05/06/2017, 10:34

Chứng minh các tôn giáo Việt Nam luôn đồng hành cùng dân tộc trong 2 cuôc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ

Trong 2 cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược, các tôn giáo Việt Nam tiếp tục nêu cao ngọn cờ yêu nước, kề vai sát cánh cùng toàn thể nhân dân cả nước đấu tranh giải phóng dân tộc. * Phật Giáo Trong kháng chiến chống Pháp, Phật giáo Việt Nam đã thành lập các tổ chức ...

Trong 2 cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược, các tôn giáo Việt Nam tiếp tục nêu cao ngọn cờ yêu nước, kề vai sát cánh cùng toàn thể nhân dân cả nước đấu tranh giải phóng dân tộc.

* Phật Giáo

Trong kháng chiến chống Pháp, Phật giáo Việt Nam đã thành lập các tổ chức “Tăng già cứu quốc”, “Đoàn Phật giáo cứu quốc”, “Bộ đội Tăng già”, “Hội Phật giáo cứu quốc” các cấp để quy tụ, vận động và tổ chức cho tăng ni, phật tử tham gia cách mạng, ủng hộ kháng chiến.

Đại đa số các ngôi chùa miền Bắc đã trở thành cơ sở cách mạng, dự trữ quân lương, nuôi giấu cán bộ, như: chùa Quảng Bá, chùa Linh Quang, chùa Ngọc Hồi, chùa Tự Khánh, chùa Thanh Trì, chùa Sùng Giáo … ở Hà Nội; chùa Trại Sơn, chùa Trúc Động, chùa Vũ Lao… ở Hải Phòng; chùa Ninh Cường, chùa Cổ Lễ, chùa Vọng Cung… ở Nam Định; chùa Hoa Sơn, chùa Bích Động… ở Ninh Bình…

Nhiều tăng ni, phật tử đã hăng hái lên đường tòng quân đánh giặc, cứu nước. Nói đến lịch sử dân tộc Việt Nam thời kỳ này không thể không nói đến sự đóng góp to lớn của Phật giáo Việt Nam. Dưới sự lãnh đạo và những tấm gương yêu nước của các vị cao tăng, như: Hòa thượng Thích Tâm Thi (1889 – 1959), Hòa thượng Thích Thanh Lộc (…), Hòa thượng Thích Thanh Chân (1905 – 1989), Hòa thượng Thích Thế Long (1909 – 1985); Hòa thượng Thích Đôn Hậu (1904 – 1992); Hòa thượng Thích Thiện Hào (1911 – 1997); Hòa thượng Thích Tâm Thông (1916 – 1999); Hòa thượng Thích Thuận Đức (1918 – 2000)…

Các tăng ni, phật tử Phật giáo Việt Nam đã tích cực hưởng ứng lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Bác Hồ, tiêu biểu là sự kiện 11 nhà sư đã phát nguyện “cởi áo cà sa ra trận” tại chùa Cổ Lễ, huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định vào ngày 27/02/1950, và họ đã trở thành những chiến sĩ vệ quốc đoàn kiên trung, có người đã hy sinh thân mình cho Tổ quốc, có người sau khi hoàn thành nghĩa vụ công dân cao cả lại tiếp tục quay trở về tiếp tục cuộc sống tu hành; sự kiện 15 sư tăng thuộc tổ chức bộ đội tăng già thuộc huyện Thủy Nguyên (Hải Phòng) tình nguyện nhập ngũ lên đường bảo vệ Tổ quốc, và trong trận chiến đấu bảo vệ cho chính nghĩa đó, 3 nhà sư đã anh dũng hy sinh. Và còn rất nhiều tấm gương của các vị sư, cư sĩ Phật giáo yêu nước khác.

Hưởng ứng lời kêu gọi của Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa thực hiện “Tiêu thổ kháng chiến”, Hội Phật giáo đã cho phá hủy nhà in Đuốc Tuệ và nhiều cơ sở vật chất khác của Phật giáo để ủng hộ cách mạng kháng Pháp.

