05/06/2017, 10:34
Thuật ngữ lịch sử Châu Âu
Thuật ngữ lịch sử Châu Âu sắp xếp theo alphabet A Adam Smith (1723-1790) - Nhà kinh tế chính trị học và triết gia đạo đức học người Scotland, tác giả “Bàn về tài sản quốc gia”, cha đẻ của nền kinh tế tư bản chủ nghĩa. Albert Einstein (1879–1955) – Nhà vật lý học đã đưa ra ...
Thuật ngữ lịch sử Châu Âu sắp xếp theo alphabet
A
Adam Smith (1723-1790) - Nhà kinh tế chính trị học và triết gia đạo đức học người Scotland, tác giả “Bàn về tài sản quốc gia”, cha đẻ của nền kinh tế tư bản chủ nghĩa.
Albert Einstein (1879–1955) – Nhà vật lý học đã đưa ra thuyết tương đối tổng quát và thực hiện các bước tiến trong ngành cơ học lượng tử, cơ học thống kê và vũ trụ học.
Alexander Kerensky (1881-1970) – Thủ tướng thứ hai của Chính phủ lâm thời sau cuộc Cách mạng Tháng Hai (1917) Nga trước khi đảng Bolshevik và Lenin lên nắm quyền. (Cách mạng Xã hội Chủ nghĩa Nga)
Anschluss (1938) – Sự liên minh chính trị giữa Áo và Đức, ngược lại với Ausschluss, là sự khai trừ Áo ra khỏi Đức vào năm 1871. (Châu Âu từ 1918 đến 1945)
Aryans - Trong chủ nghĩa phát xít, giống người Aryan được Hitler xem là giống ưu việt. (Thế chiến II)
B
Ba đẳng cấp – Phân loại xã hội Pháp thành ba đẳng cấp gồm quý tộc, tăng lữ và bình dân thành thị trước Cách mạng Tư sản Pháp. (Cách mạng Tư sản Pháp)
Bảo hộ - Bảo hộ theo luật quốc tế là một thể thức chính trị khi một lãnh thổ tự trị có một xứ khác bảo vệ về mặt ngoại giao hoặc quân sự. Ngược lại, nước bị bảo hộ phải chịu một số ràng buộc tùy theo quan hệ. Nước bị bảo hộ theo luật pháp quốc tế thì vẫn toàn vẹn chủ quyền.
Baroque – Một phong trào văn hóa – nghệ thuật có nguồn gốc từ Rome vào những năm 1600, đây là phong cách nghệ thuật dành cho cả những người thất học, chứ không riêng gì tầng lớp tri thức. (Phục Hưng)
Bastille - Thường gọi là Bastille Saint-Antoine, bị phá hủy trong sự kiện Chiếm ngục Bastille, mở đầu cho Cách mạng Tư sản Pháp. (Cách mạng Tư sản Pháp)
Bá tước Cavour (1810-1861) – Lãnh đạo phong trào thống nhất nước Ý, thủ tướng đầu tiên của Vương quốc Ý. (Thống nhất Ý)
Benjamin Disraeli (1804-1881) – Thủ tướng Anh, được biết đến nhiều bởi vì việc bảo hộ mậu dịch trong luật nhập khẩu ngô.
Bộ chính trị - Bộ Chính trị là cơ quan có quyền lực tối cao của một Đảng cộng sản.
Bộ luật về Ngô (1815-1846) – Bộ luật về nhập khẩu ngô nhằm duy trì giá ngũ cốc khi giá giảm xuống một mức nhất định, ban hành để bảo vệ nông dân và địa chủ Anh khỏi cạnh tranh với nước ngoài.
Bolshevik – Những người theo trào lưu marxist trong phong trào xã hội – dân chủ Nga, hình thành năm 1903, đứng đầu là V.I.Lenin. Họ chiếm đa số trong đảng. (Cách mạng Xã hội Chủ nghĩa Nga)
Bộ luật Dân sự Pháp – Luật dân sự Pháp, kiến lập bởi Napoleon vào 21 tháng 3, 1804, cải cách hệ thống pháp lý cho phù hợp với tiêu chí của Cách mạng Tư sản Pháp. (Cách mạng Tư sản Pháp)
Bức điện Ems (1870) – Tài liệu do Otto van Bismarck chỉnh sửa để gây Chiến tranh Pháp – Phổ. (Chiến tranh Pháp – Phổ)
Bức điện Zimmermann (1917) – Bức điện được mã hóa do Arthur Zimmermann, Bộ trưởng ngoại giao Đức gửi cho Mexico, về việc tiến hành thành lập đồng minh trong Thế chiến I, là một trong những nguyên nhân khiến Mĩ tham gia cuộc chiến. (Thế chiến I)
Bức màn sắt – Biên giới phân cách giữa Tây và Đông Âu trong Chiến tranh Lạnh. (Chiến tranh lạnh)
Burschenschaften – Hiệp hội tự do của sinh viên Đức, nhằm khởi đầu cuộc cách mạng năm 1848 ở Đức.
C
Cách mạng công nghiệp (1760 - 1860) – Là quá trình chuyển biến từ sản xuất thủ công nhỏ sang sản xuất lớn bằng máy móc, dẫn đầu là Anh, sau đó là các nước Pháp, Đức, Mĩ.
Cách mạng Tháng Hai (1917) – Giai đoạn đầu của Cách mạng Tháng Mười Nga, bao gồm các cuộc chiến đấu ở Petrograd và sự thoái vị của Nga hoàng Tsar Nicholas II. (Cách mạng Xã hội Chủ nghĩa Nga)
Cách mạng Tháng Mười (1917) – Giai đoạn hai của Cách mạng Nga 1917, do Leon Trotsky chỉ huy, là cuộc cách mạng cộng sản chính thức đầu tiên, còn được biết đến như “Cách mạng Bolshevik”. (Cách mạng Xã hội Chủ nghĩa Nga)
Cách mạng Tháng Mười hai – Sự kiện khi những sĩ quan quân đội Nga dẫn đầu 3.000 quân phản đối Nicholas II tại quảng trường Senate vào 1825. (Cách mạng Xã hội Chủ nghĩa Nga)
Cách mạng Tư sản Hà Lan – Thuật ngữ chỉ Chiến tranh tám mươi năm
Cách mạng Không đổ máu – Thuật ngữ chỉ “Cách mạng Vinh quang”, là sự kiện lật đổ vua James II để William lên ngôi vua Anh, dù cuộc tranh chấp ngai vàng của ông ở Scotland và Ireland không hoàn toàn là không đổ máu.
Cách mạng Vinh quang (1688-1689) - Sự kiện lật đổ vua James II của Anh, Scotland và Ireland, thay thế bằng “William và Mary”, thường gọi là “Cách mạng không đổ máu”.
Cái chết Đen – Một đại dịch giết chết một phần ba dân số châu Âu vào thế kỉ 14.
Cận vệ đỏ (Nga) – Lực lượng chính của đảng Bolshevik, thành lập vào Tháng Ba, 1917. (Cách mạng Xã hội Chủ nghĩa Nga)
Carbonari – Nhóm hoạt động cách mạng bí mật được thành lập ở Ý vào đầu thế kỉ XIX, nắm vai trò tổ chức các cuộc cách mạng vào năm 1820 và 1848.
