Thuyết minh về cách làm bánh chưng – Bài tập làm văn số 4 lớp 8
Thuyết minh về cách làm bánh chưng – Bài tập làm văn số 4 lớp 8 4.06 (81.13%) 124 đánh giá Xem nhanh nội dung1 Thuyết minh về cách làm bánh chưng – Bài làm 1 2 Thuyết minh về cách làm bánh chưng – Bài làm 2 Thuyết minh về cách làm bánh chưng – Bài làm 1 Trong những ngày xuân ...
Thuyết minh về cách làm bánh chưng – Bài tập làm văn số 4 lớp 8 4.06 (81.13%) 124 đánh giá Xem nhanh nội dung1 Thuyết minh về cách làm bánh chưng – Bài làm 1 2 Thuyết minh về cách làm bánh chưng – Bài làm 2 Thuyết minh về cách làm bánh chưng – Bài làm 1 Trong những ngày xuân đến rộn ràng, lòng người náo nức mừng dịp Tết Nguyên Đán, chúng ta lại nghĩ đến những món ăn đậm đà bản sắc dân tộc. Và bánh chưng là một món ăn không thể thiếu trong số đó. Bánh chưng từ lâu đã là một loại bánh truyền thống của dân tộc Việt nhằm thể hiện lòng biết ơn của con cháu đối với cha ông và đất trời xứ sở. Tương truyền rằng vào đời vua Hùng Vương thứ sáu, sau khi đánh dẹp xong giặc Ân, nhà vua có ý định truyền ngôi cho con. Nhân dịp đầu xuân, vua Hùng họp các hoàng tử lại và yêu cầu các hoàng tử đêm dâng lên vua cha thứ mà họ cho là quí nhất để cúng lên bàn thờ tổ tiên nhân ngày đầu xuân. Các hoàng tử đua nhau tìm kiếm của ngon vật lạ dâng lên cho vua cha, với hi vọng mình được vua cha truyền ngôi. Trong khi đó, người con trai thứ mười tám của Hùng Vương là Lang Liêu có tính tình hiền hậu, sống gần gũi với người nông dân lao động nghèo khổ nên ông lo lắng không có gì quí giá để dâng lên vua cha. Một hôm, Lang Liêu nằm mộng thấy có vị thần đến chì bảo cho cách làm một loại bánh từ lúa gạo và những thức có sẵn gần gũi với đời sống hàng ngày. Tỉnh dậy, ông vô cùng mừng rỡ làm theo cách chỉ dạy của thần. Đến ngày hẹn, các hoàng tử đều đem thức ăn đến bày trên mâm cỗ, đủ cả sơn hào hải vị, nem công chả phượng. Hoàng tử Lang Liêu thì chỉ có hai loại bánh được làm theo lời mộng. Vua Hùng Vương lấy làm lạ bèn hỏi, thì được Lang Liêu đem chuyện thần báo mộng kể, giải thích ý nghĩa của bánh. Vua cha nếm thử, thấy bánh ngon, khen có ý nghĩa, bèn đạt tên cho bánh là bánh chưng và bánh dày rồi truyền ngôi vua lại cho Lang Liêu. Cách thức làm bánh rất đơn giản. Cũng theo truyền thuyết kể lại thì cách làm bánh ngày nay không khác so với lời báo mộng của thần cho Lang Liêu cũng như cách làm bánh của vị lang nặng tình với nhân dân là mấy. Nguyên liệu làm bánh bao gồm gạo nếp, đậu xanh, thịt lợn, lá dong. Những nguyên liệu ấy vừa dễ kiếm lại vừa giàu ý nghĩa: vật trong Trời Đất không có gì quý bằng gạo, vì gạo là thức ăn nuôi sống con người. Gạo nếp thường