Thiết lập web site và kết nối database
Việc định nghĩa site tương tự trong Dreamweaver 4.0, giả sử ta tiến hành khai báo các thông số như hình dưới. Trong đó: - Site name: tên của web site (Project) - Local Root Folder: địa chỉ lưu trữ web site trên máy local ...
Việc định nghĩa site tương tự trong Dreamweaver 4.0, giả sử ta tiến hành khai báo các thông số như hình dưới. Trong đó:
- Site name: tên của web site (Project)
- Local Root Folder: địa chỉ lưu trữ web site trên máy local (D:Internetpubwwwrootproject (có thể lưu ở bất cứ thư mục nào tuỳ ý).
- Default Images Folder: thư mục chứa ảnh của trang (nếu có)
- HTTP Address: Địa chỉ của web site trên máy local, sẽ khai báo ở phần “Testing Server”.
Ta phải chọn chế độ làm việc đối với server, ở đây ta chọn là ASP JavaScript
- Mở panel “Application”: Trong web site “Project”, từ Laucher bar (hoặc từ menu Windows) chọn “Database”, xuất hiện panel “Application” như hình a.
- Click chuột vào “testing server” để mở hộp thoại “Site Definition for Project” xuất hiện như hình dưới.
- Điền các thông số như hình trên. Trong đó:
- Server Model: chọn công nghệ server (ASP JavaScript)
- Access: giao thức giao tiếp với server (Local / Network).
- Testing Server Folder: thư mục chứa web site.
- URL Prefix: Địa chỉ của web site trên máy local, giả sử chúng ta đặt cho web site một alias là “myproject” (hoặc là tên của thư mục hiện hành: project), thì địa chỉ sẽ là: http://localhost/myproject (xem phần tạo alias cho web site ở mục publish web site lên PWS)
- Chọn OK để kết thúc→ ta được hình 10b.
Trong project này ta dùng cơ chế kết nối ODBC connection string.
Có 2 hình thức kết nối:
Cách 1. Kết nối dùng DSN
- Tạo kết nối DSN vào Database
- Trong Dreamweaver MX, tạo kết nối giữa ứng dụng với kết nối DSN.
→ Khi sao chép Site đến một máy khác thì phải định nghĩa lại DSN tương ứng thì chương trình mới thi hành.
Cách 2. Kết nối do người dùng viết code.
- Trong Dreamweaver MX, tạo kết nối giữa ứng dụng với Database do người dùng viết code. Có 2 dạng → Đường dẫn tuyệt đối và đường dẫn tương đối
→ Nên dùng đường dẫn tương đối → để sao chép và thi hành Web Site trên các máy khác nhau được dễ dàng.
Kết nối DSN vào Database
- Kích Start → Settings → Addministrative Tools → Data Sources, hộp thoại ODBC Data Source Administrator xuất hiện như hình dưới.
- Click vào nút lệnh “Add”, xuất hiện hộp thoại như hình dưới.
- Chọn driver là “Microsoft Access Driver” như hình trên, sau đó bấm “Finish”, một hộp thoại sẽ xuất hiện như hình dưới đây. Tiến hành điền Data Source Name, sau đó click vào nút “Select” để chọn Database (Giả sử ta đang lưu ở thư mục D:InterpubwwwrootProject), sau cùng click vào nút lệnh “OK”→ quay lại hộp thoại như hình trước nhưng có thêm data source “MyDatabase” vừa tạo. Click vào nút “OK” để hoàn tất.
- Trong site Project, vào panel Application.
- Chọn tab Database, nhấn chuột vào dấu + và chọn “Data Source Name (DSN)”, một hộp thoại “Data Source Name” xuất hiện. Điền các thông số vào như hình dưới.
- Bấm “Test” để kiểm tra sự kết nối, nếu thành công sẽ xuất hiện thông báo “Connection was made successfully”.
- Sau khi kết nối thành công, cửa sổ Application sẽ thay đổi như sau:
Kết nối ứng dụng với Database do người dùng viết code.
- Trong panel Application, nhấn chuột vào dấu + và chọn “Custom Connection String”, một hộp thoại “Custom Connection String” xuất hiện. Điền các thông số vào như hình dưới.
Trong đó:
- Connection name: tên của kết nối vào Database
- Connection String: dòng lệnh tạo kết nối vào Database:
* Dang đường dẫn tuyệt đối: "Driver={Microsoft Access Driver (*.mdb)}; DBQ=D:InetpubwwwrootProjectData_Project.mdb"
* Dang đường dẫn tương đối: "Driver={Microsoft Access Driver (*.mdb)}; DBQ=”+Server.MapPath(“Data_Project.mdb”)
- Bấm “Test” để kiểm tra sự kết nối, nếu thành công sẽ xuất hiện thông báo “Connection was made successfully”. Hoặc đối với hình thức đường dẫn tương đối, thì sẽ có thể có câu sau “The simple Recordset Dialog box, can not be open….” Nhưng vẫ tiếp tục làm tíếp.
- Sau khi kết nối thành công, cửa sổ Application sẽ thay đổi như sau
- Sau này nếu muốn hiệu chỉnh chỉ cần Double click chuột vào “MyConnect” thì một hộp thoại tương ứng xuất hiện để hiệu chỉnh. → Tương tự cho các trường hợp hiệu chỉnh khác.
- Kích Start → Settings → Taskbar & Start Menu… → Advanced. Trong mục “Menu Start Setting” kiểm tra xem checkbox “Display Addministrative Tools” đã được chọn chưa, nếu chưa thì đánh dấu chọn.
- Kích Start → Programs → Addministrative Tools → Personal Web Server → hiển thị hộp thoại như hình dưới.
- Chọn vào tab Advanced → click vào nút Add, một hộp thoại Add Directory sẽ hiện ra. Chọn các thông số như hình 21, trong đó Directory là thư mục đang chứa trang web; alias là một thư mục ảo (Vitual Directory) của trang web, alias này sẽ được dùng để truy xuất trang web sau này. (chú ý các thuộc tính: write, execute…)
Ở hình trên, trong textbox “Default Documents” gõ vào tên trang chủ của web site (ví dụ trang chủ là Index.htm). Khi truy cập vào web site này, trang Index.htm sẽ tự động được tải ra đầu tiên.
- Mở trình duyệt IE
- Tại hộp address gõ vào dòng địa chỉ: http://localhost/myproject, trang web vừa tạo sẽ xuất hiện.
Trang chủ(index.htm)