Bên cạnh nhiệm vụ tham gia kháng chiến để bảo vệ Tổ quốc, Phật giáo Việt Nam vẫn không quên lời dạy của Đức bổn sư: “Duy tuệ thị nghiệp” (lấy trí tuệ làm sự nghiệp) và thực hiện lời dạy của Bác Hồ, đó là muốn kiến thiết đất nước thì phải diệt được 3 loại giặc: “Giặc đói, giặc dốt và giặc ngoại xâm”, các vị sư lại là những người thày, chùa của Phật giáo lại trở thành các trường học dạy chữ cho bà con; bên cạnh đó tăng ni, phật tử còn tích cực tăng gia sản xuất, ủng hộ cho kháng chiến chống thực dân Pháp.

Không chỉ trực tiếp tham gia chiến đấu, Phật giáo Việt Nam còn phát động phong trào chấn hưng Phật giáo. Đây không chỉ là việc đạo mà còn với mục đích chấn hưng tư tưởng của một bộ phận tăng ni, phật tử đặc biệt là lớp trẻ lúc bấy giờ, hướng họ không sa đà vào những hoạt động mê tín dị đoan, sống cuộc sống vật chất, thực dụng, thiếu lý tưởng do luồng tư tưởng của chủ nghĩa thực dân mang lại. Cuộc vận động chấn hưng trong Phật giáo đã cảnh tỉnh nhiều nhà trí thức, làm dấy lên làn sóng đề cao tinh thần, văn hóa dân tộc ở khắp các tỉnh miền Nam thời bấy giờ. Đây cũng là một trong những yếu tố góp phần đẩy mạnh phong trào cách mạng lên cao, sớm đi đến sự kết thúc địa vị của thực dân Pháp ở Việt Nam.

Sau khi đánh đuổi được thực dân Pháp, đất nước ta lại phải đối đầu với cuộc xâm lược của đế quốc Mỹ tại miền Nam. Đất nước bị chia cắt làm 2 miền với 2 thể chế chính trị khác nhau. Phật giáo miền Bắc chung vai cùng Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tập trung khắc phục hậu quả chiến tranh, xây dựng đời sống mới, trở thành hậu phương vững chắc chi viện sức người, sức của cho cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc ở miền Nam.

Thời kỳ này Phật giáo ở miền Nam gặp nhiều khó khăn do chính quyền Ngô Đình Diệm chèn ép mọi hoạt động của Phật giáo, vì cho rằng Phật giáo là tôn giáo của dân tộc. Tuy nhiên, dưới sự lãnh đạo của các vị sư đạo cao, đức trọng, nêu cao tinh thần yêu nước như: Hòa thượng Thích Thế Long, Hòa thượng Thích Đôn Hậu, Hòa thượng Thích Thiện Hào, Hòa thượng Thích Thiện Siêu, Ni trưởng Huỳnh Liên… số lượng người theo Phật giáo ngày càng đông và ảnh hưởng của Phật giáo ngày càng sâu, rộng trong đời sống xã hội. Phật giáo đã tổ chức nhiều hội đoàn trong quần chúng, như: “Gia đình Phật tử”, “Thanh niên Phật tử”, “Xích lô Phật tử” để tham gia các cuộc biểu tình, đấu tranh chống chính quyền Mỹ - Ngụy.

 Đỉnh cao của tinh thần yêu nước, vì dân tộc, vì hoạt động chính đáng của Phật giáo là sự kiện Hòa thượng Thích Quảng Đức đã tự thiêu ở ngã tư Lê Văn Duyệt – Phan Đình Phùng (nay là Cách mạng tháng Tám – Nguyễn Đình Chiểu) vào ngày 10/6/1963 để tố cáo chế độ Ngô Đình Diệm, phản đối cuộc chiến tranh phi nghĩa của đế quốc Mỹ tại Việt Nam. Hòa thượng phát nguyện tự thiêu đòi bình đẳng tôn giáo, chống đàn áp Phật giáo và đòi quyền dân sinh, dân chủ, độc lập dân tộc. Hành động cao cả của Hòa thượng đã làm chấn động dư luận trong và ngoài nước, làm dấy lên làn sóng biểu tình phản đối chế độ độc tài Ngô Đình Diệm ở khắp các vùng, miền trong cả nước, và ở cả những quốc gia yêu chuộng hòa bình trên thế giới, trong đó có một bộ phận nhân dân tiến bộ Mỹ.