Cecil Rhodes - (1853-1902) – Một người có niềm tin mãnh liệt vào chủ nghĩa đế quốc Anh và là người sáng lập nhà nước mang tên mình Rhodesia (nay là Zimbawbe). Ông làm ăn rất phát đạt trong thị trường buôn bán kim cương ở Nam Phi, và là người phân biệt chủng tộc nghiêm trọng.
Cesare Beccaria (1735-1794) – Triết gia và nhà toán học người Ý, tác giả luận văn “Về Tội ác và Trừng phạt” với kết quả là cải cách luật hình sự.
C-harles Fourier (1772-1837) – Nhà tư tưởng xã hội chủ nghĩa không tưởng người Pháp, ủng hộ quyền con người, đặc biệt là nữ quyền.
C-harles I (vua của Anh, Scotland và Ireland) (1600-1649) – Chống lại Quốc hội, ủng hộ chế độ quân chủ chuyên chế, thù hằn với những nỗ lực cải cách tôn giáo, xử tử vào giai đoạn cuối của Nội chiến Anh. (Nội chiến Anh)
Chạy đua vũ trang – Chỉ cuộc cạnh tranh giữa hai hay nhiều quốc gia về vấn đề quân sự, vũ khí. Cuộc cạnh tranh này có lẽ có thể thấy rõ nhất ở cuộc Chiến tranh Lạnh giữa Mĩ và Liên Xô.
Chế độ cũ Pháp – Hệ thống chính trị và xã hội thành lập ở Pháp dưới thời chế độ quân chủ chuyên chế, lật đổ sau cuộc Cách mạng Tư sản Pháp. (Cách mạng Tư sản Pháp)
Chế độ đốc chính – Gồm năm đốc chính nắm quyền hành pháp, theo hiến pháp cách mạng năm 1795 ở Pháp. (Cách mạng Tư sản Pháp)
Chiến dịch Gallipoli (1915) – Chiến dịch thất bại của phe Đồng minh để chiếm thủ độ của Đế quốc Ottoman là Constantinopolis (nay là Istanbul). (Thế chiến I)
Chiến tranh Ba mươi năm (1618-1648) – Xung đột diễn ra chủ yếu trong Đế chế La Mã Thần thánh liên quan đến vấn đề xung đột tôn giáo giữa Tin lành và Công giáo, đồng thời là tranh giành quyền lực của triều đình Habsburg với cường quốc khác. (Cải cách tôn giáo)
Chiến tranh bán đảo (1808-1814) – Cuộc xung đột lớn trong thời kì Napoleon, giữa liên quân Tây Ban Nha – Bồ Đào Nha – Anh chống lại Pháp, xảy ra trên bán đảo Iberia.
Chiến tranh Boer – Gồm hai giai đoạn, giai đoạn một từ 16 tháng 12, 1880 đến 23 tháng 3, 1881 và giai đoạn hai từ 11 tháng 10, 1899 đến 31 tháng 5, 1902, cả hai giai đoạn đều là giữa Anh và hai nước tại nam châu Phi với kết quả là hai nền cộng hòa này phải đầu hàng và chịu khuất phục Đế Quốc Anh. (Thế chiến I)
Chiến tranh Hoa Hồng (1455-1487) – Nội chiến giành vương vị Anh giữa hai dòng họ là Lancaster và York.
Chiến tranh lạnh - Chiến tranh lạnh là chính sách thù địch về mọi mặt của Mĩ và các nước đế quốc trong quan hệ với Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa.
Chiến tranh nông dân Đức (1524-1526) – Một loạt các cuộc đấu tranh tôn giáo và kinh tế ở Đức (Cải cách tôn giáo).
Chiến tranh Pháp – Phổ (1870-1871) – Cuộc chiến tranh nhằm giảm nhẹ các mâu thuẫn trong nước của Pháp và ngăn cản quá trình thống nhất nước Đức, kết thúc bằng thắng lợi cho Phổ, sau này là Đế quốc Đức. (Công xã Paris)
Chiến tranh Tám mươi năm (1568-1648) – Chiến tranh giành độc lập, trong đó, Netherland trở thành nước Cộng hòa Hà Lan và được xem là cuộc cách mạng tư sản đầu tiên trên thế giới.
Chiến tranh thuốc phiện (1834-1860) – Hai cuộc chiến tranh giữa Anh và Trung Quốc vì phía Trung Quốc bỏ việc buôn bán thuốc phiện ngăn chặn ảnh hưởng của đế quốc phương Tây tới phía Trung Quốc.
Chiến tranh ba người Henry (1584-1598) – Chuỗi ba cuộc nội chiến ở Pháp, còn được biết đến là Chiến tranh Huguenot, giữa phe Công giáo và phe Huguenot (kháng cách Pháp). (Cải cách tôn giáo) .
Chiến tranh Trăm năm (1337-1453) – 116 năm chiến tranh giữa Anh và Pháp.
Chính sách chính trị thực dụng (Realpolitik) – Một thuật ngữ đặt ra bởi Otto von Bismarck đề cập đến chính sách ngoại giao dựa trên các vấn đề thực tế hơn là lí thuyết và đạo đức suông.
Chính sách kinh tế mới (1921) – Cải cách kinh tế thực hiện bởi Lenin, nhằm giữ lại một số bộ phận tư bản chủ nghĩa trong vài thành phần của kinh tế.
Chính sách lắng dịu – Chính sách làm giải tỏa các căng thẳng giữa Liên Xô và Mĩ.
Chính sách mở cửa – Duy trì các quyền thương mại và công nghiệp khắp Trung Quốc sau Chiến tranh thuốc phiện.
Chính sách nhân nhượng – Chính sách của Neville Chamberlain chấp nhận những điều kiện của Đức Quốc Xã. (Thế chiến II)
Chống chủ nghĩa sùng bái Stalin – Hành động của Nikita Khrushchev tại Liên Xô để gây bất đồng chính kiến lớn và lên tiếng phản đối cựu Tổng thống Liên Xô Stalin.
Chủ nghĩa cá nhân – Chủ nghĩa nhấn mạnh đến sự độc lập của con người và tầm quan trọng của tự do và tự lực của mỗi cá nhân (Phục Hưng).
Chủ nghĩa dân tộc – Luận điểm cho rằng khái niệm về một quốc gia là những bản sắc chung giữa một nhóm người.
Chủ nghĩa đế quốc – Chính sách chính trị mở rộng quyền lực của một quốc gia bằng cách gây chiến tranh xâm lược hoặc cai trị kinh tế và chính trị của một nước khác.
Chủ nghĩa duy lý – Tư tưởng triết học cho rằng sự thật có nguồn gốc từ lí trí và phân tích, thay vì đức tin và giáo điều tôn giáo.
Chủ nghĩa hiện thực (Phục Hưng) – Sự phát triển về nghệ thuật, thiên về tính hiện thực.
Chủ nghĩa hiện thực (Thế kỉ 19) – Phong trào nghệ thuật có nguồn gốc từ Pháp, ngược lại với chủ nghĩa lãng mạn, đưa đến những ý niệm gần gũi, chân thực thay vì những ý tưởng xa vời.
Chủ nghĩa hư vô – Triết lý cho rằng thế giới và sự hiện diện của con người hoàn toàn không có ý nghĩa và mục đích.
Chủ nghĩa lãng mạn (Thế kỉ 18) – Phong trào văn học, nghệ thuật và trí tuệ sau thời kì Khai Sáng, đề cao cảm xúc mạnh mẽ, trí tưởng tượng, sự tự do gần như tuyệt đối và sự nổi loạn chống lại các quy định nghiêm ngặt và vô lý dưới các hình thức nghệ thuật.
