Nếu không có mục đích, anh không làm được gì cả. Anh cũng không làm được cái gì vĩ đại nếu như mục đích tầm thường
Nếu không có mục đích, anh không làm được gì cả. Anh cũng không làm được cái gì vĩ đại nếu như mục đích tầm thường Đề Bài: (Đi-đơ-rô). Em hiểu câu nói trên như thế nào? Câu nói đã gợi cho em những suy nghĩ gì về quan điểm sống của bản thân hiện nay? MB: – Trong xã hội, bên cạnh ...
Nếu không có mục đích, anh không làm được gì cả. Anh cũng không làm được cái gì vĩ đại nếu như mục đích tầm thường
Đề Bài: (Đi-đơ-rô).
Em hiểu câu nói trên như thế nào? Câu nói đã gợi cho em những suy nghĩ gì về quan điểm sống của bản thân hiện nay?
MB:
– Trong xã hội, bên cạnh những người thành đạt còn có những người luôn thất bại trong mọi hành động, công việc.
– Thành đạt hay thất bại đều do nhiều yếu tố tạo nên, trong đó có mục đích. Nhà văn Pháp Đi-đơ-rô đã nhận xét: “”.
TB:
1. Giải thích ý nghĩa câu nói.
+ Mục đích là gì?
– Mục đích là yêu cầu đặt ra trước khi thực hiện một công việc nào đó. Nói cách khác, mục đích là cái mà ta cần phấn đấu đạt được trong quá trình thực hiện công việc.
+ Tại sao con người làm việc có mục đích?
– Vì loài người khác hẳn loài thú ở chỗ loài người có trí tuệ nên thường đặt ra yêu cầu cụ thể trước mỗi việc làm hay còn gọi là mục đích hành động, còn loài vật sống và hoạt động theo bản năng tự nhiên. Loài người biết dùng lí trí để phân biệt đúng sai, nên hay không nên khi hành động. Hành động thiếu mục đích thường không đạt kết quả.
– Mục đích mở ra phương hướng, dẫn dắt hành động của con người.
– Sống không mục đích, con người sẽ trở nên vô dụng, cuộc đời mất hết ý nghĩa.
+ Có những loại mục đích nào?
– Có nhiều loại mục đích: lớn, nhỏ, tốt, xấu, cao thượng, tầm thường,..
2. Khẳng định câu nói của Đi-đơ-rô hoàn toàn đúng.
– Mục đích cao thượng, tốt đẹp là động lực thúc đẩy con người không ngừng vươn lên trong cuộc sống và khi cần, sẵn sàng hi sinh cả bản thân mình vì mục đích, lí tưởng.
– Sống có mục đích chân chính, con người sẽ trở nên hữu ích cho gia đình, xã hội. Có mục đích, có lí tưởng tốt đẹp, con người sẽ giàu ý chí, nghị lực, sẽ đạt được những ước mơ cao đẹp.
3. Suy nghĩ bản thân.
– Ngay từ tuổi học sinh, chúng ta phải xác định cho mình một mục đích, lí tưởng sống cao đẹp. Mình vì mọi người, mọi người vì mình.
– Trước mắt, xác định động cơ, mục đích học tập cho đúng đắn. Học để nắm kiến thức vững vàng, làm chủ khoa học kĩ thuật, làm chủ cuộc đời mình, đóng góp được nhiều hơn, tốt hơn cho đất nước, dân tộc.
KB:
Câu nói của Đi-đơ-rô muốn đề cập tới mục đích của mọi công việc, hoạt động của con người. Mỗi con người cần phải có mục đích sống. Mục đích sống tốt đẹp là nguồn động viên con người phấn đấu để đạt kết quả tốt đẹp hơn, sống hữu ích hơn trong xã hội.