dùng là gạo thu hoạch vụ mùa. Gạo vụ này có hạt to, tròn, đều và thơm dẻo hơn các vụ khác. Cầu kì hơn còn có gia đình phải chọn bằng được nếp cái hoa vàng hay nếp nương. Đỗ xanh thường được lựa chọn công phu. Sau thu hoạch đỗ cần phơi nắng đều thật khô, sàng sẩy hết rác, bụi, hạt lép, phân loại hạt rồi đóng vào hũ, lọ bằng sành là tốt nhất. Thịt lợn nên chọn lợn ỉn được nuôi hoàn toàn bằng phương pháp thủ công (nuôi chuồng hoặc nuôi thả, thức ăn bằng cám rau tự nhiên không dùng thuốc tăng trọng hoặc thức ăn gia súc). Khi chọn thịt thì lấy thịt ba chỉ (ba dọi) vừa có mỡ vừa có nạc khiến nhân bánh có vị béo đậm đà, không khô bã. Ngoài ra còn cần các gia vị như hạt tiêu, hành củ dùng để ướp thịt làm nhân; muối dùng để trộn vào gạo, đỗ xanh và ướp thịt. Đặc biệt thịt ướp không nên dùng nước mắm vì bánh sẽ chóng bị ôi, thiu. Lá để gói bánh thường là lá cây dong tươi. Lá dong chọn lá dong rừng bánh tẻ, to bản, đều nhau, không bị rách, màu xanh mướt. Tuy nhiên, tùy theo địa phương, dân tộc, điều kiện và hoàn cảnh, lá gói bánh có thể là lá chít hoặc vừa là lá dong vừa là lá chít. Lạt buộc bánh chưng thường dùng lạt giang được làm từ ống cây giang. Lạt có thể được ngâm nước muối hay hâp cho mềm trước khi gói. Trước khi làm bánh cần có sự chuẩn bị sơ chế nguyên liệu kĩ lưỡng. Lá dong phải rửa từng lá thật sạch hai mặt và lau thật khô. Tiếp đó dùng dao bài cắt lột bỏ bớt cuộng dọc sống lưng lá để lá bớt cứng. Gạo nếp nhặt loại bỏ hết những hạt gạo khác lẫn vào, vo sạch, ngâm gạo ngập trong nước cùng 0,3% muối trong thời gian khoảng 12-14 giờ tùy loại gạo và tùy thời tiết, sau đó vớt ra để ráo. Có thể xóc với muối sau khi ngâm gạo thay vì ngâm nước muối. Đỗ xanh làm dập vỡ thành các mảnh nhỏ, ngâm nước ấm 40° trong 2 giờ cho mềm và nở, đãi bỏ hết vỏ, vớt ra để ráo. Thịt lợn đem rủa để ráo, cắt thịt thành từng miếng cỡ từ 2.5 cm đến 3 cm sau đó ướp với hành tím xắt mỏng, muối tiêu hoặc bột ngọt để khoảng hai giờ cho thịt ngấm. Khi làm bánh, trước hết phải xếp lạt giang một cách hợp lí rồi trải lá dong, lá chít trước. Sau đó mới trải một lớp gạo rồi đến một lớp đỗ, đặt thịt vào giữa làm nhân rồi lại trải tiếp một lớp đỗ, một lớp gạo. Sau khi quấn lá chặt lại thì dùng lạt giang buộc chắc chắn. Theo quan niệm phổ biến hiện nay, cùng với bánh giầy, bánh chưng tượng trưng cho quan niệm về vũ trụ của người Việt xưa: bánh chưng màu xanh lá cây, hình vuông tượng trưng cho Đất, bánh dầy tượng trưng cho trời. Tuy nhiên, theo một số học giả nổi tiếng, bánh chưng nguyên thủy có hình tròn và dài, giống như bánh tét, đồng thời bánh chưng và bánh giầy tương trưng cho dương vật và