Thuyết minh về cây nhãn văn lớp 9 hay - Dàn ý, văn mẫu về cây nhãn Hưng Yên
Hướng dẫn làm bài văn thuyết minh về cây nhãn Hưng Yên, Bạc Liêu, nhãn xuồng, sông mã, cây nhãn ở quê em lớp 9 hay nhất có dàn ý hướng dẫn Có lẽ với mỗi chúng ta thì cây nhãn đã là loại cây quen thuộc và gần gũi với mỗi người. Cây nhãn ngon ngọt và dân dã đã trở thành món ăn quen thuộc, thân thương ...
Hướng dẫn làm bài văn thuyết minh về cây nhãn Hưng Yên, Bạc Liêu, nhãn xuồng, sông mã, cây nhãn ở quê em lớp 9 hay nhất có dàn ý hướng dẫn Có lẽ với mỗi chúng ta thì cây nhãn đã là loại cây quen thuộc và gần gũi với mỗi người. Cây nhãn ngon ngọt và dân dã đã trở thành món ăn quen thuộc, thân thương với mỗi người dân. Đặc biệt vào mùa hè, khi là sự nở rộ của các loại hoa và quả đặm đà hương sắc như hoa sen, hoa phượng, quả vải, nhãn, ổi...thế nhưng chắc hẳn cây nhãn là một hương vị quen thuộc trong những món ăn trái cây ta muốn thưởng thứ nhất đúng không nào. Cây nhãn không chỉ mang lại lợi ích về kinh tế mà còn được dùng trong các ngành công nghiệp như gỗ, mộc... Nhãn được trồng ở nhiều nơi trên đất nước nhưng lại “bén duyên” với mảnh đất Hưng Yên bởi loại nhãn nơi đây sai trĩu quả, khi chín hương thơm lan tỏa khắp đất trời. Ở chùa Hiến, tỉnh Hưng Yên có cây nhãn cổ thụ, dân trong vùng gọi là cây nhãn tổ, được xem là tiêu biểu của địa phương, cây nhãn này đã được dựng bia ghi danh. Dân gian tương truyền xưa kia có vị quan đi tuần ngang qua vào đúng mùa nhãn chín, ngài bèn ăn thử thì thấy hương thơm, vị ngọt ngấm vào từng thớ thịt đến độ mê mẩn tâm hồn. Biết đây là sản vật quý, ngài liền đem tiến vua, tin đồn nhãn lồng Hưng Yên từ đó bay xa khắp kinh thành. Vậy thì cây nhãn có những đặc điểm gì mà cuốn hút mọi người đến vậy. Hôm nay mình sẽ giúp các bạn bài văn thuyết minh về cây nhãn nhé. Với đề bài này các bạn cần giới thiệu những đặc điểm về cây, sinh trưởng phát triển và những điều kiện chăm sóc hay những công dụng của nó nhé. Nhãn là 1 loại quả được trồng khắp VIệt Nam trong đó có những loại nhãn đặc trưng như nhãn lồng Hưng Yên, nhãn Bạc Liêu LẬP DÀN Ý BÀI VĂN THUYẾT MINH VỀ CÂY NHÃN LỚP 9 1. MỞ BÀI: Giới thiệu về cây nhãn. 2.THÂN BÀI: Nhãn là loài cây nhiệt đới lâu năm thuộc , có nguồn gốc miền nam Trung Quốc. Cây nhãn có nhiều loại nhưng nổi tiếng nhất là nhãn lồng Hưng Yên. Cây nhãn có mùa tháng 7, tháng 8 đang là mùa nhãn chín rộ. Nhãn quả to tròn, vỏ có màu vàng nâu nhạt, cùi dày, ráo nước, bóc một lớp vỏ mỏng láng để lộ lớp cùi nhãn dày trắng ngà. Bên trong là hạt nhỏ màu đen nháy, đưa vào miệng nếm thử có vị ngọt thơm, giòn dai. Mùi hương nhẹ nhàng, tinh khiết và dịu mát. Cây nhãn có rất nhiều ứng dụng, có thể ăn trực tiếp hoặc dùng để nấu chè nhãn hay nhãn sấy khô, bánh nhãn... 3. KẾT BÀI: Khẳng định lại vai trò cây nhãn. NHãn có giá trị kinh tế khá cao và giá trị dinh dưỡng cũng rất cao BÀI VĂN THUYẾT MINH VỀ CÂY NHÃN Mùa hè là mùa của những loại trái cây và loại hoa ngát hương, hữu sắc, hữu tình, ngọt trong vị, ngạt trong hương. Và trong số đó, hẳn cây nhãn là loại cây quen thuộc và là hương vị không thể thiếu mỗi