Thiếu hay thừa acid dịch vị cũng hại như nhau
Tuy nhiên, thiếu hụt acid dịch vị cũng gây nhiều nguy hiểm cho sức khỏe, triệu chứng đôi khi lại rất giống thừa acid dịch vị nhưng ít được nhắc đến. Từ đó, bệnh nhân cứ ám ảnh “bị viêm dạ dày là hiển nhiên thừa acid”, dẫn đến điều trị không đúng, dùng nhiều thuốc giảm tiết dịch vị ...
Tuy nhiên, thiếu hụt acid dịch vị cũng gây nhiều nguy hiểm cho sức khỏe, triệu chứng đôi khi lại rất giống thừa acid dịch vị nhưng ít được nhắc đến.
Từ đó, bệnh nhân cứ ám ảnh “bị viêm dạ dày là hiển nhiên thừa acid”, dẫn đến điều trị không đúng, dùng nhiều thuốc giảm tiết dịch vị hoặc kiêng khem quá mức trong ăn uống làm tình trạng càng nặng.
1. Hậu quả của thiếu hụt acid dịch vị:
* Ung thư dạ dày
* Gãy xương hông: liệu pháp dùng chất ức chế bơm proton lâu dài, đặc biệt là ở liều cao, làm tăng nguy cơ gãy xương hông. Tỉ lệ tử vong trong năm đầu tiên sau khi gãy xương hông là 20%.
* Phát triển quá mức của vi khuẩn: ít nhận thấy trên lâm sàng. Đây là nguyên nhân phổ biến nhất của chứng kém hấp thu và tăng bệnh suất do thiếu hụt vi chất dinh dưỡng, đặc biệt ở người trung niên. Triệu chứng lâm sàng thường thấy ở các bệnh nhân này như: tiêu chảy mãn tính, phân mỡ, thiếu máu hồng cầu to, giảm cân, bệnh đường ruột do mất protein.
2. Những nguyên nhân liên quan đến tình trạng thiếu acid dịch vị:
– Hen phế quản, đái tháo đường, loãng xương, viêm khớp, viêm gan, chàm, khô da, vẩy nến, herpes, cường hoặc nhược giáp, bệnh lý tự miễn như lupus ban đỏ, nhược cơ…
– Ngoài ra, ngay chính viêm dạ dày thường thiếu hơn là thừa acid dịch vị, trong khi đó loét tá tràng thường là thừa acid dịch vị. Thay đổi tình trạng viêm mãn tính liên quan đến nhiễm trùng Helicobacter pylori trong dạ dày cũng có thể gây ra những thay đổi tế bào thành gây giảm tiết acid HCl.
– Phẫu thuật cắt dạ dày.
– Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra suy giảm tiết acid liên quan đến người lớn tuổi. Theo một báo cáo của Segal và cộng sự khảo sát trên 1.590 bệnh nhân, tỉ lệ mắc của chứng thiếu dịch vị (achlorhydria) là 19% trong khoảng 50 tuổi và 69% trong khoảng 80 tuổi.
3. Dấu hiệu và triệu chứng:
* Giảm độ acid có thể gây ra các triệu chứng tương tự như bệnh trào ngược dạ dày (GERD) như nóng, rát, đầy bụng sau bữa ăn.
* Hơn nữa, nồng độ acid trong dạ dày thấp liên quan đến sự phát triển quá mức của vi khuẩn, mà có biểu hiện triệu chứng như: tiêu chảy hoặc kém hấp thu các chất dinh dưỡng hoặc vitamin, dễ bị nhiễm ký sinh trùng, dị ứng thức ăn tăng hơn. Đôi khi là táo bón, đi cầu cảm giác không hết phân.
* Acid dạ dày thấp có thể dẫn đến sự thiếu hụt dinh dưỡng thông qua kém hấp thu các chất điện giải cơ bản (Mg, Zn…) và vitamin (bao gồm cả vitamin C, vitamin K và nhóm vitamin B) dẫn đến các bệnh lý như thiếu máu hồng cầu to, thiếu máu ác tính, các vấn đề thần kinh cơ lành tính đến các bệnh đe dọa tính mạng.
* Các tình trạng khác như hơi thở có mùi hôi, ngứa hậu môn, móng dễ gãy, giảm vị giác, giảm cảm giác thèm ăn, mụn…