âm hộ trong tín ngưỡng phồn thực Việt Nam. Bánh tét, thay thế vị trí của bánh chưng vào các dịp Tết trong cộng đồng người Việt ở miền nam Việt Nam, cũng theo những học giả trên là dạng nguyên thủy của bánh chưng. Bánh thường được làm vào các dịp Tết Nguyên Đán cổ truyền của dân tộc Việt, cũng như ngày giổ tổ Hùng Vương mùng 10 tháng 3 Âm lịch. Thiếu bánh chưng, bánh dầy ắt không thành cái Tết hoàn chỉnh: "Thịt mỡ bánh chưng xanh, dưa hành câu đối đỏ". Hơn thế, gói và nấu bánh chưng, ngồi canh nồi bánh chưng trên bếp lửa đã trở thành một tập quán, văn hóa sống trong các gia đình người Việt mỗi dịp tết đến xuân về. Là loại bánh có lịch sử lâu đời nhất trong ẩm thực truyền thống Việt Nam còn được sử sách nhắc lại bánh chưng có vị trí đặc biệt trong tâm thức của cộng đồng người Việt. Sự ra đời và tục lệ làm bánh chưng ngày Tết, ngày giỗ Tổ muốn nhắc nhở con cháu về truyền thông của dân tộc đồng thời nhấn mạnh tầm quan trọng của cây lúa và thiên nhiên trong nền văn hoá lúa nước. Theo thời gian, nền văn minh công nghiệp đang dần được hình thành song ý nghĩa và vai trò của bánh chưng thì vẫn còn nguyên vẹn. Thuyết minh về cách làm bánh chưng – Bài làm 2 Bánh chưng là một loại bánh truyền thống của dân tộc Việt nhằm thể hiện lòng biết ơn của con cháu đối với cha ông và đất trời xứ sở. Là loại bánh duy nhất có lịch sử lâu đời trong ẩm thực truyền thống Việt Nam còn được sử sách nhắc lại, bánh chưng có vị trí đặc biệt trong tâm thức của cộng đồng người Việt và nguồn gốc của nó về truyền thuyết liên quan đến hoàng tử Lang Liêu vào đời vua Hùng thứ 6. Sự tích trên muốn nhắc nhở con cháu về truyền thống của dân tộc; là lời giải thích ý nghĩa cũng như nguồn cội của Bánh Chưng, Bánh Giầy trong văn hóa, đồng thời nhấn mạnh tầm quan trọng của cây lúa và thiên nhiên trong nền văn hoá lúa nước. Theo quan niệm phổ biến hiện nay, cùng với bánh giầy, bánh chưng tượng trưng cho quan niệm về vũ trụ của người Việt xưa. Bánh có màu xanh lá cây, hình vuông, được coi là đặc trưng cho đất trong tín ngưỡng của người Việt cổ và các dân tộc khác trong khu vực châu Á. Tuy nhiên, theo Giáo sư Trần Quốc Vượng, bánh chưng nguyên thủy có hình tròn và dài, giống như bánh tét, [đồng thời bánh chưng và bánh giầy tượng trưng cho nam và nữ trong tín ngưỡng phồn thực Việt Nam. Bánh tét, thay thế vị trí của bánh chưng vào các dịp Tết trong cộng đồng người Việt ở miền nam Việt Nam, theo Trần Quốc Vượng là dạng nguyên thủy của bánh chưng. Gói và nấu bánh chưng, ngồi canh nồi bánh chưng trên bếp lửa đã trở thành một tập quán, văn hóa sống trong các gia đình người Việt mỗi dịp tết đến xuân về. Khi sêu