Cùng với sự kiện tự thiêu của Hòa thượng Thích Quảng Đức là các phong trào đấu tranh của những người công nhân, học sinh, sinh viên, phụ nữ… phật tử với những khẩu hiệu gắn với phong trào cách mạng của Việt Nam, thông qua các cuộc biểu tình, đình công, bãi khóa, rải truyền đơn, biểu ngữ… và trong cuộc đấu tranh ấy, những người con Phật lại tiếp tục dâng hiến cuộc đời mình cho Tổ quốc, tiêu biểu như: sự hy sinh anh dũng của Hòa thượng Hữu Nhem; của nữ sinh Quách Thị Trang bị trúng đạn kẻ thù và trút hơi thở cuối cùng khi cô còn đang ở độ tuổi 15; … và rồi hàng loạt các vụ tự thiêu theo gương Hòa thượng Thích Quảng Đức, như: vụ tự thiêu tập thể của 6 tín đồ Phật giáo vào mùa thu năm 1963; vụ Phật tử Nhất Chi Mai tự thiêu (năm 1967) với mục đích đòi hòa bình, độc lập cho quê hương, đòi cuộc sống an lạc cho nhân dân và yêu cầu chấm dứt sự tham gia của chính quyền Mỹ - Ngụy tại Việt Nam…

Với truyền thống yêu nước, đồng hành cùng dân tộc, Phật giáo Việt Nam không chỉ đấu tranh trực diện với kẻ thù mà Phật giáo Việt Nam còn là hậu phương vững chắc cho cách mạng. Đại bộ phận các ngôi chùa miền Nam là cơ sở của kháng chiến, chở che, bao bọc những người chiến sĩ cộng sản; là nơi cất giấu vũ khí, quân trang, lương thảo; là trạm quân y, là trường học dạy chữ, dạy đạo đức làm người; là cơ sở từ thiện cho đồng bào… tiêu biểu là tổ chức “Mặt trận nhân dân cứu đói” do nhà sư Thích Hiển Pháp làm Chủ tịch, phát động phong trào nhường cơm xẻ áo cho đồng bào thiếu đói. Có thể nói, phong trào đấu tranh của Phật giáo đóng góp một phần không nhỏ trong công cuộc cách mạng đấu tranh giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Sự đóng góp của Phật giáo Việt nam đã được lịch sử dân tộc Việt Nam ghi nhận.

* Công giáo

Công giáo thời pháp thuộc: Cùng sự vận động của ĐCSVN nhiều phong trào yêu nước và tổ chức kháng chiến của người CGVN được thành lập tự nguyện đứng trong hàng ngũ MTVM có những đóng góp quan trọng tập hợp đồng bào công giáo cướp chính quyền tham gia khởi nghĩa.

Trong các tổ chức công giáo cứu quốc trước ngày khởi nghĩa có tổ chức đoàn công giáo cứu quốc việt Nam của Trần Công Chính (1944) hoạt động ở Hà Nội giương cao cờ đỏ lật đổ chính phủ Trần Trọng Kim tổ chức nằm trong MTVM, thu hút rất nhiều người CG tham gia chống Nhật. Ngoài ra phải kể đến tổ chức CG cứu quốc khác ở Hà Tây, Ninh Bình, Thái Bình Nam Định…linh mục Nguyễn Văn Luận đã biến họ đạo Vĩnh Lạc (Hà Tây) thành họ đạo theo cách mạng. ông chỉ huy đánh chiếm huyện Mĩ Đức trong TKNNT8 1945. Một nhóm CG khác đứng ra vũ  trang và tổ chức chiến khu tại Quỳnh Lưu (Ninh Bình) dùng chiến thuật du kích tấn công các đồn bốt Nhật, một nhóm thanh niên CG PhatsDieemj tổ chức kháng chiến dưới danh nghĩa Công giáo cứu quốc.

Ở miền Bắc dưới sự vận động  của MTVM đồng bào CG đã nổi dậy đấu tranh tiêu biểu cuộc đấu tranh  của giáo dân ở các xứ Văn Hải, Tân Khẩu, Cồn Thoi (1945) vùng lên tiến lên về Sở quản lý đòi giảm tô, xóa nợ lãi đòi chia ruộng đất cho giáo dân.

