24/05/2018, 16:27

Thị trường Trung Quốc và các nhân tố ảnh hưởng tới việc xuất khẩu thủy sản sang thị trườngTrung Quốc

Đặc đIểm về kinh tế Trung quốc đang hòan thiện hệ thống thể chế kInh tế thị trường xã hội chủ nghĩa. Trung quốc là một nước lớn có nhIều khu vực hành chính có những đặc điểm rất khác nhau về tiềm năng và nhu cầu, mỗi khu ...

Đặc đIểm về kinh tế

Trung quốc đang hòan thiện hệ thống thể chế kInh tế thị trường xã hội chủ nghĩa. Trung quốc là một nước lớn có nhIều khu vực hành chính có những đặc điểm rất khác nhau về tiềm năng và nhu cầu, mỗi khu vực có thế mạnh riêng. Trung quốc là là thành viên của WTO và nhiều tổ chức quốc tế.

Trung Quốc ưu tiên phát triển các đặc khu kinh tế và sau này các đặc khu kinh tế được phát triển thành những trung tâm thương mại lớn, các cơ sở gia công xuất khẩu tiên tiến, những khu sinh hoạt có chất lượng cao với đầy đủ tiện nghi phục vụ, những trung tâm thông tin quốc tế lớn.

Trung Quốc tiến hành mở cửa các của khẩu kinh tế.Trung Quốc rất chú trọng đến việc phát triển các hoạt động biên mậu. Chính phủ Trung Quốc tiến hành đổi mới bộ máy tổ chức ngoại thương ngày càng gọn nhẹ, giảm bớt rườm rà trong thủ tục hành chính, giúp cho hoạt động xuất khẩu thuận lợi. Tiến hành đưa quyền tự chủ kinh doanh xuống địa phương và thực hiện chế độ khoán ngoại thương.

Tiến hành cải cách thể chế kế hoạch ngoại thương từ chế độ hai chiều sang chế độ một chiều là chính. Chính phủ thực hiện chế độ buông lỏng quan hệ tài vụ ngoại thương, tách rời sự bó buộc tài chính giữa trung ương với địa phương. Trung Quốc thực hiện chế độ phân phối lại lợi nhuận ngoại thương với biện pháp khóan rộng, đưa mức khoán thu ngoại tệ xuất khẩu cho toàn bộ doanh nghiệp ngọai thương các cấp, các loại hình nộp lợi nhuận và ngoại tệ theo hệ số cơ bản, đồng thời khóan doanh số cho các xí nghiệp.

Đặc điểm về chính trị

Trung Quốc là nước đi theo thể chế kinh tế xã hội chủ nghĩa. Thực hiện lí thuyết 3 nhân tố: Lí luận chủ nghĩa Mác – Lê nin, Tư tưởng Mao Trạch Đông, đường lối Đặng Tiểu Bình. Trung Quốc thực hiện chủ chương đa phương hóa, đa dạng hóa các mối quan hệ kinh tế đối gnoại và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế. Tham gia vào rất nhiều các tổ chức kinh tế – chính trị trên thế giới, ngày càng mở rộng và khẳng định vai tò của một nước đông dân nhất trên thế giới.

Đặc điểm và luật pháp

Trung Quốc sử dụng công cụ về thuế, chính sách trợ cấp xuất khẩu, hỗ trợ về tài chính, chính sách tỷ giá hối đoái, hỗ trợ xúc tiến thương mại. Đối với công cụ thuế, Trung Quốc áp dụng như là một ông cụ để bảo hộ sản xuất trong nước.

Đặc điểm về văn hóa con người

Người tiêu dùng Trung Quốc ưa những sản phẩm nhạp ngoại có công nghệ cao, mặc dù người Trung Quốc rất coi trọng hàng xuất trong nước. Hàng nhập khẩu vẫn được ưa thích hơn và họ vẫn chọn mua hàng nhập khẩu nếu có khả năng, nhất là những mặt hàng có công nghệ cao.

Nhu cầu của thị trường Trung Quốc khá đa dạng và được xem là thị trường khá dễ tính do các tầng lớp dân cư khác nhau, có thu nhập khác nhau. Đây là thị trường đặc trưng bởi sự tồn tại của các loại hàng hóa có quy cách và chất lượng khác nhau xa đến mức mà gIá cả chênh lệch nhau hàng chục thậm chí hàng trăm lần.

