Thay đổi giá
Không có sản phẩm nào có giá không đổi trong suốt vòng đời sản phẩm. Do đó đôi khi bạn phải thay đổi mức giá. Nhưng trước khi làm điều đó thì phải đánh giá tác động của sự thay đổi giá tới lợi nhuận. Nên xem xét cả các ảnh hưởng của sự thay ...
Không có sản phẩm nào có giá không đổi trong suốt vòng đời sản phẩm. Do đó đôi khi bạn phải thay đổi mức giá. Nhưng trước khi làm điều đó thì phải đánh giá tác động của sự thay đổi giá tới lợi nhuận. Nên xem xét cả các ảnh hưởng của sự thay đổi giá tới doanh số cũng như lợi nhuận cận biên.
Khi tăng giá, tổng lợi nhuận vẫn có thể tăng mặc dù số lượng sản phẩm bán ra giảm. Khi quyết định tăng giá, bạn phải có một lý do hợp lý để giải thích với khách hàng tại sao bạn tăng giá. Lý do chính đáng cho sự tăng giá có thể là mang lại nhiều lợi ích hơn cho khách hàng, ví dụ có sự cải tiến chất lượng dịch vụ khách hàng hoặc tăng thời gian bảo hành.
Bạn cũng có thể xem xét cách thức để tăng giá ngầm. Ví dụ, có thể giới thiệu các sản phẩm hoặc dịch vụ mới, giá cao với nhiều tính năng hơn hoặc giảm tính năng trong khi giữ nguyên giá. Tuy nhiên, tăng giá ngầm có thể dẫn tới nguy cơ phản ứng bất lợi từ khách hàng nếu họ nhận ra bạn đã thực sự tăng giá mà họ không biết.
Bạn không bao giờ nên thực hiện việc giảm giá nhẹ. Giá thấp thường bị đánh đồng với chất lượng dịch vụ suy giảm, có thể hủy hoại hình ảnh của công ty.
Nên tập trung vào tăng lợi nhuận hơn là giảm giá để tăng doanh số. Nói chung các khách hàng mua hàng hóa hoặc dịch vụ vì lợi ích mà sản phẩm/dịch vụ của bạn mang lại cho họ với mức giá phù hợp chứ không phải chỉ vì giá cả.