khi hè đến phải không nào. Vậy thì hôm nay chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu về cây nhãn nhé. Cây nhãn là loại cây nhiệt đới lâu năm có nguồn gốc từ miền nam Trung Quốc. Cây cao 5–10 m. Vỏ cây xù xì, có màu xám. Thân nhiều cành, lá um tùm xanh tươi quanh năm. Lá kép hình lông chim, mọc so le, gồm 5 đến 9 lá chét hẹp, dài 7–20 cm, rộng 2,5–5 cm. Mùa xuân vào các tháng 2, 3, 4 ra hoa màu vàng nhạt, mọc thành chùm ở đầu cành hay kẽ lá, đài 5-6 răng, tràng 5-6, nhị 6-10, bầu 2-3 ô. Quả tròn có vỏ ngoài màu vàng xám, hầu như nhẵn. Hạt đen nhánh, có áo hạt màu trắng bao bọc. Mùa quả là vào khoảng tháng 7-8. Cây nhãn tương đối chịu rét hơn so với các cây cùng họ như vải, đồng thời cũng ít kén đất hơn. Cây nhãn có nhiều loại, nhãn super, nhãn tiêu da bò và lồng Hưng Yên là loại nhãn nổi tiếng nhất ở nước ta. Nhiệt độ bình quân hàng năm 21-27oC thích hợp cho cây sinh trưởng và phát triển. Nhãn cần nhiều ánh sáng, thoáng. Trong quá trình sinh trưởng và phát triển, cây nhãn thích hợp với ánh sáng tán xạ hơn ánh sáng trực xạ. Nhãn là cây ưa ẩm nhưng không chịu úng và rất dễ nhạy cảm với việc ngập nước kéo dài. Cây nhãn sinh trưởng tốt trong điều kiện đất thoát nước, tơi xốp, pH nước khoảng 5,5-6,5. Cùi nhãn khô hay long nhãn nhục dẻo, có màu nâu hoặc nâu đen, được dùng làm thực phẩm đồng thời là một vị thuốc thường được dùng trong Đông y chữa các chứng bệnh hay quên, thần kinh kém, suy nhược, hay hoảng hốt, khó ngủ. Hạt nhãn được dùng để chữa các chứng chốc lở, gội đầu, đứt tay, chân. Ngoài ra long nhãn nhục cũng được dùng trong chế biến một số món chè. Hương vị của quả nhãn rất thanh đạm và tươi mát, không ngọt sắc như đường nhưng lại rất đặm đà và dễ tan vài miệng. Đặc biệt khi thưởng thức nhãn thì thật tuyệt khi chạm lưỡi vào cùi nhãn ròn và ngọt, dường như hương vị ngọt ngào của mùa hè đã được thu lại cả vào trong đó. Dinh dưỡng là yếu tố chính ảnh hưởng đến sự hình thành trái (ngoại trừ các yếu tố như thời tiết, nhiệt độ và lượng mưa). Bón phân hợp lý sẽ làm cho năng suất được ổn định. Thiếu phân, đặc biệt là thiếu đạm và kali sẽ làm cho trái rụng, trái nhỏ và cơm mỏng. Việc cung cấp phân cũng giống như tưới nước đã ảnh hưởng trực tiếp đến suốt vụ, đặc biệt là sự phát triển của chùm hoa, sự ra trái và thời kỳ sinh trưởng, ra đọt ở vụ sau. Liều lượng phân bón cho nhãn cần căn cứ vào độ lớn của cây, sản lượng quả hàng năm, giống và độ màu mỡ của đất để bón phân. Cây nhãn đã trở thành một trong những loại cây ăn quả được ưa chuộng và phổ biến rộng rãi. Đặc biệt những loại nhãn nổi tiếng như nhãn lồng Hưng Yên đã đưa tên tuổi của nước ta ra thị trường thế giới khó tính như Nhật Bản, Mỹ hay Hàn Quốc. Cây nhãn là một trong những loại cây không thể thiếu trong mùa hè bởi hương vị và giá trị sử dụng của nó. Cây nhãn đã trở thành một loại cây giúp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nước ta, và đồng thời tăng thêm thu nhập cho những người dân, đưa tên tuổi của nước ta sang những thị trường tiêu dùng rộng lớn, để ngày càng khẳng định uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế. Trên đây là bài văn mẫu về cây nhãn ở Hưng Yên, đối với những cây nhãn ở tỉnh khác như Bạc Liêu, thanh Hóa các bạn cũng có thể tham khảo và làm tương tự nhé, tuy nhiên cần đổi địa danh cũng như nguồn gốc và đặc điểm riêng của từng loại nhãn quê bạn