tết nhau tặng bánh chưng thì người Việt có lệ tặng một cặp bánh chứ không tặng một cái lẻ. Cách làm bánh chưng xanh ngày tết Nguyên liệu + Nếp: 650 gram + Đậu xanh không vỏ: 400 gram + Thịt ba rọi hoặc thịt heo nửa nạc nửa mỡ: 300 gram + Lá chuối, lá dong. Đây là lượng nguyên liệu dùng để làm 3 chiếc bánh chưng kích thước 14cm, dày 4cm. Tùy vào kích cỡ và số lượng chiếc bánh mà bạn muốn làm bao nhiêu thì sẽ chia theo tỉ lệ thích hợp. Cách làm bánh Chuẩn bị Trước khi làm bánh chưng, bạn sẽ phải tiến hành ngâm nếp trước. Tốt nhất bạn nên ngâm nếp qua đêm, hoặc chí ít cũng phải được 4 tiếng. Bạn cũng nên ngâm nếp chung với lá chuối hoặc lá dứa để nếp có màu xanh, đồng thời cũng giúp nếp thơm hơn. Đậu xanh không vỏ cũng nên ngâm trong 4 tiếng hoặc để qua đêm. Thực hiện Sau khi đã ngâm nếp xong, bạn đổ nếp ra rổ và để cho ráo nước. Rắc 1 – 2 muỗng muối vào và dùng tay trộn đều nếp. Đậu xanh cũng tiến hành tương tự. Bạn đổ đậu ra cho ráo nước rồi trộn với muối và tiêu. Tiếp đến, bạn ướp thịt với muối, tiêu và đường. Gói bánh Để gói bánh vuông vức và đẹp không phải là chuyện dễ. Để thuận tiện hơn, bạn nên chuẩn bị cho mình một chiếc khung hình vuông để làm khuôn. Tiếp theo, bạn cắt ra 4 miếng lá chuối. Xếp lá chuối bằng cách gấp mép dưới lên, gấp mép bên trái qua để tạo đường nếp cho lá. Tiến hành thao tác tương tự cho 3 miếng lá chuối còn lại. Sau đó đặt 4 miếng lá chuối xuống dưới khuôn rồi đổ nếp lên. Bạn rải đều nếp ở 4 góc khuôn và để lõm ở giữa. Cho đậu xanh vào đó rồi để thịt lên rồi lại đến đậu xanh. Cuối cùng, bạn rải nếp lên phủ lại. Cố gắng làm sao để lượng nếp và đậu xanh ở trên và dưới đồng đều nhau. Cuối cùng, bạn gói bánh và dùng dây buộc lại. Bạn cũng nên nhớ không buộc quá chặt vì trong quá trình nấu trong nồi bánh sẽ còn nở ra nữa. Luộc bánh Bạn cho chiếc bánh mà mình mới gói vào nồi và đổ nước ngập bánh. Thời gian để luộc một chiếc bánh cỡ nhỏ là khoảng 5 tiếng, với chiếc bánh lớn thì sẽ cần nhiều thời gian hơn. Còn nếu dùng nồi áp suất, thời gian luộc của bạn sẽ rút ngắn xuống bớt, chỉ còn 1 tiếng. Bạn cũng cần chuẩn bị thêm một nồi nước sôi để khi nước trong nồi luộc cạn thì châm thêm nước vào kịp thời. Khi luộc bánh được nửa thời gian thì trở bánh lại. Sau khi bánh chín thì vớt bánh ra rồi cho ngay vào nồi nước lạnh ngâm trong 20 phút. Sau đó để bánh ráo nước rồi dùng vật hơi nặng đè lên bánh để ép nước ra. Ép trong vòng 5 – 8 tiếng là được. Những năm gần đây, cứ đến tết dù ở thành phố hay quê, các gia đình nhỏ lại hối hả mua lá dong, gạo nếp… về gói bánh chưng. Tuy tốn công tốn sức, nhưng bù lại, cả gia đình có thêm tinh thần vui vẻ đón