[Vĩnh Phúc] Đề Kiểm tra học kì 1 môn Sinh 10: Đặc tính nào của nước là quan trọng nhất? Trình bày vai trò…
Các em cùng tham khảo đề thi cuối học kì 1 môn Sinh học lớp 10 của Sở GD&ĐT Vĩnh Phúc năm 2016: So sánh sự khác nhau giữa ti thể và lục lạp về cấu trúc và chức năng. I. PHẦN TRẮC NGHIỆM 1: Nhóm sinh vật nào dưới đây thuộc giới Nguyên sinh? A. Nấm rơm, nấm nhầy, động ...
Các em cùng tham khảo đề thi cuối học kì 1 môn Sinh học lớp 10 của Sở GD&ĐT Vĩnh Phúc năm 2016: So sánh sự khác nhau giữa ti thể và lục lạp về cấu trúc và chức năng.
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM
1: Nhóm sinh vật nào dưới đây thuộc giới Nguyên sinh?
A. Nấm rơm, nấm nhầy, động vật nguyên sinh.
B.Vi khuẩn, nấm men, động vật nguyên sinh.
C.Tảo, nấm nhầy, động vật nguyên sinh.
D.Tảo, nấm men, động vật có dây sống.
2: Nhóm các nguyên tố hóa học gồm các nguyên tố vi lượng là
A. F, Cu, Fe, Mn, Zn.
B.C, H, Fe, Zn, Mo
C.Ca, P, Zn, Mo, Cu.
D.Fe, Mn, Mo, Ca, Zn.
3: Vào mùa lạnh hanh, khô, người ta thường bôi kem (sáp) chống nứt da vì
A. sáp giúp dự trữ năng lượng.
B.sáp chống thoát hơi nước qua da.
C.sáp bổ sung nhiều vitamin cho da.
D.sáp giúp da thoát hơi nước nhanh.
4: Cần ăn nhiều nguồn thực phẩm chứa prôtêin khác nhau nhằm mục đích
A. tích lũy năng lượng.
B.tăng khả năng tiêu hóa thức ăn.
C.kích thích tính ngon miệng.
D.cung cấp đầy đủ thành phần các axit amin.
5: Một gen có 2346 liên kết hiđrô, hiệu số giữa nuclêôtit loại A với một loại nuclêôtit khác của gen bằng 20% tổng số nuclêôtit của gen đó. Tổng số nuclêôtit của gen là
A. 1800.
B.1200.
C.2400.
D.2040.
6: Một gen có chiều dài 5100A0, có tỉ lệ A/G=2/3. Mạch đơn thứ nhất của gen có số nuclêôtit loại A bằng 250, mạch đơn thứ 2 có số nuclêôtit loại G bằng 400.
Trong các phát biểu sau có bao nhiêu phát biểu đúng khi nói về gen trên?
(1) Khối lượng phân tử của gen là 9×105 đvC.
(2) Số liên kết phôtphođieste của gen bằng 2998.
(3) Số liên kết hiđrô của gen là 3900.
(4) Số lượng nuclêôtit mỗi loại trên mạch 1 của gen là: A = 250; T = 350; G = 500; X = 400.
A. 1.
B.3.
C.2.
D.4.
7: Nếu loại bỏ thành tếbào của các loại vi khuẩn có hình dạng khác nhau, sau đó cho các tbào này vào dung dịch có nồng độ các chất tan bằng nồng độ các chất tan có trong tếbào thì tất cả các tếbào đều có dạng hình cầu. Thí nghiệm này chứng minh thành tế bào có vai trò
A. trao đổi chất giữa tế-bào với môi trường.
B.ngăn cách giữa bên trong và bên ngoài tế-bào.
C.giữ cho tế-bào có hình dạng ổn định.
D.bảo vệ tế-bào.
