá xanh cao tám trượng, trên nóc đình đóng những gióng sắt to để treo chuông. Nhưng chuông đúc xong đánh lại không kêu nên đành bỏ ngoài ruộng. Lâu ngày bị lãng quên, chuông thành tổ của rùa, vì thế chuông có tên quy điền.
Năm 1922 trường viễn đông bác cổ có sửa chữa lại chùa và giữ đúng theo kiến trúc cũ.
Thuyết minh về chùa Một Cột – Bài làm 3
Chùa Một Cột nằm trong quần thể chùa Diên Hựu trên đất thôn Thanh Bảo, huyện Quảng Đức, phía Tây hoàng thành Thǎng Long thời Lý, nay thuộc phố chùa Một Cột, quận Ba Đình – Hà Nội.
Được khởi công xây dựng vào mùa đông tháng mười âm lịch năm1049. Ngôi chùa này còn được gọi là Chùa Mật (gọi theo Hán- Việt là Nhất Trụ tháp), còn có tên gọi khác là “Diên Hựu tự” hay “Liên Hoa Đài”. Theo truyền thuyết, chùa được xây dựng theo giấc mơ của vua Lý Thái Tông (1028-1054) và theo gợi ý thiết kế của nhà sư Thiền Tuệ. Vào năm1049, vua đã mơ thấy được Phật bà Quan Âm ngồi trên tòa sen dắt vua lên toà. Khi tỉnh dậy, nhà vua kể chuyện đó lại với bày tôi và được nhà sư Thiền Tuệ khuyên dựng chùa, dựng cột đánh trong chiêm bao, làm toà sen của Phật bà Quan Âm đặt trên cột như đã thấy trong mộng và cho các nhà sư đi vòng xung quanh tụng kinh cầu kéo dài sự phù hộ, vì thế chùa mang tên Diên Hựu.
Ngôi chùa có kết cấu bằng gỗ, trong chùa đặt tượng Phật bà Quan Âm để thờ.- Năm 1105,vua Lý Nhân Tông cho mở rộng kiến trúc khu chùa có thêm hồ Linh Chiểu. Về sau, quy mô chùa Một Cột chỉ còn lại ngôi chùa nhỏ trên cột đá như hình ảnh hiện nay. Bao gồm đài Liên Hoa hình vuông, chiều dài mỗi cạnh 3m, mái cong, dựng trên cộtcao 4 m, đường kính 1,2m có cột đá là 2 khúc chồng lên nhau thành một khối. Tầng trên của cột là hệ thống những đòn gỗ làm giá đỡ cho ngôi đài ở trên. Ngôi chùa dựng trên cột vươn lên khỏi mặt nước là kiến trúc độc đáo, gợi hình tượng một bông sen vươn thẳng lên khu ao hình vuông được bao bọc bởi hàng lan can làm bằng nhữngviêngạch sành tráng men xanh.
Chùa Một Cột được trùng tu vào khoảng những năm 1840- 1850 và vào năm 1920. Đài Liên Hoa chúng ta thấy hiện nay được sửa chữa lại năm 1955 do kiến trúc sư Nguyễn Bá Lăng đảm nhiệm. Năm 1995, chùa có được trùng tu ngôi Tam bảo với tổng số tiền là 500 triệu đồng,năm 1997 trùng tu nhà Mẫu hơn 200 triệu đồng, còn chính điện chùa Diên Hựu thì được trùng tu từ năm 1954.
Chùa Một cột đã được Bộ Vǎn hoá xếp hạng di tích lịch sử, kiến trúc, nghệ thuật ngày 28-4-1962. Chùa Một Cột có ý nghĩa tôn giáo, văn hoá to lớn. Đây cũng là biểu tượng của Hà Nội ngàn năm văn vật. Hình ảnh của ngôi chùa này còn tìm thấy trên mặt sau của đồng xu 5000 đồng
Chùa Một Cột từ lâu đã trở thành nét độc đáo của văn hóa Việt, ngôi chùa không lớn nhưng mang nét kiến trúc riêng. Chính sự độc đáo này đã thu hút rất nhiều lượng khách tham quan ở trong và ngoài nước. Mỗi người dân Việt Nam nên có ý thức giữ gìn và bảo vệ tài sản vô giá của quốc gia này.
Thuyết minh về chùa Một Cột – Bài làm 4
Hà nội có rất nhiều danh lam thắng cách, và các khu du lịch quanh Hà Nội và di lịch lịch sử. Một trong số đó chính là Chùa Một Cột. Chùa Một Cột có kiến trúc độc đáo nhất ở Hà Nội.
Chùa một cột nằm trong khu di tích chùa Diên Hựu, Thôn Thanh Bảo, Quảng Đức vào thời lý. Đến nay được gọi là Chùa Một Cột thuộc Ba Đình gần Lăng Bác, Hà Nội.
Được khởi công và xây dựng vào 10/1049 âm lịch. Trước kia chùa có rất nhiều tên khác nhau như chùa Mật (tiếng Hán-Nôm) và “Diên Hựu tự”, “Liên Hoa Đài”. Theo tìm hiểu của taxi 7 chỗ Hà Nội, Ngôi chùa được xây dựng theo một giấc mơ của vua Lý Thái Tông (1028-1054). Có một lần vua Lý Thái Tông đã mơ thấy phật quan âm ngồi trên đài sen và dắt mình lên đài. Khi tỉnh dậy, Nhà Vua kể cho bề tôi nghe và được nhà sư Thiền Tuệ gợi ý nên xây dựng ngôi chùa và nhà vua đã dựa theo ý tưởng thiết kế của Thiền Tuệ để xây dựng ngôi chùa.
Ngôi chùa được thiết kế bằng gỗ ở phần dưới là cột đã tượng trưng cho thân sen, còn phía trên là đài sen. Bên trong có tượng phật bà Quan Âm để thờ. Cho đến năm 1105, Vua Lý Nhân Tông cho mở rộng kiến trúc của chùa và xây dựng thêm hồ Linh Chiểu.Về sau, chùa chỉ còn lại ngôi chùa nhỏ như ngày nay. Gồm có đài Liên Hoa hình vuông, chiều dài mỗi cạnh chùa là 3m, mái cong cong, dựng trên cột đá cao 4 m, đường kính 1,2m có cột đá là 2 khúc chồng lên nhau thành một khối. Tiếp đến là hệ thống đòn bẩy để giữ thăng bằng cho ngôi chùa phía trên. Ngôi chùa được xây dựng vươn lên khỏi mặt nước là một kiến trúc độc đáo. Phía dưới là hồ hình vương bao quanh bởi gạch tráng men màu xanh.
Với vốn lịch sử mà taxi sân bay nội bài được biết thì cho đến năm 1840- 1850, ngôi chùa một cột được trùng tu và tôn tạo, lần tiếp theo là vào năm 1920. Vào năm 1955, Đài Liên Hoa được sửa chữa bởi kiến trúc sư Nguyễn Bá Lăng. Năm 1995, ngôi Tam bảo được trùng tu với tổng số tiền lên tới 500 triệu đồng. và tiếp theo là trùng tu nhà mẫu năm 1997 hết 200 triệu đồng.