Chủ nghĩa nhân văn – Là một nhánh triết học lớn, chuyên chú vào phẩm cách, giá trị và lợi ích của cá nhân. (Phục Hưng)
Chủ nghĩa nhân đạo - Chủ nghĩa nhân đạo là sự chấp nhận tất cả mọi người chỉ vì là con người và bỏ những quan điểm xã hội thiên vị, thành kiến, và thói quen phân biệt chủng tộc.
Chủ nghĩa phát xít – Hình thức chuyên chính của tư bản chủ nghĩa, đế quốc phản động nhất, hiếu chiến nhất, chủ trương thủ tiêu mọi quyền tự do cơ bản của con người, khủng bố đàn áp tàn bạo nhân dân, gây chiến tranh xâm lược để thống trị thế giới.
Chủ nghĩa tập đoàn kinh tế – Hệ thống chính trị trong đó quyền lập pháp được giao cho các tập đoàn đại diện cho kinh tế, công ngiệp và các nhóm chuyên nghiệp.
Chủ nghĩa thế tục – Chỉ sự quan tâm đến những ý niệm của thế giới như khoa học và chủ nghĩa duy lí, thay vì tôn giáo và mê tín dị đoan. (Phục Hưng).
Chủ nghĩa Toàn trị – Một hình thức tổ chức nhà nước, trong đó chính phủ nắm mọi quyền hành về chính trị, đồng thời các mặt khác của cuộc sống cũng bị kiểm soát chặt chẽ.
Chủ nghĩa trọng thương – Một lý thuyết kinh tế học cho rằng sự thịnh vượng của một quốc gia phụ thuộc vào nguồn tích lũy vàng và bạc, đồng thời cho rằng nên xuất khẩu nhiều hơn nhập khẩu.
Chủ nghĩa tự do cổ điển – Triết lý kinh tế và chính trị, có nguồn gốc thành lập từ Thời kì Khai sáng, nhằm hạn chế, giới hạn quyền lực chính trị, đồng thời đề cao vai trò cá nhân.
Chủ nghĩa xã hội không tưởng – Lý tưởng của chủ nghĩa xã hội không tưởng là tạo ra được một xã hội cộng sản hoàn hảo. Những nhà văn như Henry Fourier, Robert Owen, và Henri de Saint-Simon là những nhân vật nổi trội của chủ nghĩa này.
Claude Henri de Saint-Simon (1760-1825) – Người sáng lập chủ nghĩa xã hội Pháp.
Cổ điển – Nhằm chỉ đến văn hóa của Hy Lạp cổ đại và Rome.
Cộng đồng Constance (1414-1418) – Kêu gọi sự thoái vị của ba vị giáo hoàng trong cuộc Đại Ly Giáo, bầu thành công Martin V lên làm giáo hoàng duy nhất, kết thúc sự ly khai. (Đại Ly Giáo)
Cộng đồng Trentô (1545-1563) – Hội đồng của Giáo hội Công giáo để lên án đạo Tin lành và để cải cách nội bộ của Giáo hội. (Cải cách tôn giáo).
Cơn gió tốt lành – Thuật ngữ chỉ hai biến cố khi thời tiết tạo điều kiện thuận lợi cho người Tin lành:
Cơn bão làm đắm Hạm đội Tây Ban Nha, giúp Anh thoát khỏi cuộc xâm lược vào năm 1588.
Gió thuận lợi làm William III có thể cập bến tại Anh để hạ bệ vua James II, một người Công giáo vào năm 1688.
Congo thuộc Bỉ – Khu vực nằm giữa châu Phi, chịu sự kiểm soát của quốc hội Bỉ từ 1908-1960.Chính quyền Bỉ tại đây thuộc chủ nghĩa thực dân kiểu gia trưởng, khi để Giáo hội Công giáo La Mã và Nhà thờ Tin lành kiểm soát nền giáo dục và hệ thống chính trị.
Cộng hòa Weimar (1919-1933) – Nền dân chủ lập hiến đầu tiên của nước Đức, được đặt tên theo thành phố Weimar, nơi quốc hội của chính phủ này hội họp và viết bản hiến chương.
Công xã Paris (1871) – Chính phủ xã hội chủ nghĩa ngắn hạn của Pháp, thành lập bởi cuộc nổi dậy dân sự của những người chống chiến tranh Pháp – Phổ.
Công tước Alva – Thường được nói tới là Fernando Álvarez de Toledo, Công tước thứ ba của Alva (Alba).
Công ty Đông Ấn Hà Lan (1602-1798) – Công ty cổ phần đầu tiên, được độc quyền thương mại ở châu Á cấp bởi chính phủ Hà Lan.
Crédit Mobilier (1872) – Liên quan đến công ty đường sắt Uni-on Pacific và công ty xây dựng Crédit Mobilier của Mỹ (không phải ngân hàng Crédit Mobilier của Pháp). Hợp đồng gồm 47 triệu đôla đem lại cho Crédit Mobilier lợi nhuận gần 2,1 triệu đôla, và để cho Uni-on Pacific và các nhà đầu tư khác gần bờ vực phá sản. Một cuộc điều tra của Quốc hội gồm 13 thành viên dẫn đến sự chỉ trích các thành viên hội đồng quản trị và nhiều chính trị gia đã làm phá hoại sự nghiệp của họ.
D
Đại hội Berlin – Tiến hành vào năm 1878 do Otto von Bismarck để sửa đổi Hiệp ước San Stefano, đồng thơi đề xuất phê chuẩn Hiệp ước Berlin.
Đại hội Viên (1814-1815) – Hội nghị diễn ra ở Vienna, Áo với mục đích là vẽ lại bản đồ chính trị châu Âu sau sự thất bại của các cuộc chiến tranh Napoleon.
Đại thanh trừng – Chiến dịch đàn áp các nhóm theo chủ nghĩa xã hội, thường được xem là mong muốn chiếm quyền lực của Joseph Stalin. (Châu Âu từ 1918 đến 1945)
Đảng Công nhân Đức Quốc gia Xã hội chủ nghĩa – Đức Quốc Xã, đưa lên nắm quyền lực ở Đức bởi Adolf Hitler vào năm 1933.
Đảng Tory – Một nhánh của Đảng Bảo thủ Anh.
Đảng Whig – Một nhánh của Đảng Dân chủ Tự do Anh.
Đan sĩ – Là những người Công giáo thực hành tôn giáo một cách khổ hạnh, sống một mình hoặc với những người khác trong cùng một môi trường gọi là đan viện. Đời sống chủ yếu của các đan sĩ là cầu nguyện, chiêm niệm, tự hành xác và lao động tự cung tự cấp.
Đảo chính – Lật đổ bất ngờ chính phủ, thường được thực hiện bởi một nhóm nhỏ và chỉ thay thế những vị trí cấp cao.