tết, con cái hiểu được truyền thống dân tộc, truyền thống cha ông. Từ khóa tìm kiếm:thuyết minh về cách làm bánh chưngThuyết minh cách làm bánh chưngthuyết minh về cách làm bánh chưng ngắn gọnThuyết minh về cách làm bánh trưnghttps://kenhtracnghiem com/thuyet-minh-ve-cach-lam-banh-chung-bai-tap-lam-van-4-lop-8thuyêt minh cach lam banh trưng Bài viết liên quanNêu quan điểm của em về tình bạn – Bài tập làm văn số 4 lớp 8Thuyết minh về chiếc áo dài Việt Nam – Bài tập làm văn số 4 lớp 8Đề luyện thi đại học môn Sinh học số 9Đề luyện thi đại học môn Vật lý số 2Bài tập trắc nghiệm Địa lý lớp 12 Bài 16: Đặc điểm dân số và phân bố dân cư ở nước ta (tiếp)Bài tập trắc nghiệm Lịch sử lớp 11 Bài 12: Nước Đức giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918 -1939)(phần 1)Bài tập trắc nghiệm Hóa học lớp 11 Bài 12: Phân bón hóa họcNghị luận xã hội về câu nói: “Học để biết, học để làm, học để chung sống, học để khẳng định mình” – Bài tập làm văn số 1 lớp 12
Xem nhanh nội dung
Thuyết minh về cách làm bánh chưng – Bài làm 1
Trong những ngày xuân đến rộn ràng, lòng người náo nức mừng dịp Tết Nguyên Đán, chúng ta lại nghĩ đến những món ăn đậm đà bản sắc dân tộc. Và bánh chưng là một món ăn không thể thiếu trong số đó.
Bánh chưng từ lâu đã là một loại bánh truyền thống của dân tộc Việt nhằm thể hiện lòng biết ơn của con cháu đối với cha ông và đất trời xứ sở. Tương truyền rằng vào đời vua Hùng Vương thứ sáu, sau khi đánh dẹp xong giặc Ân, nhà vua có ý định truyền ngôi cho con. Nhân dịp đầu xuân, vua Hùng họp các hoàng tử lại và yêu cầu các hoàng tử đêm dâng lên vua cha thứ mà họ cho là quí nhất để cúng lên bàn thờ tổ tiên nhân ngày đầu xuân. Các hoàng tử đua nhau tìm kiếm của ngon vật lạ dâng lên cho vua cha, với hi vọng mình được vua cha truyền ngôi. Trong khi đó, người con trai thứ mười tám của Hùng Vương là Lang Liêu có tính tình hiền hậu, sống gần gũi với người nông dân lao động nghèo khổ nên ông lo lắng không có gì quí giá để dâng lên vua cha. Một hôm, Lang Liêu nằm mộng thấy có vị thần đến chì bảo cho cách làm một loại bánh từ lúa gạo và những thức có sẵn gần gũi với đời sống hàng ngày. Tỉnh dậy, ông vô cùng mừng rỡ làm theo cách chỉ dạy của thần. Đến ngày hẹn, các hoàng tử đều đem thức ăn đến bày trên mâm cỗ, đủ cả sơn hào hải vị, nem công chả phượng. Hoàng tử Lang Liêu thì chỉ có hai loại bánh được làm theo lời mộng. Vua Hùng Vương lấy làm lạ bèn hỏi, thì được Lang Liêu đem chuyện thần báo mộng kể, giải thích ý nghĩa của bánh. Vua cha nếm thử, thấy bánh ngon, khen có ý nghĩa, bèn đạt tên cho bánh là bánh chưng và bánh dày rồi truyền ngôi vua lại cho Lang Liêu.