8: Nhân của tế.bào sinh dưỡng của tế.bào thuộc loài ếch A được cấy vào trứng đã làm mất nhân của loài ếch
B.Ếch con sinh ra mang đặc điểm
A. của loài B do sử dụng tế.bào của loài B để nuôi cấy.
B.của loài A do tế.bào tạo ra có nhân chứa vật chất di truyền loài A.
C.chủ yếu của loài B do tế.bào tạo ra có tếbào chất chứa vật chất di truyền loài B.
D.của loài A hoặc B tùy thuộc vào thành phần khối lượng của loài nào nhiều hơn.
II. PHẦN TỰ LUẬN
9: Đặc tính nào của nước là quan trọng nhất? Trình bày vai trò của nước đối với tế bào và cơ thể.
10: Các hợp chất hữu cơ tinh bột, mỡ, prôtêin, ADN được cấu tạo từ những đơn phân nào? Hãy cho biết tên gọi liên kết hóa học giữa các đơn phân đó.
11: Một gen dài 4080A0 và có 3120 liên kết hiđrô; trên mạch một của gen có A1=270, %G1= 18%.
a) Tính số nuclêôtit loại Ađênin và Guanin của gen A.
b) Tính số nuclêôtit loại Ađênin và Guanin trên mạch 2 của gen.
12: So sánh sự khác nhau giữa ti thể và lục lạp về cấu trúc và chức năng.
ĐÁP ÁN ĐỀ THI HỌC KÌ 1 MÔN SINH
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM
Câu | Câu 1 | Câu 2 | Câu 3 | Câu 4 | Câu 5 | Câu 6 | Câu 7 | Câu 8 |
Đáp án | C | A | B | D | D | D | C | B |
II. PHẦN TỰ LUẬN
9: – Tính chất quan trọng nhất của nước là tính phân cực…
– Vai trò của nước:
+ Nước là thành phần cơ bản của tếbào và cơ thể sinh vật, thiếu nước cơ thể sẽ không sống được
+ Nước là dung môi hoà tan các chất và là môi trường của các phản ứng sinh hoá trong tếbào
+ Nước có vai trò điều hoà nhiệt độ tếbào và cơ thể
10: Tinh bột cấu tạo từ đơn phân là glucôzơ, mỡ cấu tạo từ glixêrol và axit béo
– Prôtêin cấu tạo từ đơn phân là axit amin, ADN cấu tạo từ đơn phân là nuclêôtit
– Các glucôzơ liên kết với nhau nhờ liên kết α-glicozit tạo thành tinh bột, glixêrol liên kết với axit béo nhờ liên kết este tạo thành mỡ
– Các axit amin liên kết với nhau nhờ liên kết peptit tạo thànỉtpôtêin, các nuclêôtit liên kết với nhau nhờ liên kếạuhôtphođieste tạo thành ADN
Lưu ý: Học sinh có thể kẻ bảng. Nếu ghi đủ thông tin vẫn cho điểm tối đa.
11: a. Ta có N=2L/3,4=2400 =2A+2G (1)
H=2A+3G=3120 (2). Từ (1), (2) => A = T = 480; G = X = 720
b. Ta có A2=A-A1=480-270=210
G1=18%.1200=216; G2=G-G1=720-216=504
12: – Màng trong gấp khúc tạo thành các mào, trong khi ở lục lạp màng trong nhẵn
– Trên màng trong ti thể có hệ enzim hoạt động trong chuỗi hô hấp, tổng hợp ATP cho tế-bào. Trong khi đó, trên màng tilacoit chứa chứa hệ sắc tố và enzim hoạt động trong pha sáng quang hợp
– Ti thể có ở hầu hết tế-bào nhân thực, dinh dưỡng bằng hình thức dị dưỡng. Trong khi lục lạp chỉ có ở tếbào thực vật, dinh dưỡng bằng hình thức tự dưỡng
– Ti thể là bào quan diễn ra quá trình hô hấp tế-bào. Trong khi lục lạp là bào quan diễn ra quá trình quang hợp