24/05/2018, 17:28

Thụ thể tế bào T

Tế bào T có khả năng nhận diện KN thông qua thụ thể bề mặt, viết tắt là TCR (T-cell receptor). Sự nhận diện này mang tính đặc hiệu cao. Chẳng hạn tế bào Tc có thể phân biệt được mỗi loại virut khi chúng xâm nhập vào cơ thể. TCR có ...

Tế bào T có khả năng nhận diện KN thông qua thụ thể bề mặt, viết tắt là TCR (T-cell receptor). Sự nhận diện này mang tính đặc hiệu cao. Chẳng hạn tế bào Tc có thể phân biệt được mỗi loại virut khi chúng xâm nhập vào cơ thể.

TCR có cấu tạo gần giống KT, gồm hai chuỗi peptit: α và β, gắn với nhau bởi cầu nối disulfua. TCR cũng có hai vùng: vùng biến đổi nằm ở phía đầu amin của mỗi chuỗi tạo nên vị trí kết hợp KN. Vùng cố định nằm phía đầu cacboxyl và cắm sâu vào màng sinh chất của tế bào T.

Các gen của thụ thể tế bào T: Các gen mã hóa cho các chuỗi α và β của TCR rất giống với các gen mã hóa KT. Vùng biến đổi của TCR được mã hóa bởi các gen V và MHC-I đối với chuỗi α và các gen V, D, MHC-I đối với chuỗi β. Hầu hết khả năng biến đổi được tập trung tại các điển nối giữa V-J và V-D-J, tạo thành những vùng chứa vị trí liên kết với KN lúc KN này đang nằm trên rãnh của MHC. Do vậy sự đa dạng của TCR cũng được thực hiện theo cùng một cơ chế như cơ chế tạo ra sự đa dạng của thụ thể tế bào B và KT. Tuy nhiên có một số điểm khác là vùng cố định của TCR không có các biến dị idiotyp, không tồn tại ở dạng tiết và không có vùng xuyên màng.

So sánh cấu trúc của TCR với KT - (Theo Brock Biology of Microorganism, Prentice Hall 9 th edition)

0