Cách thức làm bánh rất đơn giản. Cũng theo truyền thuyết kể lại thì cách làm bánh ngày nay không khác so với lời báo mộng của thần cho Lang Liêu cũng như cách làm bánh của vị lang nặng tình với nhân dân là mấy. Nguyên liệu làm bánh bao gồm gạo nếp, đậu xanh, thịt lợn, lá dong. Những nguyên liệu ấy vừa dễ kiếm lại vừa giàu ý nghĩa: vật trong Trời Đất không có gì quý bằng gạo, vì gạo là thức ăn nuôi sống con người. Gạo nếp thường dùng là gạo thu hoạch vụ mùa. Gạo vụ này có hạt to, tròn, đều và thơm dẻo hơn các vụ khác. Cầu kì hơn còn có gia đình phải chọn bằng được nếp cái hoa vàng hay nếp nương. Đỗ xanh thường được lựa chọn công phu. Sau thu hoạch đỗ cần phơi nắng đều thật khô, sàng sẩy hết rác, bụi, hạt lép, phân loại hạt rồi đóng vào hũ, lọ bằng sành là tốt nhất. Thịt lợn nên chọn lợn ỉn được nuôi hoàn toàn bằng phương pháp thủ công (nuôi chuồng hoặc nuôi thả, thức ăn bằng cám rau tự nhiên không dùng thuốc tăng trọng hoặc thức ăn gia súc). Khi chọn thịt thì lấy thịt ba chỉ (ba dọi) vừa có mỡ vừa có nạc khiến nhân bánh có vị béo đậm đà, không khô bã. Ngoài ra còn cần các gia vị như hạt tiêu, hành củ dùng để ướp thịt làm nhân; muối dùng để trộn vào gạo, đỗ xanh và ướp thịt. Đặc biệt thịt ướp không nên dùng nước mắm vì bánh sẽ chóng bị ôi, thiu. Lá để gói bánh thường là lá cây dong tươi. Lá dong chọn lá dong rừng bánh tẻ, to bản, đều nhau, không bị rách, màu xanh mướt. Tuy nhiên, tùy theo địa phương, dân tộc, điều kiện và hoàn cảnh, lá gói bánh có thể là lá chít hoặc vừa là lá dong vừa là lá chít. Lạt buộc bánh chưng thường dùng lạt giang được làm từ ống cây giang. Lạt có thể được ngâm nước muối hay hâp cho mềm trước khi gói.
Trước khi làm bánh cần có sự chuẩn bị sơ chế nguyên liệu kĩ lưỡng. Lá dong phải rửa từng lá thật sạch hai mặt và lau thật khô. Tiếp đó dùng dao bài cắt lột bỏ bớt cuộng dọc sống lưng lá để lá bớt cứng. Gạo nếp nhặt loại bỏ hết những hạt gạo khác lẫn vào, vo sạch, ngâm gạo ngập trong nước cùng 0,3% muối trong thời gian khoảng 12-14 giờ tùy loại gạo và tùy thời tiết, sau đó vớt ra để ráo. Có thể xóc với muối sau khi ngâm gạo thay vì ngâm nước muối. Đỗ xanh làm dập vỡ thành các mảnh nhỏ, ngâm nước ấm 40° trong 2 giờ cho mềm và nở, đãi bỏ hết vỏ, vớt ra để ráo. Thịt lợn đem rủa để ráo, cắt thịt thành từng miếng cỡ từ 2.5 cm đến 3 cm sau đó ướp với hành tím xắt mỏng, muối tiêu hoặc bột ngọt để khoảng hai giờ cho thịt ngấm.
Khi làm bánh, trước hết phải xếp lạt giang một cách hợp lí rồi trải lá dong, lá chít trước. Sau đó mới trải một lớp gạo rồi đến một lớp đỗ, đặt thịt vào giữa làm nhân rồi lại trải tiếp một lớp đỗ, một lớp gạo. Sau khi quấn lá chặt lại thì dùng lạt giang buộc chắc chắn.
Theo quan niệm phổ biến hiện nay, cùng với bánh giầy, bánh chưng tượng trưng cho quan niệm về vũ trụ của người Việt xưa: bánh chưng màu xanh lá cây, hình vuông tượng trưng cho Đất, bánh dầy tượng trưng cho trời. Tuy nhiên, theo một số học giả nổi tiếng, bánh chưng nguyên thủy có hình tròn và dài, giống như bánh tét, đồng thời bánh chưng và bánh giầy tương trưng cho dương vật và âm hộ trong tín ngưỡng phồn thực Việt Nam. Bánh tét, thay thế vị trí của bánh chưng vào các dịp Tết trong cộng đồng người Việt ở miền nam Việt Nam, cũng theo những học giả trên là dạng nguyên thủy của bánh chưng.
