15/01/2018, 12:33

Thời gian giáo viên đi học nâng cao có tính vào thâm niên không?

Thời gian giáo viên đi học nâng cao có tính vào thâm niên không? Thời gian nhà giáo đi học được tính hưởng phụ cấp thâm niên Quy định về cách tính thâm niên đối với giáo viên Điều kiện hưởng phụ cấp ...

Thời gian giáo viên đi học nâng cao có tính vào thâm niên không?

Quy định về cách tính thâm niên đối với giáo viên

Điều kiện hưởng phụ cấp thâm niên cho giáo viên? Thời gian được cử đi học nâng cao chuyên môn có được tính làm thời gian thâm niên của giáo viên? Để giải đáp được những thắc mắc này, VnDoc.com mời bạn tham khảo bài viết dưới đây.

Hỏi:

Năm 1978 tôi là giáo viên ở Trường CNKT Lâm nghiệp. Năm 1984 - 1987, cơ quan cử tôi đi học tại Trường Đại học Lâm nghiệp. Học xong, tôi tiếp tục về lại trường cũ làm công tác giảng dạy cho đến nay. Vậy trong thời gian đi học nâng cao về chuyên môn, nghiệp vụ (3 năm) tôi có được tính thâm niên giáo dục không? Quy định thế nào? Thâm niên giáo viên của tôi là 37 năm hay 34 năm. Tôi xin cảm ơn!

Thời gian giáo viên đi học nâng cao có tính vào thâm niên

Trả lời:

Theo Nghị định số 54/2011/NĐ-CP về chế độ phụ cấp thâm niên đối với nhà giáo, thời gian dùng để tính hưởng và thời gian không tính hưởng phụ cấp thâm niên được quy định tại Điều 2 như sau:

Điều 2. Điều kiện, thời gian tính hưởng và thời gian không tính hưởng phụ cấp thâm niên

1. Điều kiện được tính hưởng phụ cấp thâm niên

Nhà giáo có thời gian giảng dạy, giáo dục đủ 5 năm (60 tháng) thì được tính hưởng phụ cấp thâm niên.

2. Thời gian tính hưởng phụ cấp thâm niên

a) Thời gian giảng dạy, giáo dục trong các cơ sở giáo dục;

b) Thời gian hưởng phụ cấp thâm niên ở các ngành nghề khác được cộng dồn với thời gian quy định tại điểm a khoản này để tính hưởng phụ cấp thâm niên.

3. Thời gian không tính hưởng phụ cấp thâm niên

a) Thời gian tập sự, thử việc hoặc thời gian hợp đồng làm việc lần đầu;

b) Thời gian nghỉ việc riêng không hưởng lương liên tục từ 01 tháng trở lên;

c) Thời gian nghỉ ốm đau, thai sản vượt quá thời hạn theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội;

d) Thời gian bị tạm đình chỉ công tác hoặc bị tạm giữ, tạm giam để phục vụ cho công tác điều tra, truy tố, xét xử.

Bên cạnh đó, Điều 2 Khoản 1 Thông tư liên tịch số 68/2011/TTLT-BGDĐT-BNV- BTC-BLĐTBXH hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 54/2011/NĐ-CP cũng quy định:

1. Thời gian tính hưởng phụ cấp thâm niên được xác định bằng tổng các thời gian sau:

a) Thời gian giảng dạy, giáo dục có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc trong các cơ sở giáo dục công lập;

b) Thời gian giảng dạy, giáo dục có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc trong các cơ sở giáo dục ngoài công lập (đối với nhà giáo đang giảng dạy, giáo dục trong các cơ sở giáo dục công lập mà trước đây đã giảng dạy, giáo dục ở các cơ sở giáo dục ngoài công lập);

c) Thời gian làm việc được tính hưởng phụ cấp thâm niên ở các ngành, nghề khác, gồm: thời gian làm việc được xếp lương theo một trong các ngạch hoặc chức danh của các chuyên ngành hải quan, tòa án, kiểm sát, kiểm toán, thanh tra, thi hành án dân sự, kiểm lâm, kiểm tra Đảng và thời gian làm việc được tính hưởng phụ cấp thâm niên trong quân đội, công an và cơ yếu (nếu có);

d) Thời gian đi nghĩa vụ quân sự theo luật định mà trước khi đi nghĩa vụ quân sự đang được tính hưởng phụ cấp thâm niên nghề;

đ) Thời gian quy định tại các điểm a, b khoản này không bao gồm thời gian quy định tại khoản 3 Điều 2 Nghị định số 54/2011/NĐ-CP.

Như vậy, có thể thấy thời gian bạn được cử đi học nâng cao chuyên môn sẽ không được tính vào thâm niên giáo dục của bạn. Thông thường, trong thời gian này, giáo viên vẫn sẽ được hưởng phụ cấp và lương như bình thường và nếu được, bạn có thể thỏa thuận với trường về việc công nhân thời gian bạn đi học nâng cao chuyên môn vẫn thuộc thời gian giảng dạy trên lớp của bạn, từ đó có thể tính thời gian học 3 năm này vào thâm niên giáo dục.

0