Hướng dẫn làm bài văn thuyết minh về cây nhãn Hưng Yên, Bạc Liêu, nhãn xuồng, sông mã, cây nhãn ở quê em lớp 9 hay nhất có dàn ý hướng dẫnCó lẽ với mỗi chúng ta thì cây nhãn đã là loại cây quen thuộc và gần gũi với mỗi người. Cây nhãn ngon ngọt và dân dã đã trở thành món ăn quen thuộc, thân thương với mỗi người dân. Đặc biệt vào mùa hè, khi là sự nở rộ của các loại hoa và quả đặm đà hương sắc như hoa sen, hoa phượng, quả vải, nhãn, ổi...thế nhưng chắc hẳn cây nhãn là một hương vị quen thuộc trong những món ăn trái cây ta muốn thưởng thứ nhất đúng không nào. Cây nhãn không chỉ mang lại lợi ích về kinh tế mà còn được dùng trong các ngành công nghiệp như gỗ, mộc... Nhãn được trồng ở nhiều nơi trên đất nước nhưng lại “bén duyên” với mảnh đất Hưng Yên bởi loại nhãn nơi đây sai trĩu quả, khi chín hương thơm lan tỏa khắp đất trời. Ở chùa Hiến, tỉnh Hưng Yên có cây nhãn cổ thụ, dân trong vùng gọi là cây nhãn tổ, được xem là tiêu biểu của địa phương, cây nhãn này đã được dựng bia ghi danh. Dân gian tương truyền xưa kia có vị quan đi tuần ngang qua vào đúng mùa nhãn chín, ngài bèn ăn thử thì thấy hương thơm, vị ngọt ngấm vào từng thớ thịt đến độ mê mẩn tâm hồn. Biết đây là sản vật quý, ngài liền đem tiến vua, tin đồn nhãn lồng Hưng Yên từ đó bay xa khắp kinh thành. Vậy thì cây nhãn có những đặc điểm gì mà cuốn hút mọi người đến vậy. Hôm nay mình sẽ giúp các bạn bài văn thuyết minh về cây nhãn nhé. Với đề bài này các bạn cần giới thiệu những đặc điểm về cây, sinh trưởng phát triển và những điều kiện chăm sóc hay những công dụng của nó nhé.
Nhãn là 1 loại quả được trồng khắp VIệt Nam trong đó có những loại nhãn đặc trưng như nhãn lồng Hưng Yên, nhãn Bạc Liêu
LẬP DÀN Ý BÀI VĂN THUYẾT MINH VỀ CÂY NHÃN LỚP 9
1. MỞ BÀI: Giới thiệu về cây nhãn.
2.THÂN BÀI:
Nhãn là loài cây nhiệt đới lâu năm thuộc , có nguồn gốc miền nam Trung Quốc.
Cây nhãn có nhiều loại nhưng nổi tiếng nhất là nhãn lồng Hưng Yên.
Cây nhãn có mùa tháng 7, tháng 8 đang là mùa nhãn chín rộ.
Nhãn quả to tròn, vỏ có màu vàng nâu nhạt, cùi dày, ráo nước, bóc một lớp vỏ mỏng láng để lộ lớp cùi nhãn dày trắng ngà.
Bên trong là hạt nhỏ màu đen nháy, đưa vào miệng nếm thử có vị ngọt thơm, giòn dai.
Mùi hương nhẹ nhàng, tinh khiết và dịu mát.
Cây nhãn có rất nhiều ứng dụng, có thể ăn trực tiếp hoặc dùng để nấu chè nhãn hay nhãn sấy khô, bánh nhãn...
3. KẾT BÀI: Khẳng định lại vai trò cây nhãn.
NHãn có giá trị kinh tế khá cao và giá trị dinh dưỡng cũng rất cao
BÀI VĂN THUYẾT MINH VỀ CÂY NHÃN
Mùa hè là mùa của những loại trái cây và loại hoa ngát hương, hữu sắc, hữu tình, ngọt trong vị, ngạt trong hương. Và trong số đó, hẳn cây nhãn là loại cây quen thuộc và là hương vị không thể thiếu mỗi khi hè đến phải không nào. Vậy thì hôm nay chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu về cây nhãn nhé.