Các doanh nhân Trung Quốc thì thích làm “ biên mậu ” vì theo hình thức này họ được hòan thuế giá trị gia tăng tới 50%.

Tình hình khai thác và nuôi trồng thủy sản Trung Quốc

Sau khi cải cách mở của trong vòng 20 năm, từ 1979 – 1999 giá trị sản xuất của ngành hải sản trung quốcbình quân mỗi năm tăng 22,25%. Năm 1979 giá trị sản xuất của ngành hải sản chỉ chiếm 0,7% GDP nhưng đến năm 1999 đã tăng lên đến 2,4% bao gồm cả hải sản đánh bắt và nuôi trồng. Tổng sản lượng hải sản của Trung Quốc năm 1999 là hơn 40 triệu tấn- đứng đầu thế giới.

Nằm ở khu vực Đông Nam á, với hơn 18.000 km tiếp giáp với biển thái bình dương và hơn 500 hòn đảo lớn nhỏ: Trung Quốc là nước có tiềm năng phát triển thủy sản hiện đại nhất nhì thế giới. Bên cạnh đó lại là một nước đông dân nhất thế giới, Trung Quốc không thể không lấy phát triển thủy sản làm chỗ dựa cho hàng tỷ con người. Trong vòng 10 năm qua nhờ đầu tư có trọng điểm – Trung Quốc đã chiếm gần 30% tổng sản lượng khai thác và nuôi trồng thủy sản toàn cầu. Trở thành nước nuôi trồng thủy sản lớn nhất thế giới.

Hơn nữa trong chiến lược phát triển nghề cá của mình Trung Quốc đã khẳng định chiến lược phát triển “ đi ra bên ngoài ”. Trung Quốc đã ký nhiều hiệp định hợp tác về nghề cá với các nước. Chẳng hạn theo hệp định nghề cá đã ký với Myamar nước này cho phep tàu đánh cá của Trung Quốc vào khai thác trong vùng biển của Myamar. Phương châm của Trung Quốc là: Lúc đầu họ đóng góp cho đối tác, giúp đỡ đối tác rồivề sau thực hiện hai bên cùng có lợi. Họ cho rằng mục tiêu của ngành thủy sản Trung Quốc là không những phải bảo vệ và sử dụng hợp lí tài nguyên mà phải còn thông qua sự hợp tác bình đẳng cùng có lợi, mở ra việc sử dụng tài nguyên nghề cá của các nước khác và công hải.

Sản lượng thủy sản Trung Quốc giai đoạn 1990 – 2000.

( ĐVT : 1000 tấn )

Nguồn: FAO, Report, FAO Rome 7/ 2002.
Năm Sản lượng
Trong đó
Khai thác Nuôi trồng
1990 14.602 6.650 7.952
1991 19.620 7.360 12.260
1992 19.625 8.310 11.315
1993 24.261 9.280 14.981
1994 27.957 10.860 17.097
1995 32.567 12.550 20.017
1996 36.377 14.170 22.207
1997 39.739 15.710 24.029
1998 44.301 17.230 27.071
1999 47.284 17.240 30.044
2000 41.520 16.980 24.540

Để bảo vệ nguồn lợi hải sản Trung Quốc đã thực hiện theo kế hoạch là mức tăng trưởng sản lương khai thác bằng 0. Mặc dù là quốc gia khai thác hải sản số 1 thế giới nhưng nước này đã không tăng sản lượng từ năm 2000.

ở Trung Quốc chính phủ thi hành lệnh cấm khai thác hải sản tại khu vực biển Đông mặc dù khu vực này là ngư trường khai thác hải sản rất quan trọng của Trung Quốc, tập trung ở các tỉnh Quảng Đông, Quảng Tây và Hải Nam, sản lượng khai thác hàng năm chiếm 1/3 sản lượng khai thác toàn quốc. Để bảo vệ nguồn lợi hải sản Chính Phủ nước này còn tiến hành ngưng khai thác ở từng vùng biển vào từng thời gian thích hợp trong năm.