Ở Nam Bộ người CG sớm có truyền thống yêu nước có quan hệ với cách mạng. những năm 40 (XX) vùng CG thuộc các xứ An Đức ,Cái Bè, Kiền Váng, …là những khu căn cứ ở Nam Kì. Trong số những người tù chính trị tại Côn Đảo từ năm 1930 có rất nhiều đồng bào Công giáo Việt Nam.

Linh mục Nguyễn Bá Luật và một số giáo hữu khác thành lập ra tổ chức Việt Nam Quốc Gia Tiến Hành  với mục đích cùng với toàn dân lật đổ phát Nhật giành độc lập cho VN hoạt động trong suốt giai đoạn 1944-1945. Luật sư Thái Văn Lung lãnh đạo Đoàn Thanh Niên Tiền Phong tập hợp nhiều người CG yêu nước đây là tổ chức quan trọng tiến tới sự thành lập Đoàn CG cứu quốc ở  Nam Bộ. Trước ngày cách mạng người CG ở Sài Gòn, nhiều vùng nông thôn  ở Nam Bộ đã hang hái đắp ứng những lời kêu gọi của đồng bào Công Giáo Bắc Bộ trong pt CG cứu quốc.

Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, người Công giáo đã thành lập ra các tổ chức đại diện cho phong trào yêu nước của mình, như ở Nam Bộ có Hội Công giáo kháng chiến Nam Bộ; ở Bắc Bộ có Ủy ban Liên lạc Công giáo khu Ba, Ủy ban Liên lạc Công giáo khu Tả Ngạn...

Năm 1955, khi phong trào Công giáo yêu nước phát triển rộng khắp trên toàn quốc, một tổ chức đại diện chung cho đồng bào Công giáo cả nước trong các hoạt động yêu nước được thành lập, đó là Ủy ban Liên lạc Những người Công giáo Việt Nam yêu Tổ quốc, yêu hòa bình (nay là Ủy ban Đoàn kết Công giáo Việt Nam). Cùng năm đó, Báo Chính Nghĩa ra đời làm cơ quan ngôn luận cho Ủy ban.

Ra đời từ phong trào Công giáo yêu nước, trong hoàn cảnh đất nước đang bị chia cắt, Chính Nghĩa là tờ báo toàn quốc đầu tiên đại diện cho phong trào Công giáo yêu nước Việt Nam.

Trong chặng đường 29 năm, Báo Chính Nghĩa đã thực hiện tốt nhiệm vụ tuyên truyền, phát huy lòng yêu nước trong đồng bào Công giáo, góp phần tích cực vào công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội và đấu tranh thống nhất đất nước.

Phóng viên Báo Chính Nghĩa luôn có mặt tại những tuyến lửa như: Quảng Bình, Vĩnh Linh, Thanh - Nghệ - Tĩnh... để kịp thời phản ánh tinh thần chiến đấu chống Mỹ của quân và dân ta. Nhiều tấm gương người Công giáo dũng cảm trong chiến đấu, sản xuất được Báo phản ánh. Nhiều gương sáng trong đồng bào Công giáo do Báo phát hiện và tôn vinh đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh tặng thưởng huy hiệu của Người.
Trong chống Mỹ cứu nước, hơn 5 vạn thanh niên Công giáo lên đường bảo vệ Tổ quốc, nhiều người trở thành anh hùng lực lượng vũ trang, dũng sĩ diệt Mỹ và biết bao tấm gương hy sinh anh dũng cho sự nghiệp giải phóng dân tộc. Nhiều bà mẹ Công giáo được phong tặng danh hiệu “Mẹ Việt Nam anh hùng”. Đó mãi mãi là những nét son trong lịch sử cứu nước vẻ vang của người Công giáo trong cộng đồng dân tộc Việt Nam.