Cây nhãn là loại cây nhiệt đới lâu năm có nguồn gốc từ miền nam Trung Quốc. Cây cao 5–10 m. Vỏ cây xù xì, có màu xám. Thân nhiều cành, lá um tùm xanh tươi quanh năm. Lá kép hình lông chim, mọc so le, gồm 5 đến 9 lá chét hẹp, dài 7–20 cm, rộng 2,5–5 cm. Mùa xuân vào các tháng 2, 3, 4 ra hoa màu vàng nhạt, mọc thành chùm ở đầu cành hay kẽ lá, đài 5-6 răng, tràng 5-6, nhị 6-10, bầu 2-3 ô. Quả tròn có vỏ ngoài màu vàng xám, hầu như nhẵn. Hạt đen nhánh, có áo hạt màu trắng bao bọc. Mùa quả là vào khoảng tháng 7-8. Cây nhãn tương đối chịu rét hơn so với các cây cùng họ như vải, đồng thời cũng ít kén đất hơn.
Cây nhãn có nhiều loại, nhãn super, nhãn tiêu da bò và lồng Hưng Yên là loại nhãn nổi tiếng nhất ở nước ta. Nhiệt độ bình quân hàng năm 21-27oC thích hợp cho cây sinh trưởng và phát triển. Nhãn cần nhiều ánh sáng, thoáng. Trong quá trình sinh trưởng và phát triển, cây nhãn thích hợp với ánh sáng tán xạ hơn ánh sáng trực xạ. Nhãn là cây ưa ẩm nhưng không chịu úng và rất dễ nhạy cảm với việc ngập nước kéo dài. Cây nhãn sinh trưởng tốt trong điều kiện đất thoát nước, tơi xốp, pH nước khoảng 5,5-6,5.
Cùi nhãn khô hay long nhãn nhục dẻo, có màu nâu hoặc nâu đen, được dùng làm thực phẩm đồng thời là một vị thuốc thường được dùng trong Đông y chữa các chứng bệnh hay quên, thần kinh kém, suy nhược, hay hoảng hốt, khó ngủ. Hạt nhãn được dùng để chữa các chứng chốc lở, gội đầu, đứt tay, chân. Ngoài ra long nhãn nhục cũng được dùng trong chế biến một số món chè. Hương vị của quả nhãn rất thanh đạm và tươi mát, không ngọt sắc như đường nhưng lại rất đặm đà và dễ tan vài miệng. Đặc biệt khi thưởng thức nhãn thì thật tuyệt khi chạm lưỡi vào cùi nhãn ròn và ngọt, dường như hương vị ngọt ngào của mùa hè đã được thu lại cả vào trong đó.
Dinh dưỡng là yếu tố chính ảnh hưởng đến sự hình thành trái (ngoại trừ các yếu tố như thời tiết, nhiệt độ và lượng mưa). Bón phân hợp lý sẽ làm cho năng suất được ổn định. Thiếu phân, đặc biệt là thiếu đạm và kali sẽ làm cho trái rụng, trái nhỏ và cơm mỏng. Việc cung cấp phân cũng giống như tưới nước đã ảnh hưởng trực tiếp đến suốt vụ, đặc biệt là sự phát triển của chùm hoa, sự ra trái và thời kỳ sinh trưởng, ra đọt ở vụ sau. Liều lượng phân bón cho nhãn cần căn cứ vào độ lớn của cây, sản lượng quả hàng năm, giống và độ màu mỡ của đất để bón phân.
Cây nhãn đã trở thành một trong những loại cây ăn quả được ưa chuộng và phổ biến rộng rãi. Đặc biệt những loại nhãn nổi tiếng như nhãn lồng Hưng Yên đã đưa tên tuổi của nước ta ra thị trường thế giới khó tính như Nhật Bản, Mỹ hay Hàn Quốc. Cây nhãn là một trong những loại cây không thể thiếu trong mùa hè bởi hương vị và giá trị sử dụng của nó. Cây nhãn đã trở thành một loại cây giúp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nước ta, và đồng thời tăng thêm thu nhập cho những người dân, đưa tên tuổi của nước ta sang những thị trường tiêu dùng rộng lớn, để ngày càng khẳng định uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế.
Trên đây là bài văn mẫu về cây nhãn ở Hưng Yên, đối với những cây nhãn ở tỉnh khác như Bạc Liêu, thanh Hóa các bạn cũng có thể tham khảo và làm tương tự nhé, tuy nhiên cần đổi địa danh cũng như nguồn gốc và đặc điểm riêng của từng loại nhãn quê bạn