Tình hình chế biến xuất khẩu thủy sản Trung Quốc

Trung Quốc đang nổi lên như thị trường thủy sản lớn nhất châu á, vừa nhập để tiêu thụ trong nước, vừa để tái xuất. Tuy phát triển thủy sản nhanh chóng nhưng Trung Quốc vẫn chưa đảm bảo được nhu cầu về cá mà vẫn phải nhập khẩu vì dân đông và mức tiêu dùng bình quân cao hơn so với thế giới. Năm 1999 Trung Quốc nhập khẩu 1,35 triệu tấn thủy sản và xu hướng nhập khẩu thủy sản Trung Quốc vẫn tiêp tục gia tăng. Để cân đối Trung Quốc rất quan tâm đến vIệc phát trIển xuất khẩu thủy sản.

Nhưng chất lượng hải sản Trung Quốc thì lại có vấn đề ( lượng vi sinh vật hoặc lượng thuốc kháng sinh vượt mức qui định ) nên khi xuất khẩu thường bị nước ngoài từ chối nhận hàng. Một số xí nghiệp chế biến hải sản tuy đã được cấp giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn HACCP ( Hazard Analysic and Critical Control Pint ) nhưng sản phẩm xuất khẩu của họ vẫn không phù hợp với yêu cầu của nước nhập khẩu bởi vì tiêu chuẩn nhập khẩu hải sản của những nước đó ( Nhật bản, Hàn Quốc, Mỹ, EU ) đều tương đối cao.

Theo các chuyên gia nguyên nhân chủ yếu của tình trạng này là do môi trường nuôi bắt hải sản. Cụ thể là nước bẩn sinh hoạt ở các thành phố, nước bẩn công nghiệp đã làm cho các vùng nước cận hải bị ô nhiễm. Qua xét nghiệm người ta phát hiện trong nước biển ở những vùng cận hải Trung Quốc thường có chất đạm vô cơ và phốt phát hoạt tính. Hơn nữa trong nước biển ở vùng vịnh và vùng cận hải Trung Quốc còn nhiều sinh vật có hại. Ngoài ra trong quá trình nuôi hải sản thức ăn dùng cho tôm, cá chất bẩn do tôm, cá bài tiết ra, các loại thuốc hóa học cũng làm cho các vùng nước nuôi hải sản bị ô nhiễm. Theo đánh gIá sơ bộ, mỗi tuần động vật nhuyễn thể thường thải ra 6 – 8 tấn chất bẩn.

ở nhiều nơi tại Trung Quốc, các hộ nuôi cá lồng, vì muốn tranh thủ sử dụng nhiều mặt nước, đã bố trí lồng cá dày đặc và số lượng cá nuôi trong lồng cũng nhiều, khiến cho mặt nước bị ô nhiễm nghiêm trọng, chất lượng nước kém. Khi một lồng cá có bệnh thì rất dễ truyền sang lồng khác. Việc nuôi thủy sản trong lồng với mật độ cao, cũng làm cho sự lưu thông dòng chảy ở những vùng nước nuôi thủy sản bị ảnh hưởng khiến cho môi trường nuôi trồng hải sản càng bị ô nhiễm, tuần hoàn năng lượng bị cản trở, tốc độ sinh trưởng của hải sản chậm và hải sản sinh bệnh.

Việc đánh bắt hải sản quá mức cũng là nguyên nhân ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế biển vì nó làm thay đổi cơ cấu chủng loại hải sản, phá hoại hệ thống sinh thái, số lượng sinh vật không thuộc đối tượng đánh bắt tăng nhanh.