Bánh thường được làm vào các dịp Tết Nguyên Đán cổ truyền của dân tộc Việt, cũng như ngày giổ tổ Hùng Vương mùng 10 tháng 3 Âm lịch. Thiếu bánh chưng, bánh dầy ắt không thành cái Tết hoàn chỉnh: "Thịt mỡ bánh chưng xanh, dưa hành câu đối đỏ". Hơn thế, gói và nấu bánh chưng, ngồi canh nồi bánh chưng trên bếp lửa đã trở thành một tập quán, văn hóa sống trong các gia đình người Việt mỗi dịp tết đến xuân về.
Là loại bánh có lịch sử lâu đời nhất trong ẩm thực truyền thống Việt Nam còn được sử sách nhắc lại bánh chưng có vị trí đặc biệt trong tâm thức của cộng đồng người Việt. Sự ra đời và tục lệ làm bánh chưng ngày Tết, ngày giỗ Tổ muốn nhắc nhở con cháu về truyền thông của dân tộc đồng thời nhấn mạnh tầm quan trọng của cây lúa và thiên nhiên trong nền văn hoá lúa nước. Theo thời gian, nền văn minh công nghiệp đang dần được hình thành song ý nghĩa và vai trò của bánh chưng thì vẫn còn nguyên vẹn.
Thuyết minh về cách làm bánh chưng – Bài làm 2
Bánh chưng là một loại bánh truyền thống của dân tộc Việt nhằm thể hiện lòng biết ơn của con cháu đối với cha ông và đất trời xứ sở. Là loại bánh duy nhất có lịch sử lâu đời trong ẩm thực truyền thống Việt Nam còn được sử sách nhắc lại, bánh chưng có vị trí đặc biệt trong tâm thức của cộng đồng người Việt và nguồn gốc của nó về truyền thuyết liên quan đến hoàng tử Lang Liêu vào đời vua Hùng thứ 6.
Sự tích trên muốn nhắc nhở con cháu về truyền thống của dân tộc; là lời giải thích ý nghĩa cũng như nguồn cội của Bánh Chưng, Bánh Giầy trong văn hóa, đồng thời nhấn mạnh tầm quan trọng của cây lúa và thiên nhiên trong nền văn hoá lúa nước.
Theo quan niệm phổ biến hiện nay, cùng với bánh giầy, bánh chưng tượng trưng cho quan niệm về vũ trụ của người Việt xưa. Bánh có màu xanh lá cây, hình vuông, được coi là đặc trưng cho đất trong tín ngưỡng của người Việt cổ và các dân tộc khác trong khu vực châu Á.
Tuy nhiên, theo Giáo sư Trần Quốc Vượng, bánh chưng nguyên thủy có hình tròn và dài, giống như bánh tét, [đồng thời bánh chưng và bánh giầy tượng trưng cho nam và nữ trong tín ngưỡng phồn thực Việt Nam. Bánh tét, thay thế vị trí của bánh chưng vào các dịp Tết trong cộng đồng người Việt ở miền nam Việt Nam, theo Trần Quốc Vượng là dạng nguyên thủy của bánh chưng.
Gói và nấu bánh chưng, ngồi canh nồi bánh chưng trên bếp lửa đã trở thành một tập quán, văn hóa sống trong các gia đình người Việt mỗi dịp tết đến xuân về. Khi sêu tết nhau tặng bánh chưng thì người Việt có lệ tặng một cặp bánh chứ không tặng một cái lẻ.