Đồng bào Công giáo Việt Nam đã có những đóng góp tích cực về sức người, sức của cho các công việc chung của dân tộc, trong kháng chiến cũng như trong hòa bình xây dựng và phát triển đất nước. Chẳng hạn, nhà cải cách Nguyễn Trường Tộ (người Công giáo) đã dâng lên triều đình nhà Nguyễn 58 bản điều trần mong muốn góp phần làm cho đất nước giàu mạnh, đủ sức đánh thực dân Pháp. Không ít linh mục, giáo dân ở giáo phận Vinh đã tham gia phong trào Duy tân của Phan Bội Châu, có người bị thực dân Pháp bắt đày ra Côn Đảo và chết trong ngục tù đế quốc. Có gia đình cả nhà là linh mục, tu sĩ nhưng đều theo kháng chiến như gia đình linh mục liệt sĩ Nguyễn Bá Luật. Cách mạng Tháng Tám thành công tiếp tục thổi bùng lên ngọn lửa yêu nước trong đồng bào Công giáo. Một số cụ giám mục ngay năm 1945 đã gửi thư cho Tòa thánh và Cộng đoàn Công giáo thế giới xin ủng hộ Chính phủ của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Hưởng ứng Lời kêu gọi của Bác trong "Tuần lễ vàng", ngày 6-1-1946, cụ giám mục Hồ Ngọc Cẩn đã hiến dây chuyền vàng cho Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa để giúp cách mạng. Khi thực dân Pháp trở lại xâm lược nước ta, các vị linh mục Hồ Thành Biên, Trần Quang Nghiêm và rất nhiều vị linh mục khác đã tạm ngừng việc đạo để lên chiến khu trực tiếp tham gia kháng chiến... Nhiều nhà thờ của đạo Công giáo cùng những ngôi chùa của đạo Phật, thánh thất của đạo Cao Đài... trở thành những nơi nuôi giấu cán bộ, bộ đội; không ít chức sắc và bà con giáo dân quên mình hy sinh cho sự sống còn của dân tộc.

Nhà nước ta đã ghi nhận công lao to lớn của đồng bào Công giáo đóng góp vào sự nghiệp chung của dân tộc. Ví dụ, đồng bào Công giáo tỉnh Nam Định có tới 6.948 liệt sĩ, 3.050 thương binh trong kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ...; có 23 Bà mẹ Việt Nam anh hùng là người Công giáo và nhiều người được Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang như: Khúc Văn Lượng, Trần Văn Chuông, Phạm Quang Hạnh, Đỗ Văn Chiến, Nguyễn Thị Nho... Giáo dân xứ Vinh Phú, xã Nghĩa Lợi, huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định được Nhà nước tặng danh hiệu đơn vị Anh hùng lực lượng vũ trang. Tỉnh Bến Tre có 21 Bà mẹ Việt Nam anh hùng và 258 liệt sỹ là người Công giáo. Họ đạo Bo na huyện Mỹ Tú, tỉnh Sóc Trăng, có 43 liệt sỹ là người Công giáo... Đất nước độc lập thống nhất, giang sơn thu về một mối, đó lại là điều kiện thuận lợi để đồng bào Công giáo Việt Nam tiếp tục phát huy truyền thống sống "Tốt đời đẹp đạo", đoàn kết và đồng hành cùng dân tộc, kề vai sát cánh cùng toàn dân thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong thời kỳ mới. Truyền thống sống "Tốt đời đẹp đạo", "Đồng hành cùng dân tộc" của người Công giáo còn được thể hiện sâu sắc qua các đường hướng hành đạo tiến bộ, tích cực: "Kính Chúa yêu Nước", "Sống Phúc âm trong lòng dân tộc để phục vụ hạnh phúc của đồng bào" của Giáo hội Công giáo Việt Nam.

* Cao Đài

Trong thời kỳ chống Pháp phái Cao Đài Tiên thiên tham gia tổ chức “Cao Đài cứu quốc 12 phái hợp nhất" để động viên chức sắc, tín đồ tham gia kháng chiến. Năm 1955, Cao Đài Tiên thiên phối hợp với các lực lượng yêu nước trong các phái khác đấu tranh chống Mỹ - Diệm, đòi thi hành hiệp định Genève, chống khủng bố đạo Cao Đài....