Tình hình xuất nhập khẩu thủy sản Trung Quốc

Theo tài liệu của FAO, từ năm 1995 đến năm 1997 nhu cầu thế giới về thủy sản tăng 14 triệu tấn, nhưng từ năm 1997 sản lượng đánh bắt hải sản không tăng nữa. Trong tương lai, biển là nguồn cung cấp thực phảm chủ yếu cho nhân loại và ngành nuôi hải sản là ngành quan trọng. Toàn cầu hóa kinh tế thế giới và tự do hóa thương mại là xu thế tất yếu của quá trình phát triển kinh tế thế giới. Sau khi gia nhập WTO Trung Quốc phải thực hiện những quy định của tổ chức này đồng thời tham gia xây dung những quy tắc mới về mua bán thủy sản quốc tế, phát huy hơn nữa vai trò tích cực của mình trong việc phát triển kinh tế thế giới. Rồi đây những tranh chấp về thương mại liên quan đến các quy tắc của WTO và tiêu chuẩn về phương pháp chế biến và sản xuất PPM, sẽ càng thêm gay gắt. Tháng 7/1997 EU căn cứ vào báo cáo của tổ chức y tế thế giới quyết định cấm nhập khẩu cá quạt của Trung Quốc. Sản lượng cáquạt của Trung quốc chiếm 80% tăng sản lượng cá quạt của thế giới. Việc làm này của EU đã gây thiệt hại cho cho các nhà nhập khẩu và tiêu dùng châu âu. Mặc dù những lí do mà EU đưa ra chưa xác đáng, nhưng lúc đó Trung quốc chưa ra nhập WTO nên vấn đề đã không được giải quyết một cách đúng đắn. Qua nhiều lần bàn bạc mãi đến năm 1999, EU mới cử đoàn điều tra sang Trung Quốc và sau đó mới khôi phục việc nhập khẩu lại cá quạt từ Trung Quốc. Điều đó chứng tỏ, mặc dù tiêu chuẩn PPM chưa thật hợp lí, nhưng nó đã được các nước phát triển thừa nhận nên Trung Quốc vẫn phải coi trọng.

Xuất nhập khẩu Trung Quốc giai đoạn 1995 – 2000.

Xuất khẩu Nhập khẩu
Năm Sản lư­ợng ( Triệu tấn ) Giá trị ( Tỷ USD) Sản lư­ợng ( triệu tấn ) Giá trị ( Tỷ USD )
1995 0,739 0,329 1,340 0,96
1996 0,802 0,305 1,387 1,20
1997 0,922 0,314 1,513 1,21
1998 1,003 2,810 1,141 1,02
1999 1,348 3,140 1,309 1,29
2000 1,534 3,830 2,520 1,85

Nguồn: Song Shuyi – Chủ tịch Kingdom. Group – Hội thảo quốc tế về thủy sản.

Sau khi ra nhập WTO, Trung quốc sẽ không còn bị phân biệt đối xử, những rào cản hành chính mà một số nước dung lên trong quan hệ thương mại với Trung Quốc sẽ bị dỡ bỏ, chi phí trong việc mua bán thủy sản sẽ giảm bớt. Trung quốc sẽ có điều kiện nhập khẩu kỹ thuật nuôi, bắt và chế biến thủy sản tiên tiến của nước ngoài, nâng cao năng suất lao động trong ngành thủy sản, tăng cường năng lực cạnh tranh.

Nhu cầu, thị hiếu tiêu dùng thủy sản Trung Quốc

VớI 1,3 tỷ dân, có nhu cầu đa dạng về các mặt hàng thủy sản như tôm ,cá tươi sống, vi bóng cá, bào ngư, trai ngọc, hải sâm, bông thùa, mực khô. Đặc biệt là cá ướp muối được tiêu thụ rất mạnh ở các tỉnh giáp biên giới.

Trung Quốc có nhu cầu nhập khẩu lớn vì thị trường này vừa nhập để tiêu dùng trong nước, vừa nhập để tái xuất. Các thành phố lớn có nhu cầu nhập khẩu nhiều tôm hùm, tôm sú, cá ngừ, mực… đi theo chính sách nhập để tái xuất Trung Quốc có nhu cầu nhập nhiều nguyên liệu thô.

Quy chế quản lý xuất nhập khẩu thủy sản Trung Quốc

Trung Quốc mới đây đã đưa ra một loạt các quy định mới, áp dụng từ 30/6 về ghi nhãn, bao gói và chứng nhận về kiểm kê hàng hóa, kiểm dịch ( Nhãn phải ghi rõ tên thông thường, phương thức khai thác, hàng nhập khẩu sẽ bị trả lại hoặc tiêu hủy nếu không trùng khớp với giấy chứng nhận ) gây nhiều khó khăn đối với việc xuất khẩu hàng thủy sản của ta nhất là với hàng tiểu ngạch.