Đảo chính nhà hàng bia (1923) - Đảo chính không thành công do Hitler và các nhà lãnh đạo khác tại Munich, Bavaria, Đức. (Thế chiến II)
Đạo luật Quyền Tối thượng (1534) - Đạo luật của Quốc hội dưới thời vua Henry VIII của Anh tuyên bố rằng vua là người đứng đầu của Giáo hội Anh, chính thức đánh dấu Cải cách ở Anh. Vào 1559, Nữ hoàng Elizabeth I tái khẳng định lại đạo luật này. (Cải cách tôn giáo)
Dante Alighieri (1265-1321) – Tác giả của “Thần khúc” (La divina commedia), một tác phẩm mỉa mai, chỉ trích Giáo Hội, là một trong những tác phẩm và tác giả đầu tiên viết bằng tiếng địa phương. (Cuộc khủng hoảng của giai đoạn cuối Trung Cổ)
David Hume (1711-1776) – Triết gia và nhà sử học Scotland, một trong những nhân vật quan trọng nhất trong thời kỳ Khai Sáng của Scotland. (Khai sáng)
Đêm của những con dao dài (1934) – Lệnh thanh trừng bởi Adolf Hitler đối với đối thủ chính trị tiềm năng trong Sturmabteilung (Sư đoàn bão táp). (Thế chiến II)
Denis Diderot (1713-1784) – Triết gia và nhà văn Pháp, biên tập chính của bách khoa toàn thư đầu tiên, Encyclopédie. (Khai sáng)
Đệ tam Quốc tế – Tổ chức Cộng sản quốc tế thành lập vào Tháng 3 năm 1919 bởi Lenin, nhằm lật đổ tư bản chủ nghĩa, thiết lập chuyên chính vô sản.
Di dân – Hành động và hiện tượng khi một người rời khỏi quê hương và định cư ở nước ngoài. Số lượng người di cư ở Châu Âu vào cuối những năm 1880 là rất lớn.
Dị giáo - Là bất cứ niềm tin hay lý thuyết nào không đúng với niềm tin chuẩn mực tôn giáo hoặc phong tục có sẵn đương thời.
Dòng tên – Một dòng tu lớn của Công giáo, thành lập bởi Ignatius Loyola. (Cải cách tôn giáo).
Động viên tập thể – Thuật ngữ tiếng Pháp dành cho nghĩa vụ quân sự hàng loạt, được sử dụng để huy động lực lượng trong Cách mạng Tư sản Pháp. (Cách mạng Tư sản Pháp)
Duce (Nhà lãnh đạo) – Thuật ngữ được Tổng thống Ý Benito Mussolini vào năm 1923, để xác định mình là lãnh đạo tối cao của Ý.
Duy tân Minh Trị (1866-1869) – Cách mạng ở Nhật, thay thế chế độ Mạc phủ bằng sự cai trị đế quốc, hiện đại hóa đất nước, mở cửa cảng với phương Tây, nhằm mục đích thoát khỏi nguy cơ trở thành thuộc địa, và phát triển thành một nước tư bản công nghiệp.
Duy vật biện chứng – Cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác, dùng những khái niệm về chủ nghĩa duy vật và phép biện chứng để giải thích sự tăng trưởng và phát triển của con người.
E
Edmund Burke (1729-1797) – Triết gia, chính trị gia đảng Whig, người sáng lập tư tưởng chủ nghĩa bảo thủ hiện đại người Ireland, chỉ trích Cách mạng Tư sản Pháp.
El Escorial – Tu viện, cung điện, trường học hoàng gia, bảo tàng lớn ở gần Madrid, Tây Ban Nha, xây dựng và mở rộng bởi vua Phillip II, để biến nó trở thành trung tâm của đạo Kitô ở Tây Ban Nha và ngăn chặn sự lan rộng của đạo Tin lành.
F
Đại thống chế Ferdinand Foch (1851-1929) – Lính người Pháp, là người hùng trong Thế chiến I vì ngăn chặn Đức vào mùa xuân 1918 và trận sông Marne lần hai (7/1918) và bắt đầu cuộc phản công dẫn đến sự thất bại của Đức. (Thế chiến I)
Ferdinand Lassalle (1825-1864) – Chính trị gia người Đức có hành động dẫn đến sự ra đời của Đảng Dân chủ Xã hội, nhận sự phản đối mạnh mẽ của Karl Marx (Các Mác).
Fernando Álvarez de Toledo (1508-1583) – Tướng người Tây Ban Nha và thống đốc chính quyền Netherland dưới sự thống trị của Tây Ban Nha, có biệt danh “Công tước Sắt” vì sự tàn ác của ông, chống lại phe Netherland trong Chiến tranh Tám mươi năm. (Cách mạng Tư sản Hà Lan)
Flora Tristan (1803-1844) – Một trong những người sáng lập phong trào đấu tranh nữ quyền hiện đại, tác giả của một số tác phẩm mang chủ đề về nữ quyền, bà ngoại của Paul Gauguin.
Francesco Sforza (1401-1466) – Người sáng lập triều đại Sforza ở Milan, Ý; thành công việc hiện đại hóa thành phố này trở thành trung tâm học tập văn hóa Phục Hưng. (Phục Hưng)
Francis Bacon (1561-1626) – Triết gia và nhà tiểu luận người Anh, là một trong những nhân vật quan trọng trong Cách mạng Khoa học, cha đẻ của chủ nghĩa duy vật và các ngành khoa học thực nghiệm hiện đại. (Cách mạng Khoa học) .
Friedrich Engels (1820-1895) – Nhà lí luận chính trị, triết gia người Đức, đồng xuất bản Tuyên ngôn Cộng sản với Karl Marx.
G
Galileo Galilei (1564-1642) – Người đầu tiên sử dụng kính thiên văn trong ngành thiên văn học, chứng minh nhật tâm lý thuyết của Corpenicus. (Cách mạng Khoa học)
Gánh nặng của người da trắng –Khái niệm về nghĩa vụ cai trị của những chủng người da trắng, được dùng để truyền đạt niềm tin cho những chủng người khác, để biện minh cho chủ nghĩa thực dân ở Châu Âu.
Geoffrey Chaucer (1340-1400) – Tác giả The Cantebury Tales , những câu chuyện phơi bày tính chất của người Anh.
Gestapo – Lực lượng cảnh sát ngầm của Đức Quốc Xã, Geheime Staatspolizei (Thế chiến II).
Giai cấp vô sản – Một tầng lớp xã hội thấp kém, được Karl Marx dùng để chỉ tầng lớp lao động.
Giáo hoàng Avignon (1305-1378) – Giai đoạn mà Giáo hoàng được chuyển tới Avignon, Pháp chứ không phải ở Rome.
Giáo hoàng Innôcentê III – Đức Giáo Hoàng người đã triệu tập cuộc Thập tự chinh V (1217); bắt đầu việc các Giáo hoàng can thiệp vào vấn đề châu Âu.
Giáo hội Trưởng nhiệm – Nhà thờ Tin lành dựa trên những lời dạy của John Calvin và được thành lập ở Scotland bởi John Knox. (Cải cách tôn giáo).
Giáo lý Đồng thể – Đức tin của tín hữu Lutheran tin rằng thân thể và huyết của Chúa hiện diện trong, với và bên dưới bản thể của bánh và rượu nho. (Cải cách tôn giáo).
Giáo ước 1801 – Thỏa thuận giữa Napoléon và Giáo hoàng Pius VII sau khi thực hiện một loạt cải cách đối với Pháp.
