15/01/2018, 12:21

Thuyết minh về cây bưởi

Thuyết minh về cây bưởi Hãy viết bài văn thuyết minh về cây bưởi Việt Nam VnDoc.com mời các bạn tham khảo văn mẫu lớp 9, thuyết minh về cây bưởi Việt Nam, bưởi da xanh, bưởi quê em... Qua đó, các bạn sẽ ...

Thuyết minh về cây bưởi

VnDoc.com mời các bạn tham khảo văn mẫu lớp 9, thuyết minh về cây bưởi Việt Nam, bưởi da xanh, bưởi quê em... Qua đó, các bạn sẽ lập dàn ý và triển khai bài văn một cách tốt nhất.

Dàn ý thuyết minh về cây bưởi

1. Giới thiệu về cây định tả (cây gì?, được trồng ở đâu?, ai trồng?...).

Tình cảm, suy nghĩ của em về loài cây đó (yêu thích, yêu quý, ấn tượng sâu sắc,…)

Tham khảo: Sân trường em (Sân vườn em) có trồng rất nhiều loài cây (che bóng mát, cây ăn quả, cây cho hoa…) nào là cây…. Nhưng trong đó, em thích nhất là…

2. Thân bài: viết thành từng đoạn (miêu tả kết hợp với so sánh, nhân hóa).

Đoạn 1: Tả bao quát

  • Nhìn từ xa, cây… (như thế nào? giống với sự vật gì?...)
  • Tả chiều cao của cây (so sánh…).
  • Tả thân cây…(to, không to lắm, khoảng chừng…), có nhiều cành…

Đoạn 2: Tả chi tiết

  • Lá: hình dáng, màu sắc (khi lá non, trưởng thành, lá già; khi mùa thay đổi…)
  • Hoa, nụ hoa, cánh hoa: hình dáng, màu sắc, hương thơm, ong bướm bay đến hút mật…
  • Quả: hình dáng, màu sắc (khi trái non, trái già, trái chín), hương thơm, mùi vị..(tả thêm hạt nếu có…).
  • Vỏ cây: sần sùi hay trơn láng…
  • Rễ cây: hình dáng, màu sắc (ngoằn ngoèo, cong cong, uốn lượn, như những chú rắn, có màu nâu…). 

Đoạn 3: Tả bổ sung

  • Tả công dụng, lợi ích của cây đối với em, mọi người…
  • Tả sự gần gũi, chăm sóc giữa em với cây…
  • Tả các con vật liên quan đến cây (chim chóc, ong bướm…). 

3. Kết bài:

  • Khẳng định tình cảm của em đối với cây (vô cùng…).
  • Nêu lời hứa hoặc ước mong của em về loài cây đó…

Tham khảo: Em vô cùng yêu quý cây…Ước mong sao cây luôn mãi…(Hoặc nêu lời hứa của mình: Chăm sóc, tưới nước, bón phân...).

Văn mẫu: Việt Nam

Bài 1:

Nhắc đến Việt Nam, người ta thường chỉ nhớ đến những cây tre, cây chuối dân dã chứ ít ai nhắc đến cây bưởi, một loài cây cũng khá là quen thuộc với người dân Việt Nam từ xưa đến nay. Bưởi cho hoa thơm, quả ngọt, vỏ bưởi còn dùng để đun nước gội đầu cho các bà, các cô nữa. Đó là một loài cây có rất nhiều tác dụng.

Để trồng được một cây bưởi thì có rất nhiều cách, nhưng người ta thường chiết bưởi để trồng. Cách đó rất nhanh và hiệu quả. Khi chiết nên chọn những cành nhiều lá, không cần thiết là có quả, khi cành đó mọc rễ, ta có thể cắt và cắm xuống đất để trồng. Bưởi chiết khi mới trồng sẽ rụng hết lá để bắt đầu một cuộc sống mới, một năm sau bưởi ra lá và hai, ba năm sau nó đã cao to hơn trước rết nhiều, có khả năng ra hoa kết quả được. Có rất nhiều giống bưởi như bưởi Diễn, bưởi Phúc Trạch, bưởi Năm Roi,…

Bưởi là loại cây ăn quả, rễ cọc, thân cành xù xì. Khi lớn bưởi có thể cao đến chục mét, có nhiều cành, xum xuê. Lá bưởi rất đặc biệt, lá nhỏ ở gần cuống, hình trái tim, lá to nối tiếp lá nhỏ hình bầu dục. Bưởi ra hoa kết quả vào hai mùa: mùa thu và mùa xuân. Hoa bưởi trắng, năm cánh, mịn, uốn cong xuống dưới để lộ ra nhị vàng, hoa cũng rất thơm, một mùi thơm dịu, nhẹ nhàng, tinh tế. Bưởi có quả tròn, nhỏ, nhưng cũng có quả rất to, thường để bày mâm ngũ quả.