Theo hiệp định khung đã ký kết về khu vực mậu dịch tự do Asean – Trung quốc từ 1/7/2003 nước này sẽ hạ mức thuế nhập khẩu các mặt hàng thủy sản thuộc chương 3. Đối vời hàng thủy sản xuất khẩu của Việt Nam vào Trung Quốc, Trung Quốc sẽ thực hiện việc cắt giảm thuế quan khoảng 25% so với trước đây.

Những nhân tố thuận lợi

- Về đặc điểm thị trường Trung quốc: Trung quốc là một thị trường lớn, dân số chiếm 1/5 dân số thế giới. Đây là một thị trường đầy tiềm năng cho xuất khẩu thủy sản Việt nam. Kinh tế Trung quốc đang trên đà tăng trưởng mạnh. Nhu cầu về thủy sản của Trung Quốc tăng cao với chất lượng từ thấp lên đến cao. Theo dõi mấy năm gần đây các nhà quan sát thị trường cho thấy trong bữa ăn của người Trung quốc đang nghiêng về tiêu dùng hải sản, mức tiêu dùng bình quân đầu người năm 1998 là 18 kg, năm 2000 là 23 kg, năm 2001 lên khoảng 25- 30 kg. Đây chính là một cánh cửa mở rộng cho thủy sản Việt nam thâm nhập dễ hơn vào thị trường Trung quốc. Tầng lớp giàu đòi hỏi hải sản phải có “chất lượng cao” bởi họ sính hàng nhập khẩu hơn hàng sản xuất trong nước. Còn lại đa số người dân trung quốc có thu nhập trung bình lại chỉ cần hàng thủy sản ở mức bình dân, hòan toàn không khắt khe về chất lượng sản phẩm, họ thích ăn hàng khô muối. Đặc biệt là vài tỉnh giáp biên giới có mặt hàng cá ướp muối có hương vị đặc biệt mà chỉ có người trung quốc ưa dùng.

Nắm bắt được nhu cầu ấy, nhanh chóng sản xuất những mặt hàng thích ứng cho tong đối tượng tiêu dùng thâm nhập sâu hơn nữa thị trường Trung quốc, do vậy mà giá trị hàng thủy sản Việt Nam vào Trung quốc trong những năm gần đây luôn đạt mức tăng năm sau cao hơn năm trước.

- Về vị trí địa lí: Việt Nam là nước có chung biên giới với Trung quốc nên có quan hệ buôn bán từ lâu đời, việc nắm bắt và hIểu đặc tính và nhu cầu của người Trung quốc trở nên dễ dàng hơn. VIệt nam có thể vận chuyển thủy sản cả đường bộ và đường biển với thời gian và quãng đường ngắn.

Việt nam có nhiều cửa khẩu kinh tế với trung quốc như : Tân thanh ( Lạng sơn ), Móng cái ( Quảng ninh )… mà đặc biệt đối với ngành thủy sản thì cửa khẩu Móng cái là một cửa khẩu quan trọng: thứ nhất đây là một của khẩu mà hàng hóa lưu chuyển với tốc độ lớn, thứ hai Quảng ninh là một tỉnh có tiềm năng thủy sản đứng thứ hai trong vùng đồng bằng Sông Hồng. Sản lượng thủy sản của vùng đạt được 25.000 – 30.000 tấn/ năm, trong đó 80% từ khai thác. Quảng ninh là một thị trường thủy sản sôi động, thủy sản khai thác được tập trung để xuất khẩu, cả chính ngạch, tiểu ngạch và lậu qua biên giới, hàng năm thu về 38 – 40 triệu USD. Điều thuận lợi nữa là khi giao lưu buôn bán nếu một nước có cảng biển thì chi phí thấp hơn so với những nước không có cảng biển- Việt nam lại có cảng Hải phòng gần Trung Quốc.

- Về quan hệ kinh tế: Tháng 11/2002 các nước Asean và Trung Quốc đã ký kết với nhau hiệp định khung về hợp tác kinh tế toàn diện giữa Asean – Trung quốc vào năm 2010 theo đó “ Chương trình thu hoạch sớm ” đã được ký kết. Theo tiến trình này kể từ ngày 1/1/2004 Việt nam và Trung quốc sẽ cắt giảm thuế nhập khẩu với lộ trình cắt giảm kéo dài dần dần đến năm 2008. Hầu hết các mặt hàng tham gia vào chương trình này là các mặt hàng nông sản, rau quả, thủy sản. Từ năm 2002 hàng hóa xuất khẩu từ Việt nam vào Trung Quốc sẽ được hưởng ưu đãi cụ thể thuế suất trung bình giảm 25% so với trước đây. Tháng 3/2002 phía Trung quốc đã chính thức thông báo cho Bộ Thương Mại Việt Nam về việc Trung Quốc cho hưởng ưu đãi tối huệ quốc ( MFN ) đối với thuế suất hàng nhập khẩu vào Trung quốc theo chuẩn mực của tổ chức thương mại thế giới ( WTO ).