Girolamo Savonarola (1452-1498) – Nổi tiếng với việc chống giảng dạy lý thuyết Phục Hưng, đốt sách, và phá hủy tác phẩm nghệ thuật. (Phục Hưng)
Giuseppe Garibaldi (1807-1885) – Người lính nổi tiếng nhất nước Ý trong thời kì Thống nhất nước Ý. (Thống nhất nước Ý)
Giuseppe Mazzini (1805–1872) – Nhà văn và chính trị gia người Ý đã giúp hiện đại hóa và thống nhất nước Ý. (Thống nhất nước Ý)
Grigori Rasputin (1872-1916) – Nhà tu sĩ Nga, có sức ảnh hưởng lớn đến Nga hoàng Nicholas II và hoàng hậu Alexandra. (Cách mạng Xã hội Chủ nghĩa Nga)
H
Heinrich Himmler (1900-1945) – Chỉ huy trưởng Lực lượng SS và là người có quyền lực nhất trong Đức Quốc Xã, một trong những nhân vật chủ chốt trong cuộc tàn sát chủng tộc Holocaust. (Thế chiến II)
Henry Palmerston (1784-1865) – Thủ tướng Anh và chính trị gia đảng Tự do.
Hermann Goering (1893–1946) – Một thành viên đầu tiên và nổi bật của Đức Quốc Xã, người sáng lập Gestapo, và là kiến trúc sư chính của Đức Quốc Xã. (Thế chiến II)
Henry V (1387-1422) – Vua của Anh (1413-1422); được chấp nhận như người kế vị của C-harles VI và ngôi vua của Pháp, làm căng thẳng hơn với Chiến tranh Trăm năm. (Chiến tranh Trăm năm)
Hệ thống phong tỏa lục địa – Chính sách kinh tế và ngoại giao của Napoleon, bao gồm một lệnh cấm vận với Anh, tuy nhiên thất bại.
Hiệp ước Cobden-Chevalier (1860) – Hiệp ước nhằm giảm đáng kể thuế giữa hai nước Anh và Pháp, làm tăng cường hợp tác giữa hai quốc gia.
Hiệp ước München (1938) – Một hiệp định liên quan đến khủng hoảng Munich, thảo luận về tương lai của Tiệp Khắc, đồng thời nhường cắt nhiều phần đất của Tiệp Khắc để giao cho Đức Quốc Xã, một ví dụ cho chính sách xoa dịu.
Hiệp ước Tilsit (1807) – Hiệp ước nhằm chấm dứt chiến tranh Nga – Pháp, bắt đầu một liên minh bí mật giữa hai nước.
Hiệp ước Versailles (1919) – Hiệp ước hòa bình, được soạn thảo trong Hội nghị Hòa bình Paris, nhằm chính thức chấm dứt Thế chiến I. (Thế chiến I)
Hiệp ước Xô-Đức (1939) – Hiệp ước cam kết kiềm chế không tấn công lẫn nhau giữa Ngoại trưởng Đức Quốc Xã Ribbentrop và Ngoại trưởng Liên Xô Molotov.
Hòa ước Brest - Litovsk (1918) – Hòa ước ký nhằm để Nga rút khỏi Thế chiến I sau khi Cách mạng Tháng Mười Nga thành công. (Thế chiến I)
Hòa ước Westfalen (1648) – Một loạt các hòa ước để kết thúc Chiến tranh Ba mươi năm.
Học thuyết Darwin – Việc áp dụng học thuyết vào nghiên cứu và học tập xã hội loài người, đặc biệt là một lý thuyết cho rằng các cá thể hoặc nhóm đạt được kết quả tốt hơn những cá thể hoặc nhóm còn lại là do gene di truyền hay do ưu sinh.
Học thuyết Truman (1947) – Đề xuất bởi Tổng thống Harry S. Truman, dựa trên chính sách ngăn chặn bành trướng của Cộng sản, bắt đầu chính sách ngăn chặn của Mỹ đối với Nga.
Hội Hoàng gia London (1660) – Một tổ chức nơi các nhà khoa học có thể tổ chức nghiên cứu và thảo luận các vấn đề khoa học.
Hội nghị Algeciras – Diễn ra vào năm 1906 ở Algeciras, Tây Ban Nha. Mục đích của hội nghị là để giải hòa cuộc tranh chấp Ma-rốc giữa Pháp và Đức, và để đảm bảo việc trả một khoản nợ lớn cho Quốc vương Ma-rốc vào 1904. Hiệp định Entente Cordiale (Đồng minh hữu nghị) giữa Vương quốc Anh và Pháp, trong đó Anh được giúp đỡ về vấn đề Ai Cập, và Pháp được giúp đỡ về vấn đề Ma-rốc. Pháp cố gắng để có quyền bảo hộ Ma-rốc, tuy nhiên phía Đức từ chối.
Hội nghị hòa bình Paris (1919) - cuộc gặp mặt của các nước thắng trận sau chiến tranh thế giới thứ nhất để thiết lập các điều khoản hòa bình cho các nước bại trận tiếp sau thỏa thuận ngừng bắn ký năm 1918 và để đề xuất Hiệp ước Versailles. (Thế chiến I)
Huguenot – Chỉ những người thuộc Giáo hội Cải cách Kháng cách Pháp (Cải cách tôn giáo).
I
Ignatius nhà Loyola (1491-1556) – Người sáng lập Dòng tên, một nhà lãnh đạo kỳ cựu bảo vệ giáo hội Công giáo (Cải cách tôn giáo).
Isaac Newton (1643-1727) - Nhà vật lý học, toán học, thiên văn học, triết học người Anh, phát hiện ra lực vạn vật hấp dẫn (trọng lực), định luật chuyển động, và giải tích. (Cách mạng Khoa học)
J
James Hargreaves (1720-1778) – Nhà sáng chế người Anh với phát minh máy kéo sợi Jenny vào năm 1764. (Cách mạng Công nghiệp)
James Watt (1736-1819) – Kỹ sư người Scotland phát minh ra máy hơi nước. (Cách mạng Công nghiệp)
Jan Hus (1369-1415) – Người sáng lập giáo phái Hussite, với mục tiêu cải cách tương tự như John Wycliffe là chỉ trích Giáo hội và bị thiêu sống. (Cải cách tôn giáo)
Jean-Jacques Rousseau (1712-1778) – Triết gia và nhà lý luận chính trị người Thụy Sĩ – Pháp, đưa ra ý tưởng rằng con người sinh ra tốt về bản chất nhưng xã hội đã thay đổi xấu đi, một trong những nhà tư tưởng kiệt xuất của giai cấp tư sản trong trào lưu triết học Ánh sáng. (Cách mạng Tư sản Pháp)
Jeanne d’Arc (1412-1431) – Nữ anh hùng Pháp đã chống trả đoàn quân bao vây Anh và bị thiêu với tội danh dị giáo. (Chiến tranh Trăm năm)
Johann Tetzel (1465-1519) – Tu sĩ dòng Dominican được biết đến với việc bán ân xá. (Cải cách tôn giáo)
John Calvin (1509-1564) – Người sáng lập Thần học Calvin ở Geneva, Thụy Sĩ. (Cải cách tôn giáo)
John Kay (1704-1780) – Nhà phát minh người Anh, phát minh ra thoi bay dùng trong máy dệt cơ khí, là chất xúc tác cho Cách mạng Công nghiệp. (Cách mạng Công nghiệp)
John Knox (1505-1572) – Một nhà cải cách đã sáng lập ra Giáo hội Trưởng nhiệm ở Scotland (Cải cách tôn giáo).
