23/02/2018, 07:29

Thi cuối kì 2 lớp 10 môn Văn có đáp án – THPT Đoàn Thượng

Phần I. Đọc – hiểu (3,0 điểm) Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi bên dưới: … Thu ăn măng trúc, đông ăn giá, Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao. Rượu, đến cội cây, ta sẽ uống, Nhìn xem phú quý tựa chiêm bao. Câu 1. Đoạn trích thuộc văn bản nào? Do ai sáng tác? ...


Phần I. Đọc – hiểu (3,0 điểm)

Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi bên dưới:

… Thu ăn măng trúc, đông ăn giá,
Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao.
Rượu, đến cội cây, ta sẽ uống,
Nhìn xem phú quý tựa chiêm bao.

Câu 1. Đoạn trích thuộc văn bản nào? Do ai sáng tác? (0,5 điểm)

Câu 2. Xác định phong cách ngôn ngữ của đoạn trích. (0,5 điểm)

Câu 3. Tìm phép điệp được sử dụng trong đoạn trích và phân tích tác dụng của chúng? (1,0 điểm)

Câu 4. Chỉ ra phép đối được sử dụng trong đoạn trích và phân tích tác dụng của chúng? (1,0 điểm)

Phần II. Làm văn (7,0 điểm)

Tâm trạng người chinh phụ qua đoạn thơ:

Dạo hiên vắng thầm gieo từng bước,
Ngồi rèm thưa rủ thác đòi phen.
Ngoài rèm thước chẳng mách tin,
Trong rèm, dường đã có đèn biết chăng?
Đèn có biết dường bằng chẳng biết,
Lòng thiếp riêng bi thiết mà thôi.
Buồn rầu nói chẳng nên lời,
Hoa đèn kia với bóng người khá thương.

(Chinh phụ ngâm, Đặng Trần Côn – bản dịch Đoàn Thị Điểm).


Thí sinh không được sử dụng tài liệu

Đáp án đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 10

Phần I. Đọc hiểu (3,0 điểm).

Câu 1. Đoạn trích thuộc văn bản Nhàn. Do Nguyễn Bỉnh Khiêm sáng tác.

– Điểm 0,5: Trả lời đúng như trên.

– Điểm 0,25: Trả lời đúng 1 trong 2 ý trên.

– Điểm 0: Trả lời sai hoặc không trả lời.

Câu 2. Phong cách ngôn ngữ: nghệ thuật (hoặc: văn chương).

– Điểm 0,5: Trả lời đúng 1 trong 2 cách như trên.

– Điểm 0: Trả lời sai hoặc không trả lời.

Câu 3.

* Phép điệp: điệp từ ăn, tắm; điệp câu 1 và câu 2 (Thu ăn măng trúc, đông ăn giá/ Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao).

– Điểm 0,5: Trả lời đúng như trên.

– Điểm 0,25: Chỉ trả lời được điệp từ hoặc điệp câu.

– Điểm 0: Trả lời sai hoặc không trả lời.

* Tác dụng: Tô đậm cuộc sống, sinh hoạt đạm bạc mà thanh cao, hoà hợp với tự nhiên trong cái thú ‘nhàn” của Nguyễn Bỉnh Khiêm.

Điểm 0,5: Trả lời đúng như trên, hoặc diễn đạt theo cách khác nhưng hợp lí.

Điểm 0,25: Trả lời được 1 trong các ý trên; trả lời chung chung, chưa thật rõ ý.

Điểm 0: Trả lời không hợp lí hoặc không trả lời.

Câu 4.

* Phép đối: Câu 1 và câu 2: thu/xuân; đông/hạ; ăn/tắm; trúc/sen; giá/ao.

– Điểm 0,5: Trả lời đúng như trên.

– Điểm 0,25: Chỉ trả lời đối câu 1 với câu 2 (hoặc chỉ trả lời đối các từ như đã nêu).

– Điểm 0: Trả lời sai hoặc không trả lời.

* Tác dụng: Gợi sự phong phú, mùa nào thức ấy trong đời sống sinh hoạt của tác giả. Đồng thời, phép đối còn tác dụng tạo âm hưởng, nhịp điệu cho lời thơ.

– Điểm 0,5: Trả lời đúng như trên, hoặc diễn đạt theo cách khác nhưng hợp lí.

– Điểm 0,25: Trả lời được 1 trong 2 ý trên; trả lời chung chung, chưa thật rõ ý.

– Điểm 0: Trả lời sai hoặc không trả lời.

Phần II. Làm văn (7,0 điểm)

* Yêu cầu chung: Học sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng về dạng bài nghị luận văn học để tạo lập văn bản. Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng; văn viết có cảm xúc, thể hiện khả năng cảm thụ văn học tốt; diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.

Hướng dẫn ôn tập:

1. Nêu hoàn cảnh sáng tác “Chinh Phụ Ngâm”

0