Những nhân tố bất lợi

Về phía Trung Quốc:

Đứng trước chất lượng thủy sản của mình còn kém nên Trung Quốc cần có một thời gian quá độ. Mấy năm nay bộ nông nghiệp Trung Quốc đã có những quy định về bảo vệ tài nguyên thủy sản, nhưng chưa có hệ thống pháp luật hoàn chỉnh về xuất nhập khẩu thủy sản.

Trong vòng 5 năm ( 2001- 2005 ) nhu cầu tiêu dùng thủy sản của Trung Quốc có thể vượt EU nhưng chỉ đứng sau Mỹ và Nhật. Đây là những cơ hội lớn cho ngành thủy sản nước ta. Tuy nhiên cũng phải thấy thị trường này không phải là không có những trở ngại. Theo các doanh nghiệp Việt Nam cho biết trở ngại lớn nhất trong việc giao thương với Trung Quốc hiện nay là đàm phán, buôn bán. Người Trung Quốc có thói quen mặc cả rất nhiều do vậy “ giá chót ” thực tế mới là giá khởi điểm để đàm phán, điều này đòi hỏi các chuyên viên đàm phán của ta phải rất nhẫn nại, phải xác định được đối tác có phải là người quyết định cuối cùng không.

Trung Quốc quản ngoại tệ rất chặt nên số lượng các công ty Việt Nam được phép thanh toán bằng USD rất hạn chế và hầu hết là Trung Quốc chưa thực hiện phổ biến theo thông lệ quốc tế bằng L/ C. Xét về mức độ an toàn trong thương mại thì việc thanh toán theo đường biển có nhiều rủi ro. Hơn nữa mức thuế đánh vào mặt hàng hải sản nhập khẩu thường cao hơn thị trường Mỹ, Nhật và các nước châu á khác.

Trở ngại là vậy nhưng không phải là không có các cách để vượt qua. Vấn đề là nghiên cứu kỹ các đối tác, hiểu biết cặn kẽ môi trường kinh doanh tìm phương thức ứng xử hợp lí sẽ giành thắng lợi. Việc chiếm lĩnh thị trường Trung Quốc phải tốn nhiều công sức, thời gian để tìm các đối tác đáng tin cậy cho doanh nghiệp, nên doanh nghiệp thủy sản Việt Nam đang có nhIều nỗ lực trong việc tiếp cận, lựa chọn những công ty, tập đoàn lớn có đủ uy tín và năng lực thương mại để thiết lập quan hệ mua bán lâu dài.

Về phía Việt Nam:

Đối với chúng ta trở ngại lớn nhất là thủ tục hải quan tại các khu vực cửa khẩu. Cho đến nay chúng ta vẫn còn lấn cấn về quy chế và chính sách, không thông thoáng linh hoạt như phía Trung Quốc. Trung Quốc không quan tâm đế chính ngạch và tiểu ngạch, miễn có lợi là làm. Họ sãn sàng đưa cơ chế vào chỗ khó khăn, ví dụ hàng hóa qua cửa khẩu Bắc Luân chịu thế 100% thì qua bằng đường sông chỉ 50%.

Mặc dù QĐ 53 dù có tạo cơ chế thông thoáng nhưng lại không có văn bản hướng dẫn, nên hàng nào sang được Trung Quốc thì sang có khi còn bị giam giữ bất chợt. Việc thông quan của ta còn nhiều hạn chế, trong khi Trung Quốc xuất hàng đi bất kể chỗ nào đi được. Chính sách thuế của ta còn lủng củng do điều hành, nên có lúc phía Trung Quốc ép gIá do hàng bị ứ, khiến cho phía doanh nghiệp Việt Nam tự phá giá của nhau.

0