John Locke (1632-1704) – Triết gia người Anh thuộc thời kì Khai sáng, người đã viết về việc “điều hành chính phủ với sự đồng ý của người được điều hành” và quyền tự nhiên của con người, tranh luận biện minh cho Cách mạng Vinh quang. (Khai sáng)
John Wycliffe (1328-1384) – Người đầu tiên dịch Kinh thánh từ tiếng Latin ra các tiếng phổ thông, một bước tiến quan trọng trong Cải cách tôn giáo. (Cải cách tôn giáo)
Joseph Joffre (1852-1931) – Thống chế người Pháp gốc Catalan, giúp chống lại Kế hoạch Schlieffen bằng cách rút lui và phản công tại Trận sông Marne lần thứ nhất. (Thế chiến I)
Joseph Stalin (1879-1953) – Nhà hoạt động Cách mạng Tháng Mười Nga, đứng đầu Soviet sau khi Lenin chết; chịu trách nhiệm về Đại thanh trừng và Kế hoạch năm năm lần thứ nhất.
K
Karl Marx (1818-1883) – Nhà lý luận chính trị người Đức gây nhiều ấn tượng, có các bài viết về sự mâu thuẫn giai cấp dẫn, hình thành cơ sở phong trào cộng sản và chủ nghĩa xã hội. (Thống nhất Đức)
Kẻ đầu tròn – Chỉ phe quốc hội ủng hộ Oliver Cromwell trong Nội chiến Anh. (Nội chiến Anh)
Kế hoạch Marshall – Kế hoạch cơ bản của Mỹ để xây dựng lại các nước đồng minh châu Âu và để đẩy lùi chủ nghĩa cộng sản sau Thế chiến II.
Kế hoạch 5 năm lần thứ nhất (1928-1932) - Kế hoạch để xây dựng chủ nghĩa xã hội của Soviet, tập trung vào công nghiệp nặng.
Kênh đào Suez (xây dựng 1854-1869) - Kênh đào ở Ai Cập, ngăn cách giữa Địa Trung Hải và Biển Đỏ cũng như là châu Phi với châu Á.
Khai sáng - (xem Thời kì Khai sáng).
Khối Liên minh– Nga, Pháp, Đế quốc Anh, Ý, Mĩ. (Thế chiến I)
Khởi nghĩa Phục sinh (21/4/1916) – Khởi nghĩa chống sự cai trị của Anh với Ireland, thất bại.
Khởi nghĩa Sepoy (1857–1858) – Cuộc khởi nghĩa chống lại chế độ thuộc địa của Anh ở Ấn Độ, với kết quả là chấm dứt thời kì cai trị của Công ty Đông Ấn Anh, mà bắt đầu bằng thời kì cai trị chính thức của Anh với Ấn Độ.
Khủng hoảng tên lửa Cuba (1962) – Bắt đầu vào 16 tháng 10, 1962, khi trinh sát Mĩ tiết lộ với Tổng thống Mỹ John F. Kenedy rằng việc lắp đặt tên lửa hạt nhân bởi Soviet trên đảo, và kéo dài 13 ngày cho đến 28 tháng 10, 1962, khi lãnh đạo Liên Xô Nikita Khrushchev thông báo việc lắp đặt bị phá hủy. (Chiến tranh Lạnh)
Kị binh – Những người ủng hộ vua C-harles I trong cuộc Nội chiến Anh.
Kinh tế tự cấp – Sự sản xuất lương thực chỉ đủ để sinh tồn, không tạo ra thặng dư.
Kinh tế tự cung tự cấp – Nền kinh tế không trao đổi gì với thế giới.
Kristallnacht (Đêm kính vỡ) (1938) – Một cuộc tàn sát lớn ở Đức, nhắm vào người Do Thái trên cả nước. (Thế chiến II)
Kulturkampf (Chiến tranh Văn hóa) – Nỗ lực của Thủ tướng Otto von Bismarck nhằm giảm ảnh hưởng của Công giáo đến Đế chế Đức những năm 1871. (Chủ nghĩa Đế quốc)
Laissez-Faire - Triết lý trong kinh tế học, đề cao tự do thương mại và chủ nghĩa tư bản tự do, không có quy định thương mại. (Khai sáng).
Lãnh chúa – Chủ ruộng đất, người ban thái ấp cho vương hầu, quý tộc, quan lại. (Phong kiến).
Lãnh địa phong kiến – Lãnh thổ mà lãnh chúa có quyền về pháp luật cũng như kinh tế ở đấy. (Phong kiến).
Lễ phong chức – Lễ phong chức của các giáo sĩ với nhà vua.
Leopold III của Bỉ (1835–1909) – Vua Bỉ, người sáng lập Nhà nước Tự do Congo, một dự án để trích xuất ngà voi và mủ cao su.
Leonardo da Vinci (1452-1519) – Kiến trúc sư, nhà phát minh, kỹ sư, nhà điêu khắc, họa sĩ người Ý thời Phục hưng, được biết đến nhiều nhất do bức họa Bữa ăn tối cuối cùng (The Last Supper) và Mona Lisa, là kiến trúc sư điển hình của thời Phục hưng. (Phục hưng)
Leon Trotsky (1879-1940) – Nhà lý luận cách mạng Bolshevik, chính trị đầu tiên của Liên Xô, một trong những thành viên đầu tiên của Bộ chính trị, bị khai trừ khỏi Đảng Cộng sản sau lần tranh giành quyền lực với Stalin.
Liên minh Trung tâm (Thế chiến I) – Liên minh Đức, Áo-Hung, Đế quốc Ottoman, Bungary. (Thế chiến I)'
Lorenzo de' Medici (1449-1492) – Lãnh tụ Cộng hòa Florence trong thời kì Phục Hưng, ủng hộ chủ nghĩa Platon, Công giáo và chủ nghĩa nhân văn.
Louis Napoleon Bonaparte (1808-1873) – Cháu ruột của Hoàng đế Napoleon I của Pháp, thành viên Carbonari thời niên thiếu, được bầu làm Tổng thống của Nền Cộng hòa thứ hai của Pháp vào 1848, xưng đế của Đế chế thứ hai của Pháp từ 1852 đến 1870, vị vua cuối cùng của Pháp.
Luận cương tháng Tư (1917) – Tác phẩm của Lenin viết về cách nước Nga nên được điều hành và là những luận điểm đặt cơ sở cho đường lối chính trị của Đảng Bolshevik tại Hội nghị lần VII. (Cách mạng Xã hội Chủ nghĩa Nga)
Luật giá bán tối đa – Chế độ của Ủy ban cứu nước, nhằm kiểm soát giá bán và thuế tối đa các mặt hàng thiết yếu, quy định lương tối đa của công nhân. (Cách mạng Tư sản Pháp)
M
Machiavellian – Những phẩm chất được Niccolò Machiavelli xem là có khả năng lãnh đạo, gồm việc sử dụng chiến thuật độc tài tàn nhẫn để duy trì quyền lực.
Marquis de Condorcet (1743-1794) – Triết gia, nhà toán học người Pháp, phát minh ra phương pháp bầu phiếu Condorcet.
Martin Luther (1483-1546) – Nhà thần học người Đức và tu sĩ Dòng Augustine, người nêu ra Thần học Luther và là nhà cải cách tôn giáo.
Mein Kampf (Cuộc đấu tranh của tôi) – Sách viết bởi Adolf Hitler, là sự kết hợp giữa tự truyện và phô bày tư tưởng chính trị của Hitler với chủ nghĩa phát xít.
Menshevik – Một phe của Cách mạng Tháng Mười Nga thành lập năm 1908 bởi những người theo phe Julius Martov.
Metternich (1773-1858) – Bộ trưởng Ngoại giao Đế quốc Áo trong và sau thời kì của Napoleon.
Michelangelo (1475-1564) – Họa sĩ, điêu khắc gia, nhà thơ, kiến trúc sư thời Phục Hưng, nổi tiếng với thiết kế trần của nhà nguyện Sistine.