Trong thời kỳ 1954 - 1975, do sự đàn áp, khủng bố của Mỹ - ngụy một số chức sắc, chức việc Cao Đài Ban chỉnh đạo chạy về Sài Gòn lập Cao Đài Ban chỉnh đạo Đô thành, số còn ở lại trở thành Cao Đài Ban chỉnh đạo Bến Tre. Nhưng ở Đồng Nai các họ đạo và đa số tín đồ dù ở đô thị hay nông thôn đều thuộc về Cao Đài Ban chỉnh đạo Đô thành. Trong thời kỳ này, mặc dù Mỹ - ngụy tìm mọi cách lôi kéo, thao túng các hệ phái, một số chức sắc Cao Đài Ban chỉnh đạo ngả theo Mỹ - ngụy, nhưng đa số chức sắc, tín đồ Cao Đài Ban chỉnh đạo tiếp tục đóng góp sức người, sức của cho cách mạng.

Trên địa bàn Đồng Nai (bao gồm cả tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu ngày nay) chỉ có 10 họ đạo với 5670 tín đồ, đã có 251 người tham gia kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ cứu nước, có 192 người đã anh dũng hy sinh được công nhận là liệt sĩ. Phái Cao Đài Ban chỉnh đạo ở Đồng Nai rất tự hào về việc các tín đồ phái mình tham gia kháng chiến, trong đó có đại tá Nguyễn Thanh Hồng.

Từ tấm lòng yêu nước, gắn bó với dân tộc của giáo tông Nguyễn Ngọc Tương, đến sự ra đời của tổ chức Cao Đài cứu nước, phái Cao Đài Ban chỉnh đạo đã làm trong sáng đường lối hành đạo của giáo tông vào thực tiễn của đất nước ta. Ngày 8 - 12 - 1954, Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã trao tặng huân chương Kháng chiến hạng nhất cho gia đình giáo tông Nguyễn Ngọc Tương và huân chương Kháng chiến hạng hai cho hội thánh Cao Đài Ban chỉnh đạo.

Phát huy truyền thống yêu nước, đi với dân tộc, từ sau ngày giải phóng đến nay, phái Cao Đài Ban chỉnh đạo ở Đồng Nai không những tích cực tham gia cùng toàn dân xây dựng và bảo vệ Tổ quốc mà còn góp phần quan trọng trong cuộc đấu tranh chống bọn phản động và các phần tử xấu trong các phái Cao Đài để bảo vệ và đưa các phái Cao Đài trở về với dân tộc.

* Đạo Hòa Hảo

Chống Pháp:

Ngày 20/4/1946 tại Bà Quẹo “Mặt trận quốc gia liên hiệp Việt Nam “được thành lập do Huỳnh Phú Sổ làm chủ tịch. Tổ chức này lấy danh nghĩa “Đoàn kết toàn dân chống thực dân pháp”.

Đồng bào Hoà Hảo nhận thức được âm mưu của thực dân Pháp, họ đã đứng về cách mạng tham gia chống Pháp. Nhiều gia đình đã trở thành cơ sở cách mạng, binh lính lực lượng vũ trang quay về với cách mạng ngày càng đông đảo hơn, có một số đơn vị lực lượng vũ trang nuôi chứa cán bộ cách mạng như Đại Đội Giữ ở Phú Hòa, phong trào chống Pháp gđ sau ngày càng tích cực ex: phong trào chống bắt lính, phong trào chống than binh hóa trong hàng ngũ binh lính Phật giáo Hoà Hảo.

Chống Mĩ:

Đồng bào Phật giáo Hoà Hảo đấu tranh đòi lật đổ chế độ Mĩ Diệm,chống quốc sách ấp chiến lược của Mĩ và cơ quan SG (1954-1965), tiêu biểu là ở xã Hội An huyện Chợ Mới. Khi Mĩ tiến hành ấp chiến lược dưới sự lãnh đạo của Đảng ủy An Giang , đồng bào Phật giáo Hoà Hảo nuôi cán bộ cách mạng tham gia các cuộc đấu tranh lực lượng vũ trang chống phá ấp chiến lược, diệt ác, phá kền, lập xã chiến đấu. Đòi thi hành hiệp định Giơnevơ 1954 về VN. Rồi trong những năm 60,70 pt đánh giặc cứu nước cứu dạo của tín đồ hòa hảo pt mạnh. Trong chiến dịch HCM 4/1975 tín đồ Hoà Hảo có đóng góp quan trọng trong việc giải phóng quê hương đất nước.

0