Cây bưởi gắn liền với cuộc sống của người dân Việt Nam. Bưởi chua cho quả vào tháng tám âm lịch, tức là mùa Trung thu. Thật vậy, Trung thu phá cỗ mà không có bưởi là mất vui. Ngon nổi tiếng là bưởi Phúc Trạch ở Hà Tĩnh. Quả bưởi nhỏ, múi đều, ăn rất ngon. Vào đêm Trung thu, các nhà thường bày mâm ngũ quả lên bàn thờ và bưởi là thứ quả không thể thiếu. Tết âm lịch là mùa ra quả của bưởi ngọt. Ngày Tết, nhà nhà đều mua bưởi để ăn, để thưởng thức hết vị ngọt mát của bưởi. Cây bưởi còn có rất nhiều tác dụng khác nữa: lá bưởi, vỏ bưởi đun với hương nhu, lá sả có thể làm nước gội đầu cho thiếu nữ, rất sạch và thơm. Đó là thứ nước gội đầu được ưa chuộng chỉ sau nước bồ kết mà thôi. Hạt bưởi còn có thể chữa rụng tóc nữa. Vào một nhà dân mà vườn nhà đó trồng những cây bưởi sai trĩu quả, thưởng thức mùi thơm của hoa bưởi ta thấy trong lòng thật nhẹ nhõm.

Cây bưởi đúng là một loài cây không thể thiếu đối với cuộc sống của dân Việt Nam. Nó là một phần của những ngày lễ, ngày hội quan trọng. Nếu thiếu bưởi thì cuộc sống tinh thần của người dân Việt Nam sẽ vô vị đến mức nào.

Bài 2:

Ở thành phố chắc bạn chỉ biết trái bưởi nhưng những người từng sống ở thôn quê và vùng ven thành phố ai cũng đều biết cây bưởi.

Cây bưởi, cái tên nghe mộc mạc, thân quen làm sao. Cái cây có họ với nhà chanh, cam cùng thuộc loài cây có múi, có dạng lá không lẫn vào đâu được, phần thùy trên của lá to đều, phần dưới qua vết thắt trở nên nhỏ hơn, cứng cáp hơn và cứ như là 2 chữ B trong chữ bưởi ráp vào nhau vậy.

Cây bửi không chịu ngập, không ưa úng nhưng có thể chịu hạn. Nếu trồng vùng đất đồi hoặc vùng đất cao nhiều dinh dưỡng, cây bưởui chiết nhánh sẽ cho hoa lứa đầu sau chừng hơn 1 năm. Nếu trồng từ hạt thì phải 3 năm mới cho hoa trái lứa đầu.

Nói đến hoa, người ta không thể quên được cái vẻ "trắng ngần" của bông bưởi thường được đem ra ví với nước da trắng nõn nà của các thiếu nữ thôn quê. Cái mùi hoa bưởi cứ thoang thoảng, ngan ngát lan tỏa trong đêm. Sáng sớm bức ra vườn, không khí trong lành như được lọc sạch một cách tinh khiết bằng mùi hương hoa bưởi. Cái mùi hương ấy thường đi vào bánh trôi, bánh chay trong cái tiết Hàn thực tháng 3. Tinh dầu hoa bưởi thường được chọn bỏ vào chè, vào bánh và đặc biệt chiếc bánh dẻo đêm trung thu không thể thiếu mùi thơm hoa bưởi - dù chỉ là tinh dầu.

Con gái quê thường tự hào với mái tóc dài mượt mà thơm ngát mùi hoa bưởi. Cái nồi nước gội đầu mẹ nấu gồm bồ kết, lá bưởi, cỏ mần trầu và ít cánh hoa bưởi rụng sao mà thơm mà qiuến rũ đến vậy, chẳng loại dầu gội dù sản xuất trong nước hay nhập ngoại nào sánh bằng. Lá bưởi cũng có mặt trong nồi nước xông lúc cảm, nồi nước tắm lúc giao thừa và trong những bó lá diệt tà của ngày tết Đoan Ngọ.

Mùa hè đến, những trái bưởi non rụng xuống thường được bọn trẻ chăn trâu hay trẻ em vùng quê chọn làm bóng đá. Cũng từ những trái bóng bưởi non này, nhiều cầu thủ chân đất đã trở thành những cầu thủ danh tiếng.