Mười bốn Điểm – Giải pháp hòa bình do Tổng thống Hoa Kỳ Woodrow Wilson đưa ra nhằm phác thảo các cách gầy dựng lại châu Âu sau Thế chiến I.
N
Napoléon Bonaparte (1769-1821) – Nhà chính trị và quân sự kiệt xuất người Pháp, Tổng tài thứ nhất từ năm 1779 đến 1804 và trở thành Hoàng đế từ năm 1804 đến 1914.
NATO (Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương) (1769-1821) – Một tổ chức liên minh quân sự quốc tế thành lập năm 1949, dựa vào Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương ký vào ngày 4 tháng Tư, 1949, tại Washington DC, Mỹ.
Neville Chamberlain (1869-1940) – Thủ tướng Anh, duy trì chính sách xoa dịu với Đức Quốc Xã.
Nghĩa Hòa Đoàn – Là phong trào vào cuối thế kỉ 19 – đầu thế kỉ 20 của nông dân Trung Quốc để chống các đế quốc phương Tây.
Nghị định Carlsbad (1819) – Một loạt các điều luật hạn chế dành cho Đức, dưới ảnh hưởng của Metternich ở Áo, bao gồm việc giải thể Burschenschaften, các trường học phải có thanh tra và thi hành kiểm duyệt báo chí.
Nghi lễ mùa xuân – Vở ballet được Igor Stravinsky soạn nhạc, gây tranh cãi vì chủ đề về lễ hiến tế của Nga.
Người tiên phong – Người hoặc hành động là một thực nghiệm hoặc cải tiến, thường trong lĩnh vực nghệ thuật và văn hóa.
Niccolò Machiavelli (1469-1527) – Nhà triết học chính trị, nhạc gia, nhà thơ, nhà soạn kịch người Florence, tác giả sách “Quân vương” (Phục Hưng).
Nicolaus Copernicus (1473-1543) – Nhà thiên văn học, toán học người Ba Lan, người phát triển nhật tâm lý thuyết của hệ mặt trời. (Cách mạng Khoa học).
Nikita Khrushchev – Bí thư thứ nhất Đảng cộng sản Liên Xô, kế nhiệm Stalin từ năm 1953 đến 1964. (Châu Âu từ 1945 đến hiện tại)
NKVD – Tổ chức được biết đến như là cảnh sát ngầm của Liên Xô, ngoài ra còn chịu trách nhiệm về giao thông, quân đội biên giới,…
(Cách mạng tư sản Anh) Nội chiến Anh (1642-1649) – Nội chiến giữa những người ủng hộ C-harles I, (vua của Anh, Scotland, và Ireland) và Quốc hội do Oliver Cromwell chỉ huy.
Nội chiến Nga (1918-1920) – Cuộc bất đồng giữa phe cộng sản và những người ủng hộ Nga hoàng sau Cách mạng Tháng Mười 1917 Nga.
Nội chiến Tây Ban Nha (1936–1939) – Một cuộc xung đột lớn ở Tây Ban Nha khởi đầu từ nỗ lực đảo chính thực hiện bởi một bộ phận của Quân đội Tây Ban Nha chống lại chính phủ Đệ nhị Cộng hòa Tây Ban Nha, kết quả từ những rạn nứt về chính trị và văn hóa ở Tây Ban Nha.
Nữ hoàng Victoria (1819–1901) – Nữ hoàng của Vương quốc Anh, trị vì từ năm 1837 cho đến khi qua đời, triều đại của bà lâu hơn bất kì triều đại quân chủ Anh nào trước đó. Vì là nữ hoàng Vương quốc Anh, bà là người đầu tiên sử dụng tước vị Nữ hoàng Ấn Độ. Sự trị vì của Victoria đánh dấu sự bành trướng vĩ đại của Đế quốc Anh. Triều đại Victoria bắt đầu ở đỉnh cao của Cách mạng Công nghiệp, giai đoạn phát triển kinh tế, xã hội, công nghệ rực rỡ ở Anh.
Nước chư hầu – chỉ vua chúa cấp dưới bị phụ thuộc, phải phục tùng và được vua một nước lớn hơn thống trị.
O
Oliver Cromwell (1599-1658) – Nhà lãnh đạo quân sự và chính trị gia, người đứng đầu lật đổ chế độ chế độ quân chủ chuyên chế trong Nội chiến Anh, hình thành Khối Thịnh vượng chung Anh. (Nội chiến Anh).
Otto von Bismarck (1815-1898) – Thủ tướng Phổ, là người đã thống nhất nước Đức và trở thành Thủ tướng đầu tiên của Đế quốc Đức.
P
Pablo Picasso (1881-1973) – Đồng sáng lập Chủ nghĩa Lập thể với George Braque.
Paganism – Chỉ các tôn giáo cổ điển, chủ yếu là nền văn hóa đối với thế giới cổ đại, hay là tôn giáo ngoài Công giáo.
Paul von Hindenburg (1847-1934) – Thống chế người Đức, Tổng thống Đức nhiệm kỳ 1925 - 1934.
Phạm vi ảnh hưởng – Chỉ vùng lãnh thổ chịu sự cai trị về mặt chính trị, kinh tế từ một quốc gia.
Phái Digger – Một nhóm dẫn đầu bởi Gerrard Winstanley vào năm 1969, thời Oliver Cromwell, kêu gọi một cuộc cách mạng xã hội nhằm hướng tới lối sống cộng sản.
Philippe Pétain (1856-1951) – Thống chế quân đội Pháp, thủ tướng trong chính phủ Vichy, là người hùng của dân tộc Pháp trong Thế chiến I. (Thế chiến I)
Philosophes – Một nhóm các nhà tư tưởng kiệt xuất của giai cấp tư sản Pháp trong trào lưu triết học Ánh sáng như Voltaire và Jean-Jacques Rousseau. (Cách mạng tư sản Pháp) .
Phong trào công nhân (1833) – Phong trào đấu tranh đòi giảm giờ làm cho công nhân trong ngành dệt may.
Phối cảnh – Một cách vẽ trong hội họa, dùng để thể hiện không gian 3 chiều một cách tương đối chính xác trên bề mặt 2 chiều sử dụng các quy luật phối cảnh. (Phục Hưng).
Phong kiến - Hình thức truyền nối và chiếm hữu đất đai của các vua chúa thời xưa, trong thời quân chủ chuyên chế. Chế độ này thường là một biện pháp hay hình thức liên kết quyền lực của các chế độ quân chủ xưa.
Phong tỏa Berlin (1948-1949) – Sự phong tỏa của Soviet với Tây Berlin trong Chiến tranh Lạnh, giảm bớt sau khi Soviet không hành động khi Mĩ, Anh, Pháp tiếp tế lương thực và nhu yếu phẩm cho bên Tây Berlin. (Chiến tranh Lạnh)
Phục Hưng – Phong trào văn hóa bắt đầu ở Ý vào thế kỉ XIV, đánh dấu một sự phục hồi di sản La Mã và Hi Lạp cổ đại.
Pierre-Joseph Proudhon (1809-1865) – Nhà xã hội học Pháp, cùng tư tưởng với Karl Marx, tác giả “Triết lý về sự Nghèo khổ hay Hệ thống của sự Mâu thuẫn kinh tế”
Popolo – Tầng lớp nghèo khổ, lao động chính của Ý. (Phục Hưng).