Cách làm bánh chưng xanh ngày tết
Nguyên liệu
+ Nếp: 650 gram
+ Đậu xanh không vỏ: 400 gram
+ Thịt ba rọi hoặc thịt heo nửa nạc nửa mỡ: 300 gram
+ Lá chuối, lá dong.
Đây là lượng nguyên liệu dùng để làm 3 chiếc bánh chưng kích thước 14cm, dày 4cm. Tùy vào kích cỡ và số lượng chiếc bánh mà bạn muốn làm bao nhiêu thì sẽ chia theo tỉ lệ thích hợp.
Cách làm bánh
Chuẩn bị
Trước khi làm bánh chưng, bạn sẽ phải tiến hành ngâm nếp trước. Tốt nhất bạn nên ngâm nếp qua đêm, hoặc chí ít cũng phải được 4 tiếng. Bạn cũng nên ngâm nếp chung với lá chuối hoặc lá dứa để nếp có màu xanh, đồng thời cũng giúp nếp thơm hơn. Đậu xanh không vỏ cũng nên ngâm trong 4 tiếng hoặc để qua đêm.
Thực hiện
Sau khi đã ngâm nếp xong, bạn đổ nếp ra rổ và để cho ráo nước. Rắc 1 – 2 muỗng muối vào và dùng tay trộn đều nếp. Đậu xanh cũng tiến hành tương tự. Bạn đổ đậu ra cho ráo nước rồi trộn với muối và tiêu. Tiếp đến, bạn ướp thịt với muối, tiêu và đường.
Gói bánh
Để gói bánh vuông vức và đẹp không phải là chuyện dễ. Để thuận tiện hơn, bạn nên chuẩn bị cho mình một chiếc khung hình vuông để làm khuôn. Tiếp theo, bạn cắt ra 4 miếng lá chuối. Xếp lá chuối bằng cách gấp mép dưới lên, gấp mép bên trái qua để tạo đường nếp cho lá. Tiến hành thao tác tương tự cho 3 miếng lá chuối còn lại. Sau đó đặt 4 miếng lá chuối xuống dưới khuôn rồi đổ nếp lên.
Bạn rải đều nếp ở 4 góc khuôn và để lõm ở giữa. Cho đậu xanh vào đó rồi để thịt lên rồi lại đến đậu xanh. Cuối cùng, bạn rải nếp lên phủ lại. Cố gắng làm sao để lượng nếp và đậu xanh ở trên và dưới đồng đều nhau.
Cuối cùng, bạn gói bánh và dùng dây buộc lại. Bạn cũng nên nhớ không buộc quá chặt vì trong quá trình nấu trong nồi bánh sẽ còn nở ra nữa.
Luộc bánh
Bạn cho chiếc bánh mà mình mới gói vào nồi và đổ nước ngập bánh. Thời gian để luộc một chiếc bánh cỡ nhỏ là khoảng 5 tiếng, với chiếc bánh lớn thì sẽ cần nhiều thời gian hơn. Còn nếu dùng nồi áp suất, thời gian luộc của bạn sẽ rút ngắn xuống bớt, chỉ còn 1 tiếng. Bạn cũng cần chuẩn bị thêm một nồi nước sôi để khi nước trong nồi luộc cạn thì châm thêm nước vào kịp thời. Khi luộc bánh được nửa thời gian thì trở bánh lại.
Sau khi bánh chín thì vớt bánh ra rồi cho ngay vào nồi nước lạnh ngâm trong 20 phút. Sau đó để bánh ráo nước rồi dùng vật hơi nặng đè lên bánh để ép nước ra. Ép trong vòng 5 – 8 tiếng là được.
Những năm gần đây, cứ đến tết dù ở thành phố hay quê, các gia đình nhỏ lại hối hả mua lá dong, gạo nếp… về gói bánh chưng. Tuy tốn công tốn sức, nhưng bù lại, cả gia đình có thêm tinh thần vui vẻ đón tết, con cái hiểu được truyền thống dân tộc, truyền thống cha ông.