Qua mùa tu hú, những trái bưởi lúc lỉu, trĩu cành bắt đầu vàng rám da, hương bưởi nhè nhẹ trong trái bưởi căng da. Mùa trung thu, hiếm mâm cỗ nào lại vắng mặt trái bưởi. Nào là bưởi làm chó bông, bưởi làm thỏ trông trăng. Mẹ bảo trái bưởi vừa thơm, ngon, giàu dinh dưỡng, dễ ăn lại trị được nhiều bệnh. Ăn bưởi trị được bệnh tiểu đường, kích thích tiêu hóa, chống béo phì. Hạt bưởi dùng trị bệnh sạn thận, nếu phơi khô xâu dây rồi đốt cũng thật vui.

Vỏ bưởi dùng đun nước gội đầu, làm chè bưởi hoặc phơi khô rồi đốt chống muỗi rất hay.

Và một điều mình quên kể với bạn, cái gai bưởi dùng để nhể ốc luộc ăn rất là ngon nhé!

Cuối cùng, sau cả một vòng đời dài mấy chục năm tuổi thọ, cây bưởi lão hạ xuống sẽ giúp người nông dân làm cột làm cây chống rất tốt.

Có bao nhiêu giống bưởi để bạn lựa chọn, Nào là Bưởi Đoan Hùng, Bưởi Diễn, Bưởi Bố Trạch, Bưởi Biên Hòa, Bưởi 5 roi, Bưởi da xanh ruột hồng... Bạn thấy đấy, cây bưởi có ích như vậy, không trồng lấy được một cây thì thật là tiếc.

Bài 3:

Quê em ở xã Mĩ Thạnh An, một miệt vườn cây trái trù phú ở tỉnh sông nước cù lao Bến Tre. Đây chính là nơi trồng nhiều nhất giống bưởi da xanh được mệnh danh là “bưởi vua” hiện nay.

Bưởi da xanh quê em có nguồn gốc từ ấp Thanh Sơn, xã Thanh Tân, huyện Mỏ Cày với chỉ vài cây ban đầu xuất phát từ nhà vườn lão nông Ba Rô (Đặng Văn Rô). Năm 1991, một nông dân ở quê em đã xin được một nhánh bưởi giống lạ này từ tay ông Ba Rô đem về trồng, thấy trái ăn rất ngọt ngon, nên từ đó đã nhân rộng ra trồng rải rác trong toàn xã nhà. Đến nay, xã Mĩ Thạnh An quê em đã là nơi trồng giống bưởi này nhiều nhất trong tỉnh.

Cách đây khoảng mười năm, năm 1996, bưởi da xanh đã được một số lao nông quê em đưa đến Viện nghiên cứu Cây ăn quả miền Nam để dự thi và đã đạt được giải cao. Từ đó, danh tiếng của giống bưởi này lan tỏa khắp cả đồng bằng và lan xa hơn thế nữa. Từ dó, trên tỉnh Bến Tre quê em, diện tích bưởi đã lên đến 1500 ha.

Thử hình dung nhé, hương vị ngọt ngào, bóc lớp vỏ xanh ra, từng múi bưởi hồng hào hiên hiện... bưởi ăn rất ngọt, ráo nước lại không hạt hoặc rất ít hạt, thịt bưởi đỏ sậm rất bắt mát và đặc biệt là giống bưởi da xanh này lại cho trái quanh năm. Ngoài vitamin C, A, B1, B2... bưởi da xanh còn có các khoáng chất rất tốt cho sức khỏe con người. Bưởi hái về nhà để cả tháng trời vỏ không héo, không giảm chất lượng bưởi. Bởi vậy, giá bưởi da xanh hiện thời tại nhà vườn quê em đã lên đến 18000 đ/kg, nghĩa là cao gấp 3-3,5 lần giá các loại bưởi khác.

Mới đây, tháng 6 năm ..., tại Ngày hội Trái cây ngon, an toàn tỉnh Bến Tre năm ..., bưởi da xanh quê em lại một lần nữa đạt được giải cao. Không chỉ nhận được nhiều giải thưởng trước nay, bưởi da xanh quê em còn được Bộ Khoa học Công nghệ công nhận nhãn hàng hóa độc quyền Bưởi BR99 da xanh. Cũng nghe nói hiện nay cơn sốt trồng giống bưởi này đang thật sự lan tỏa khắp các nhà vườn Bến Tre quê em.

Nếu có dịp về đây, mời quý du khách hãy ghé qua Mĩ Thạnh An quê em để nhìn ngắm những vườn bưởi mượt xanh và thưởng thức hương vị ngọt ngào không thể nào quên của trái bưởi da xanh quê em.

0