Q
Quân chủ chuyên chế – Là chế độ chính trị, trong đó toàn bộ quyền lực nằm trong tay một cá nhân, cụ thể là nhà vua hoặc nữ hoàng.
Quân đội mới – Một đội quân với lính chuyên nghiệp, lãnh đạo là những tướng tá được huấn luyện, hình thành bởi phe Quốc hội sau Sắc lệnh tự phủ quyết năm 1645, nổi tiếng với sự trung thành với Thanh giáo. (Nội chiến Anh).
R
Raphael (1483-1520) – Họa sĩ và kiến trúc sư nổi tiếng của thời kì đỉnh cao của Phục Hưng Ý.
Reconquista – Quá trình loại bỏ người Hồi giáo và Do Thái, tiến đến thành lập Vương triều Công giáo.
Nghị viện Đế quốc - Quốc hội Đức từ năm 1817 đến năm 1945.
Rembrandt van Rijn (1606-1669) – Họa sĩ phong cách Baroque và nghệ sĩ khắc bản in trong Thời đại hoàng kim của Hà Lan.
René Descartes (1596-1650) – Nhà toán học, cha đẻ của triết học hiện đại với việc phát minh ra tọa độ Descartes và câu nói nổi tiếng : Tôi tư duy, vậy tôi tồn tại.
Ric-hard Arkwright (1732-1792) – Người phát minh khung hơi nước, một khung dệt chạy bằng sức của hơi nước.
Risorgimento – Sự thống nhất nước Ý, mà đỉnh cao là tuyên bố thành lập Vương quốc Ý (1861) và cuộc chinh phục thành La Mã (1870).
Robert Owen (1771-1858) – Nhà cải cách xã hội người Wales, cha đẻ của hợp tác xã.
Robespierre (1758-1794) – Nhà lãnh đạo nổi tiếng nhất của Cách mạng Tư sản Pháp, được biết đến là “lãnh tụ không thể mua chuộc”, đứng đầu Ủy ban Cứu nước. (Cách mạng Tư sản Pháp)
S
Sách Cầu nguyện Chung – Sách cầu nguyện của Giáo hội Anh, được xuất bản lần đầu năm 1544 và đã trải qua nhiều lần tái bản.
Sắc lệnh Nantes (1598) – Sắc lệnh được vua Henry IV của Pháp ban hành, công nhận người theo đạo Tin lành Huguenots được hưởng quyền tự do công dân và tôn giáo trong một phạm vi giới hạn, mở đầu cho khoan dung tôn giáo. (Cải cách tôn giáo).
Sắc lệnh tự phủ quyết (1645) – Sắc lệnh do nghị viện Anh thông qua, bắt buộc các thành viên của Hạ viện và Thượng viện phải chọn giữa một vị trí quản lý nhà nước hoặc chỉ huy quân đội, nhằm nâng cao trình độ của quân đội. (Nội chiến Anh).
Sắc lệnh Worms (1521) – Tuyên bố của Hoàng đế của Đế chế La Mã Thần thánh vào cuối Hội nghị Worms cho rằng Martin Luther là một tội phạm và là kẻ dị giáo. (Cải cách tôn giáo).
Sans-culotte (không có quần túm đến đầu gối) – Thuật ngữ chỉ lực lượng nghèo, trang bị kém của Cách mạng Tư sản Pháp .
Schleswig-Holstein – Tiểu bang thuộc vùng cực Bắc của Đức, do Đan Mạch đầu hàng trước Otto von Bismarck năm 1865.
Schutzstaffel (SS) (Đội cận vệ) – Một tổ chức vũ trang của Đức Quốc Xã. (Thế chiến II)
Siêu nhân - Khái niệm triết học cho rằng người có tài và mạnh hơn nên kiểm soát, cai trị những kẻ yếu đuối.
Sigmund Freud (1856-1939) – Bác sĩ về thần kinh và tâm lý học người Áo, đặt nền móng cho việc nghiên cứu phân tâm học.
Simony – Hành vi dùng tiền để mua các thẻ rửa tội tại các nhà thờ Công giáo trước Cải cách tôn giáo. (Cải cách tôn giáo).
Sudetenland – Khu vực người Sudeten Đức sinh sống chủ yếu, ở nhiều vùng của Bohemia, Silesia, Moravia, và trở thành một phần của Tiệp Khắc vào năm 1945.
Sự kiện Fashoda – Đỉnh điểm của sự tranh chấp thuộc địa giữa hai đế quốc Anh và Pháp ở Đông Phi; đưa Anh và Pháp đến bờ vực chiến tranh, tuy nhiên bằng biện pháp ngoại giao đã đem lại quyền lợi cho Anh.
Sự kiện Mukden (1931) – Quân đội Nhật Bản cáo buộc Trung Quốc làm nổ đường ray xe lửa Nhật Bản, lấy cớ để xâm lược Mãn Châu.
Sự sợ hãi vĩ đại (1789) – Sự kiện khởi đầu Cách mạng Tư sản Pháp, khi có tin đồn rằng quý tộc địa chủ sẽ tiêu hủy các phần thu hoạch của người nông dân, vì vậy nông dân đốt chứng từ nợ và đốt phá lâu đài, dẫn đến tổng khởi nghĩa nông dân. (Cách mạng Tư sản Pháp)
Sự trục xuất khỏi Praha (1618) – Hành động nổi dậy của giới quý tộc Bohemian chống lại cuộc bầu cử Ferdinand II, một người cuồng tín Công giáo, thành người cai trị Đế chế La Mã Thần thánh.
Sưu dịch – Trong xã hội thời phong kiến, sưu là thuế hằng năm của một nông nô, trả bằng sức lao động của mình, để hoàn thành các dự án nhà nước như xây cung điện, sửa chữa đường xá, và phục vụ các mục đích khác.
T
Tabula rasa (Blank slate) – Ý tưởng của John Locke, chỉ việc con người khi sinh ra chưa biết gì về thế giới, và nguồn tri thức được xây dựng dần dần từ trải nghiệm thế giới bên ngoài.
Tầng lớp “Cổ cồn trắng” – Tầng lớp lao động thực hiện các công việc ít “chân tay” hơn và được đánh giá cao hơn tầng lớp cổ cồn xanh của người lao động.
Tập thể hóa nông nghiệp – Hệ thống nông nghiệp trong đó nông dân không được trả lương mà nhận một phần nông sản thuần của trang trại.
T.E. Lawrence (1888-1935) – Còn được biết đến là Lawrence xứ Ả Rập, là một sĩ quan người Anh nổi tiếng vì vai trò trong Cuộc nổi dậy của Ả Rập năm 1916–1918.
Thả nổi đồng tiền - Sự kiện Mĩ bỏ giá trị cố định của đồng đôla và cho phép nó dao động đối với các đồng tiền khác, dẫn đến sự sụp đổ của hệ thống Bretton Woods năm 1971.
Thái ấp – Số ruộng đất của quý tộc, quan lại được vua cấp làm bổng lộc, thuộc quyền sở hữu của người được cấp thái ấp, làm của riêng (Phong kiến).
Thảm sát Ngày lễ Thánh Barthélemy (1572) – Những cuộc bạo động của những đám đông Công giáo chống lại Huguenot, kéo dài vài tháng.
Thần học Calvin – Thần học Kháng Cách sáng lập bởi John Calvin, đặt trọng tâm vào quyền tể trị của Thiên Chúa. (Cải cách tôn giáo).
Thị trường chung - Thị trường c